6 thg 10, 2023

Khu di tích Gò Tháp – Di tích quốc gia đặc biệt ở Đồng Tháp

Khu di tích Gò Tháp là khu di tích cấp quốc gia đã được công nhận từ năm 1998, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa-lịch sử của dân tộc và nhân loại. Nơi đây hiện còn quần thể di tích của Vương quốc Phù Nam cách đây hơn 1.500 năm; có di tích 2 thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cùng nhiều tầng văn hóa dân gian. Du lịch Đồng Tháp, đến đây tìm về nguồn cội, du khách sẽ có những trải nghiệm lý thú, từ đó thêm trân trọng những đóng góp của các bậc tiền nhân đi mở cõi.

Cổng vào di tích Gò Tháp

Vùng hồ Phú Ninh xưa

Hồi ức của một số cư dân ở vùng lòng hồ Phú Ninh cho biết bối cảnh địa lý, văn hóa của vùng đất mà giờ đây là công trình thủy lợi đem lại bao lợi ích cho nông nghiệp nam Quảng Nam (trong 40 năm qua). Do chưa có điều kiện tìm hiểu tường tận việc và người, bài viết này chỉ dừng lại những nét phác họa vào khoảng thời gian trước Cách mạng Tháng Tám 1945, theo lời kể của những bậc cao niên từng sống ở các địa phương được đề cập trong bài viết này.

Hồ Phú Ninh. Ảnh: PHƯƠNG THẢO

5 thg 10, 2023

Nhớ con hến Cẩm Nam

Tha hương vào miền Nam lập nghiệp, tôi mang theo bao ký ức ngọt ngào của Hội An yêu dấu, trong đó có từng con hến nhỏ Cẩm Nam. 

Món ngon từ hến Cẩm Nam cứ theo tôi đến tận phương Nam.

Tháng 9, tụi nhỏ bắt đầu tựu trường, nên sáng sớm tôi dậy sớm nấu cơm. Miền Nam đang ở thời điểm giao mùa mưa - nắng, lại ảnh hưởng bão nên buổi sáng mưa lâm thâm, hạt nặng hạt nhẹ rơi xuống cây chuối ngoài khung cửa sổ bên hè. Trong dòng suy nghĩ sáng nay nấu gì cho con ăn sáng đến trường, tôi nhớ tô cơm hến Cẩm Nam nóng ngày xưa quá!

Xã hội hiện đại khiến khoảng cách địa lý giữa quê và nhà gần lại, tôi có thể thấy ba, thấy má mỗi ngày qua cái điện thoại thông minh. Nhưng khổ nỗi, món hến thì không thể thỏa mãn qua cái nhìn, mà phải ăn và cảm nhận. Hến Cẩm Nam có thể được cấp đông, gửi vào phương Nam dễ ẹc, nhưng mỗi lần ăn, khó lắm tôi mới tìm được cái cảm giác của ngày xưa.

Canh chíp chíp

Chíp chíp là món ăn dân dã, dễ nấu nhưng để lại nhiều dư vị cho người thưởng thức, nhất là những ai đi xa thương hoài về bàn tay chế biến của bà, của mẹ... 

Chíp chíp được sơ chế trước khi nấu canh.

Mẹ nấu canh chíp chíp nước canh ngon, ngọt đến không ngờ. Đó là hương vị rất khó tả với chút mặn mòi của biển khơi, lại thêm sự hỗ trợ của rau muống càng làm tăng thêm vị đậm đà khó tả.

Sản phẩm du lịch độc đáo từ hạt cát Đồi Hồng

Nắng vàng trải rộng trên đồi cát Mũi Né, Lan đi trước, Hải - cậu con trai tám tuổi đếm từng dấu chân của mẹ in trên cát rồi bước theo chậm rãi. Khi khoảng cách giữa hai mẹ con xa dần thì dấu chân của mẹ không thấy nữa. Bỗng Hải la to: “Mẹ ơi, sao con không thấy dấu chân của mẹ nữa!”. Lan biết những hạt cát bay đã phủ kín dấu chân mình nên bảo: “Con phải theo sát mẹ mới có dấu chân…”.

Vẽ tranh cát

4 thg 10, 2023

Ngang qua miền ngõ đá

Có một miền quê ở lưng chừng vùng sơn cước, nơi có những ngõ đá, hàng rào đá, giếng đá, thậm chí là cả những ngôi nhà cổ bằng đá hằng trăm tuổi đã tạo nên một nếp làng yên bình mà độc đáo. Vùng quê xinh đẹp đó là làng Lộc Yên (xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam).

Làng Lộc Yên với nét đẹp cổ kính, bình dị. Ảnh: D.L

Nghề gõ sầu riêng ở Tây Nguyên

Người thợ leo trèo vắt vẻo trên những cây sầu riêng sai trĩu quả, một tay đỡ quả, tay kia cầm con dao nhỏ gõ cán dao vào lớp da gai góc. Chỉ bằng những động tác đơn giản như vậy, người thợ gõ sầu có thể đoán được tuổi và chất lượng của quả sầu riêng. Mùa sầu riêng Đắk Lắk năm nay được mùa, được giá, thợ gõ sầu cũng có nguồn thu nhập khá.

Thợ gõ sầu cầm con dao nhỏ gõ cán vào quả để xác định tuổi quả sầu riêng

Lễ Nghinh Ông độc đáo ở biển Cần Giờ

Hàng nghìn người dân tham gia lễ Nghinh Ông trên biển và đón đoàn Nghinh về lăng Ông Thủy Tướng tại Cần Giờ, TP.HCM, chiều 30/9.

Lễ Nghinh Ông trên biển và đón đoàn Nghinh về lăng Ông Thủy Tướng diễn ra chiều 30/9. Đây là hoạt động gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng cá Ông nhằm cầu nguyện sự bình an khi ra biển và ước mong một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Chợ nổi trăm năm nhìn từ trên cao

Dù không còn xôm tụ như xưa, nhưng chợ nổi ở miền Tây vẫn còn khá đông đúc, là nét độc đáo riêng của vùng miền mà mỗi khi nhìn thấy, người ta nhận ra ngay...

Những phiên chợ nổi được hình thành như một thói quen di chuyển trên sông nước của người dân ĐBSCL, từ Ngã Năm, Ngã Bảy xuôi dọc sông Tiền qua sông Hậu rồi chảy dài tận miệt thứ Cà Mau, các phiên chợ nổi sầm uất giúp giao thương từ nông thôn ra thành thị. Những sản vật đặc trưng của vùng đất chín rồng màu mỡ cứ lênh đênh theo ghe, vỏ lãi hay những chiếc xuồng ba lá mà xuôi theo con nước lớn ròng qua từng kênh, rạch để đến với mọi người.

Một số chợ trên sông nổi tiếng ở miền Tây được biết đến nhiều như: chợ nổi Ngã Năm ở Sóc Trăng, chợ nổi Ngã Bảy ở Hậu Giang, chợ nổi Cái Bè ở Tiền Giang, chợ nổi Long Xuyên ở An Giang, chợ nổi Cái Răng và chợ nổi Phong Điền ở Cần Thơ. Trong đó, chợ nổi Cái Răng đông đúc hơn cả...

Bình minh trên chợ nổi Cái Răng. BÙI VĂN HẢI

3 thg 10, 2023

Chiêm ngưỡng những hiện vật của nền văn hóa Óc Eo

Đến huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang du khách đừng bỏ lỡ cơ hội khi tham quan, khám phá nhà trưng bày văn hóa Óc Eo. Nơi đây trưng bày hàng trăm hiện vật có niên đại từ thế kỷ I đến thế kỷ VII.

Nhà trưng bày văn hóa Óc Eo nằm tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.