19 thg 4, 2023

Độc đáo kem dừa đất Côn Đảo

Ngoài hải sản, Côn Đảo còn có một món ăn vặt rất ngon, đó là kem dừa đất Côn Đảo. Món ăn này nổi tiếng đến mức nhiều người ví rằng “chưa ăn kem dừa đất coi như chưa đến Côn Đảo”.

Kem dừa đất Côn Đảo được đựng trên nửa trái dừa. Khách có thể vừa ăn kem, vừa ăn cơm dừa và cả uống nước dừa được chiết ra từ trái dừa này.

Về Vũng Tàu thưởng thức lẩu mực nấu chao và bún gân cá ngừ

Mới vừa ra mắt góp mặt trong list ẩm thực của thành phố biển Vũng Tàu, nhưng lẩu mực nấu chao và bún/lẩu gân cá ngừ đã trở thành món ăn được “săn lùng” nhất đối với các “tín đồ” ẩm thực.

Tô bún gân cá ful topping hấp dẫn.

Ngon mắt, lạ miệng với bánh chén Phước Tỉnh

Là món ăn dân dã, bánh chén đã trở thành món đặc sản “ngon mắt, lạ miệng” đối với người dân địa phương và du khách khi đến Phước Tỉnh (huyện Long Điền).

Bà Nguyễn Minh Hà cùng người thân thưởng thức món bánh chén Phước Tỉnh.

Chỉ là một quán nhỏ nhưng hằng ngày từ 8 giờ sáng quán bánh chén Cô Trà (bờ kè Phước Tỉnh) tấp nập khách tới thưởng thức. Đây cũng là địa chỉ được các tín đồ ẩm thực ghi nhận là nơi có bánh chén vừa ngon vừa rẻ.

Nét xưa độc đáo ở một làng biển Nghệ An

Làng Trung Kiên, xã Nghi Thiết (Nghi Lộc) không chỉ nổi tiếng với nghề đóng tàu hàng trăm năm, nhiều di tích lịch sử văn hóa cổ kính, mà nơi đây còn lưu giữ những nét xưa độc đáo, hiếm có ở làng biển xứ Nghệ.

Với lịch sử hình thành và tồn tại lâu đời, người dân làng Trung Kiên quần cư dưới chân núi Chùa và dọc theo dãy núi này khá đông đúc. Giữa làng biển cổ kính, những tuyến đường dọc nối các xóm với nhau và những tuyến đường ngang vòng vèo dẫn đến từng cổng nhà khá nhỏ hẹp. Ảnh: Huy Thư

Độc đáo ngôi chùa màu hồng nằm giữa hàng trăm cây còng ở An Giang

Ngôi chùa Prochum Meáp Chhưm Kiriram, có nghĩa là “ngôi chùa ở giữa núi” nằm tại ấp An Hòa, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.


Đây là một trong những điểm đến thú vị, không chỉ với những tín đồ Phật giáo, mà còn với những người yêu thiên nhiên và muốn trốn xa nhịp sống đô thị ồn ào.

Khác với nhiều ngôi chùa cổ kính khác ở vùng Bảy Núi, ngôi chùa Prochum Meáp Chhưm Kiriram trở nên đặc biệt bởi hàng trăm cây còng được trồng xung quanh.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của chùa Tây Phương

Chùa Tây Phương là một công trình kiến trúc độc đáo vào hạng nhất trong các ngôi chùa ở Việt Nam, với sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc truyền thống và không gian sinh cảnh tự nhiên.


Chùa Tây Phương (tên chữ là Sùng Phúc tự), nằm trên địa phận xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 40 km về phía Tây, theo Đại lộ Thăng Long, qua ngã tư Chùa Thầy, rẽ phải khoảng 5 km, sau đó rẽ trái 1 km nữa, là đến di tích.

Cao su mùa dưỡng lá

Sau nhiều tháng cho thu mủ, cao su cũng cần được dưỡng mầm, dưỡng lá chờ ngày “bung sức”…

Tháng 4 cũng là lúc cao su chuẩn bị cho thu mủ sau thời gian dài lá rụng. Trước thời điểm cho thu, cây cũng cần được dưỡng sức

18 thg 4, 2023

Gàu tát nước ngày xưa ở xứ Quảng

Ngày xưa, khi chưa có hệ thống thủy lợi, nông dân ở xứ Quảng sáng tạo ra nhiều công cụ để “dẫn thủy nhập điền” như bờ xe nước, guồng nước, xe đạp nước... Phương tiện thủ công phổ biến, dùng sức người, đó là gàu giai và gàu sòng.

Hai loại gàu giai và gàu sòng được đan bằng tre, là công cụ lao động phổ biến của người nông dân để tát nước chống hạn cho ruộng đồng và tát cá dưới ao, mương. Ngày nay, ở dọc các con sông Trà Khúc, Thu Bồn đã vắng bóng các bờ xe nước, chỉ còn thấy xuất hiện ở bản làng vùng cao Tây Bắc. Các loại gàu tát nước cũng thưa vắng, trở thành hiện vật bảo tàng...

Bức ảnh “Tát nước” của Trương Trừng in trên tờ giấy bạc Đông Dương. ​ ẢNH: TL

Cá ngạu kho dưa

Sớm mai, vợ từ chợ trở về với nụ cười vì mua được dăm con cá ngạu. Loại cá này giống cá ngừ, nhỉnh hơn cổ tay người lớn, có thể nướng, chiên, kho... đều rất ngon.

Nguyên liệu chế biến món cá ngạu kho dưa. Ảnh: Trang Thy

Chiếu Xẩm Tâm Việt

Với mong muốn đưa hát Xẩm trở về đúng với gốc xuất phát từ người khiếm thị, nghệ sĩ Đào Bạch Linh đã cùng với những người khiếm thị yêu âm nhạc truyền thống thành lập lên Câu lạc bộ hát Xẩm Tâm Việt. Trong căn phòng nằm ở tầng 2 của ngõ nhỏ trên phố Nguyễn Văn Cừ (Hà Nội) vào ngày cuối tuần, các thành viên của câu lạc bộ hát Xẩm Tâm Việt là những người khiếm thị làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, công nghệ thông tin, kinh doanh và đang theo học tại Đại học RMIT, Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam lại tập trung để tập luyện những bài hát mới sẽ biểu diễn tại phố cổ Hà Nội vào mỗi tối thứ 6 và chủ Nhật hàng tuần.

Ông Trần Văn Hoan, Chủ nhiệm câu lạc bộ và cũng là người đảm nhiệm việc dạy hát cho các thành viên cho biết, hiện tại câu lạc bộ có 18 người, người nhỏ nhất là 12 tuổi. Năm 2019, nghệ sĩ Đào Bạch Linh mở lớp hát xẩm. Năm 2022 mới mở Câu lạc bộ Tâm Việt, là sân chơi cho những người khiếm thị sinh hoạt để giải tỏa sự vất vả sau một tuần làm việc, đồng thời góp phần bảo tồn văn hóa âm nhạc truyền thống cũng như đưa hát xẩm quay trở lại đúng nguồn gốc chính thống là của người khiếm thị.

Lễ ra mắt Câu lạc bộ hát Xẩm Tâm Việt. Ảnh: Tư liệu Câu lạc bộ hát Xẩm Tâm Việt