13 thg 6, 2023

Truyện cổ M'nông: Sự tích bon Ktah

Từ xa xưa, trong bon Bu Prâng có một già làng có đám lúa sát bờ sình ở đầu bon. Ở cạnh gần đó, ông đã dựng một cái chòi canh nhỏ để trông coi rẫy. Đến mùa lúa trổ, ông sai con gái mình ra ngoài chòi đuổi chim vì chim ăn lúa nhiều quá. Cô nghe lời cha mang theo khung dệt thổ cẩm để vừa đuổi chim, vừa dệt vải. Ở chòi, cô thường hát, hát rất hay, giọng hát trong như dòng suối đầu bon.


Ngày nào cũng như vậy, cô đuổi chim, dệt vải và tiếng hát của cô cứ ngân nga hòa nhịp theo dòng suối. Cô không biết rằng, có một chàng trai, con của Thần Bùn Lầy nơi này đã nghe giọng hát hay của cô mà đang lần tìm đến. Chàng đứng cạnh một gốc cây to ở gần đó lắng nghe từng lời ca, tiếng hát của cô. Hôm nào chàng cũng đến đó để nghe hát. Rồi một hôm, chàng đi thẳng vào chòi gặp mặt cô gái và xin làm quen. Tuy mới biết nhau ban đầu mà cả hai người như cảm thấy thân thiết với nhau từ lâu, họ không thể xa rời nhau được. Ngày nào họ cũng hẹn gặp nhau trên chòi rẫy nhỏ bé. Tiếng hát, tiếng suối như nhịp cầu nối liền bến bờ tình yêu và hạnh phúc của chàng và nàng mà lũ chim rừng nơi đây đã cất tiếng hát ca ngợi. Cứ mỗi lần cô gái đến chòi, cô chỉ gõ ba tiếng vào khung cửi thì tức khắc chàng trai hiện lên từ dưới sình lầy, bước lên trò chuyện với cô. Hai người đã quen mắt ưng bụng với nhau, không rời nhau một ngày nào.

Nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na

Kon Tum không chỉ hấp dẫn bởi cảnh quan thiên nhiên đẹp mà còn để lại nhiều ấn tượng với những nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc. Trong đó, có thể kể đến các sản phẩm dệt thổ cẩm độc đáo của người Ba Na.

Bà Đậu Ngọc Hoài Thu - Trưởng phòng Quản lý văn hóa và Gia đình (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết: Thời gian qua, với sự vào cuộc của các cấp, ngành, sự nỗ lực của cộng đồng người Ba Na trên địa bàn, nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na đã dần phục hồi và phát triển, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có giá trị kinh tế. Đặc biệt, niềm vui ấy còn được “nhân đôi” khi vừa qua, nghề dệt thủ công truyền thống dân tộc Ba Na của tỉnh tại các huyện Đăk Hà, Sa Thầy, Kon Rẫy và thành phố Kon Tum được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là sự khẳng định thương hiệu của các sản phẩm dệt thổ cẩm, giúp cộng đồng dân tộc Ba Na trên địa bàn tỉnh có thêm động lực để tiếp tục gắn bó với nghề.

Khuyến khích người Ba Na sử dụng các vật liệu tự nhiên để làm nên các sản phẩm thổ cẩm truyền thống. Ảnh: H.T

Ngũ hành sơn trên đảo tiền tiêu

Qua những trang thơ xưa cho thấy, tại đảo Lý Sơn cũng có ngũ hành sơn với nhiều cảnh đẹp hiếm có.

Địa danh Ngũ Hành Sơn không chỉ có ở Đà Nẵng mà còn xuất hiện tại Lý Sơn. Đảo Lý Sơn được hình thành từ hoạt động của núi lửa cách đây khoảng 25-30 triệu năm. Sự phun trào và quá trình nguội tắt của núi lửa cùng những tác động của thiên nhiên hàng triệu năm ấy đã tạo nên nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú trên đảo. Lý Sơn có đảo Lớn, còn gọi Cù Lao Ré, do trước đây có nhiều cây ré mọc hoang thành rừng; đảo Bé nằm về phía tây bắc, còn gọi là Cù lao Bờ Bãi; và hòn Mù Cu về phía đông nam, là bãi đá chỉ có cây mù cu.

Miệng núi lửa Thới Lới trên đảo Lý Sơn. ẢNH: BÙI THANH TRUNG

Cá ngừ nướng lá chuối

Chiều tàn. Cá nướng tỏa hương thơm lan trong gió. Người quen đang đi trên đường dừng chân ngó vào bếp: "Nướng cá ngừ hả?". Thật là! Mùi thơm quyến rũ chẳng giấu được ai.

Chiều cuối tuần. Trên đường làng lanh lảnh tiếng rao: "Ai mua cá ngừ không?". Những phụ nữ chân quê xúm quanh người bán cá nơi ngã ba đường. Vợ tôi chọn mua con cá ngừ khá to, tươi rói. Cá ngừ làm sạch, cắt từng lát và rửa qua nước rồi vớt ra rổ để ráo. Loại cá này có nhiều cách chế biến, kho, chiên, nướng đều ngon. Nhưng sẽ thiếu sót nếu chưa thưởng thức món cá ngừ nướng lá chuối thơm lừng. Cách làm món này rất đơn giản.

Cá ngừ nướng lá chuối. Ảnh: T.Thy

Về Tân An thưởng thức món ốc

Vào mỗi buổi chiều, bãi biển Tân An, ở xã Nghĩa An (TP.Quảng Ngãi) có gần chục chị em đội nón lá, mang theo những thau ốc gạo, ốc ruốc, ốc dừa, ốc hương... đầy ăm ắp ra bãi biển để bán. Người dân địa phương và du khách đến đây thường ngồi trên cát, uống nước mía, nước dừa rồi lể ốc, ngắm biển trời lộng gió.

Bãi biển Tân An không có nhiều hàng quán chuyên bán hải sản như ở một số bãi biển trong tỉnh, nhưng lại là nơi bán nhiều món ăn nhẹ, dân dã như bánh tráng mắm ruốc, trứng nướng, bánh xèo, bắp nướng và ốc. Đi từ đầu đến cuối bãi tắm, kéo dài chừng 500 m, mùi thơm của các món ăn lan tỏa.

Chiều đến, các chị em mang những thau ốc ruốc, gạo, dừa... ra bãi tắm Tân An để bán.

12 thg 6, 2023

Chiêm ngưỡng đền Thánh Sa Châu đẹp tựa trời Âu ở Nam Định

Được biết đến là một trong những nhà thờ đẹp nhất ở Nam Định, đền Thánh Sa Châu (xã Giao Châu, huyện Giao Thuỷ) mang kiến trúc độc đáo, đẹp nguy nga đã trở thành điểm đến hút khách.

Ðền Thánh Sa Châu tọa lạc ở xã Giao Châu, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định có lối kiến trúc phương Tây, là một trong những công trình tôn giáo độc đáo thu hút khách du lịch tới tham quan.

Bánh hoa hồng trắng - đặc sản tinh tế của Hội An

Bên cạnh đặc sản nức tiếng như cao lầu, mì Quảng, cơm gà, bánh mì… du khách nên thử bánh hoa hồng trắng - một trong những tinh hoa của ẩm thực phố cổ Hội An.

Bánh hoa hồng trắng Hội An thực chất gồm bánh bao và bánh vạc xếp chung vào một đĩa, bày biện trang trí đẹp như một đoá hoa hồng trắng đang nở rộ. Có lẽ vì thế mà cái tên bánh hoa hồng trắng ra đời. Giống như tên gọi vô cùng tinh tế của mình, món đặc sản Hội An này được chế biến rất tỉ mỉ, cầu kỳ, nguyên liệu cũng được tuyển chọn kỹ càng.

Bánh hoa hồng trắng là món đặc sản đầy tinh tế của phố cổ Hội An

Nhiều trải nghiệm mới mẻ cho du khách đến Tây Ninh

Tây Ninh thu hút khách du lịch bởi loạt trải nghiệm khi chinh phục đỉnh núi Bà Đen, cùng các hoạt động đậm nét văn hóa Nam bộ khác.

Được mệnh danh là "nóc nhà Nam Bộ", núi Bà Đen gắn liền với huyền thoại về Linh Sơn Thánh Mẫu, đồng thời sở hữu đa dạng điểm đến tâm linh như chùa, am, động, miếu... Tuy nhiên, không chỉ thu hút du khách bởi sự linh thiêng, núi Bà Đen nói riêng và Tây Ninh nói chung còn mang đến nhiều trải nghiệm mới lạ cho du khách thập phương.

Tượng Phật Tây Bổ Đà Sơn trên đỉnh núi Bà Đen. Ảnh: Sun Group

Du khách Phạm Ánh Hoa (Quảng Ninh) cho biết để chinh phục được đỉnh núi Bà Đen, chị cùng gia đình đã di chuyển từ sân bay Vân Đồn vào TP HCM rồi mới đi xe đến TP Tây Ninh cách đó gần 100 km. Hành trình của chị tốn gần 6 tiếng đồng hồ cho quãng đường khoảng 1.800 km. Chị Hoa chia sẻ rằng vì hồi đầu năm lỡ hẹn đến bái Bà, nên dịp lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát đản sinh lần này chị đã cố gắng thu xếp công việc để đến núi Bà Đen, tham gia vào dịp lễ lớn.

"Hòa mình vào dòng người về nghe pháp thoại, khung cảnh linh thiêng trong lễ vía cùng hàng nghìn hoa đăng trên đỉnh núi tạo cho tôi cảm giác an yên và thư thái", chị Hoa nói.

Cũng giống như chị Hoa, nhiều du khách chọn núi Bà Đen (Tây Ninh) là điểm tâm linh đến mỗi năm để chiêm bái, hành hương và ngoạn cảnh miền đất thiêng. Trong 3 tháng đầu năm 2023, hơn 2,5 triệu lượt khách đã đến Tây Ninh. Địa phương cũng nằm trong số những điểm đến mới do chuyên trang du lịch Vietnam Nomad gợi ý.

Chiêm bái quần thể núi Bà Đen

Du khách Hải An (TP HCM) cho rằng "chìa khóa" mở rộng cánh cửa đón du khách đến núi Bà Đen chính là quần thể du lịch tâm linh Sun World Ba Den Mountain với khí hậu mát mẻ, khung cảnh hữu tình. Nổi bật là bức tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn bằng đồng uy nghi tại đỉnh núi. Ở khu vực trung tâm của quần thể là cụm trụ kinh Bát Nhã gồm 5 trụ kinh bằng đá granite đen kim sa, điêu khắc 12.000 chữ kinh Tây Tạng được dát vàng.

Triển lãm Phật giáo dưới chân đại tượng Phật Tây Bổ Đà Sơn. Ảnh: Sun Group

Ngay dưới chân đại tượng Phật là một khu triển lãm với hàng trăm pho tượng, tranh và phù điêu mang đậm phong cách Phật Giáo Việt Nam qua các thời kỳ. Cùng với đó là công nghệ trình chiếu phim (video mapping) hiện đại về sự vận động của vũ trụ. Tại đây, du khách được tận mắt ngắm các phiên bản mô phỏng những tác phẩm nghệ thuật Phật Giáo kinh điển, trong đó có nhiều pho tượng Phật nổi tiếng của Việt Nam và thế giới, đồng thời chiêm bái Phật Bảo Xá Lợi Phật tỏa sáng giữa không gian uy nghiêm.

Những tác phẩm nghệ thuật lấy cảm hứng từ các cổ vật trong kiến trúc Phật giáo bằng gỗ, đá có niên đại từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII.

Đại diện Sun World Ba Den Mountain cho biết, khu du lịch chú trọng gìn giữ bản sắc văn hóa và những nét bản địa của vùng đất Tây Ninh, qua đó mang lại hiệu quả thu hút du khách rõ rệt.

Nhiều hoạt động đặc trưng Nam bộ

Có dịp tham quan núi Bà Đen trong đợt lễ 30/4 vừa qua, anh Lê Thanh Sơn (Hà Nội) cho biết trước đây Tây Ninh không nằm trong danh sách các điểm đến du lịch của anh nhưng khi biết có liên hoan nghệ thuật đờn ca tài tử, anh cùng bạn bè đã quyết định đến đây thưởng thức.

"Vùng đất này đã đổi thay rất nhiều, không chỉ là điểm đến tâm linh, Tây Ninh đang trở thành điểm đến du lịch văn hóa độc đáo với rất nhiều trải nghiệm hấp dẫn", anh Sơn nói.

Khu du lịch Sun World Ba Den Mountain. Ảnh: Sun Group

Du lịch tâm linh không phải là lý do duy nhất để nhiều người chọn đến đây. Bên cạnh các điểm đến nổi tiếng như núi Bà Đen, tòa Thánh Cao Đài hay chùa Gò Kén, Tây Ninh còn đang đầu tư phát triển du lịch văn hóa với một loạt các sự kiện lễ hội hấp dẫn như lễ hội xuân núi Bà đầu năm, lễ hội ẩm thực chay, lễ vía Quán Thế Âm Bồ Tát, hay sắp tới là lễ hội Vía Bà Đen được công nhận là di sản phi vật thể quốc gia.

Sở hữu đến 8 di sản văn hóa phi vật thể, Tây Ninh là một trong số ít địa phương có đời sống văn hóa, tâm linh đặc trưng tại khu vực Nam bộ. Các di sản văn hóa được biết đến nhiều nhất tại đây có thể kể đến như nghệ thuật đờn ca tài tử, điệu múa trống Chhay Dăm mang đặc trưng văn hóa Khmer, tất cả đều đang được tái hiện một cách độc đáo trong các lễ hội tại núi Bà Đen.


Trình diễn các điệu múa tại Sun World Ba Den Mountain. Ảnh: Sun Group

"Nếu được khai thác đúng cách, đây sẽ là những sản phẩm du lịch đặc sắc, riêng có của Tây Ninh thu hút du khách đến để trải nghiệm. Bên cạnh đó, cần bổ sung nhiều hạng mục vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng quy mô lớn để tạo thành sản phẩm du lịch trọng điểm, thu hút khách Việt Nam và quốc tế", đại diện Sun World Ba Den Mountain chia sẻ.

Quế Anh

Chùa Kal Bô Prưk – Ngôi chùa Khmer cổ trên triền núi Ba Thê

Chùa Kal Bô Prưk nằm trên triền núi Ba Thê, thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Chùa có kiến trúc đặc trưng của người Khmer và tượng Phật lớn nổi bật trên màu xanh của núi rừng. Nét cổ kính, khung cảnh thanh tịnh và thoát tục của chùa Kal Pô Prưk đã tạo nên sức hút đặc biệt và trở thành điểm du lịch An Giang không thể bỏ qua.

Toàn cảnh Chùa Kal Bô Prưk

9 thg 6, 2023

Hái mận trong vườn tại Mộc Châu

Khắp thị trấn Mộc Châu, mận đang chín rộ, thu hút du khách tới hái quả, chụp ảnh và thư giãn dưới những tán cây.


Mận tại thị trấn Mộc Châu đang vào mùa thu hoạch. Hàng chục vườn từ nhỏ đến lớn, mỗi vườn dao động từ 300 đến hơn 1.000 gốc mận, quả đang chín đỏ. Trên ảnh là thung lũng mận Nà Ka và Phiêng Khoang, cách trung tâm Mộc Châu gần 20 km.