3 thg 3, 2023

Phong tục thờ Hỏa Thần của cư dân Lý Sơn

Vào dịp đầu năm mới, người dân Lý Sơn đến dâng hương tại các dinh, miếu thờ Hỏa Thần để cầu mong một năm bình an, tránh điều không may do hỏa hoạn. Lửa có vai trò quan trọng trong cuộc sống, nhưng lửa cũng là nguồn gốc gây ra nhiều thiệt hại khôn lường. Vậy nên, trong các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, lửa được thần thánh hóa và được người dân Lý Sơn thờ cúng, trở thành vị thần bảo hộ trong cuộc sống.

Từ tục thờ Hỏa Thần dưới thời Nhà Nguyễn...

Sách Minh Mạng chính yếu ghi chép, vào năm Giáp Thân (1824), các đại thần ở Bộ Lễ khi xem danh mục các đền thờ đã đề xuất dựng miếu tế Hỏa Thần, bản tấu viết: “Nay nước nhà nhàn hạ nên làm sáng tỏ lễ nhạc. Từ đại tự (tế lớn), trung tự đến quần tự, không có lẽ nào không được cư hành. Các quỷ thần sông núi đều yên vị, chỉ có Thần Hỏa chưa được tế. Vậy xin lập miếu để thờ Thần Hỏa”. Vua Minh Mạng sau khi xem tấu đã châu phê: “Làm theo lời tâu, sai dựng miếu ở phía bắc sông Ngự, tế Thần Hỏa vào ngày 23 tháng 6 mỗi năm”.

Dinh Ông (Lý Sơn). ẢNH: MINH TUẤN

Mướp hương xào hến

Mướp hương xào hến là món ăn hấp dẫn nhiều người với hương vị thơm ngon dân dã chốn quê nhà.

Đầm An Khê, ở xã Phổ Khánh (TX.Đức Phổ) là không gian sinh tồn của người Sa Huỳnh cổ. Đầm và sông Cửa Lỗ nối đầm với biển, là một trong 5 điểm thuộc Di tích Quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh. Sản vật trong đầm An Khê nuôi sống bao đời cư dân quanh vùng. Trong đó, có hến rằn, loài thủy sinh hai mảnh vỏ lớn cỡ bằng ngón tay, chế biến nhiều món ăn thơm ngon.

Hến xào mướp hương. Ảnh: Trang Thy

Cao Bằng: Hùng vĩ dốc 14 tầng, nơi người trẻ khao khát check-in

Dốc 14 tầng có nhiều tên gọi như Khau Cốc Chà, Mẻ Pia... là nơi người trẻ luôn khao khát được đặt chân đến 1 lần trong đời.

Đèo Mẻ Pia là con đèo nằm trên QL4A, đây là cung đường độc đạo nối xã Xuân Trường với trung tâm huyện Bảo Lạc, Cao Bằng. Ảnh: Nguyễn Lệnh An.

Cây mác cọt cô đơn giữa Bảo Lạc, Cao Bằng

Mác cọt (hay mắc cọp) là loài cây ăn trái thường mọc ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, đặc biệt tại các huyện Nguyên Bình, Bảo Lạc (Cao Bằng).

Hoa mác cọt thường nở vào mùa xuân, có màu trắng như hoa lê. Hoa nở từng chùm từ 3-5 bông, phủ trắng núi đồi trông vô cùng đẹp mắt.

Bình yên nơi nhà cổ hơn 200 năm tuổi ở Đà thành

Ngôi nhà cổ có tuổi đời hơn 200 năm dù nằm ở vùng ngoại ô, cách trung tâm TP.Đà Nẵng gần 20 km nhưng du khách vẫn tìm về để đắm mình trong không gian cổ kính, bình yên.

Nhà cổ mang tên là Tích Thiện Đường, nằm nép mình thơ mộng bên bờ sông Túy Loan (tại thôn Thái Lai, xã Hòa Nhơn, H.Hòa Vang, TP. Đà Nẵng). Từ lâu, Tích Thiện Đường trở thành điểm tham quan, hấp dẫn du khách đam mê vẻ đẹp cổ xưa cũng như nét bình yên ở thôn quê.

Cổng vào Tích Thiện Đường.  Ảnh: Hữu Tú

Độc đáo nghề làm gốm cổ ngàn năm không cần bàn xoay

Bàn xoay là dụng cụ không thể thiếu trong nghề làm gốm. Ấy vậy mà, cả làng gốm cổ ngàn năm tuổi không có bất kỳ bàn xoay nào. Đó là một trong những nét độc đáo của làng gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận), đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Nghệ thuật gốm Bàu Trúc được cho ra đời từ đầu thế kỷ thứ 12. Tổ nghề là ông Poklong Chanh một vị quan của người Chăm, dạy phụ nữ trong làng Paley Hamu Trok làm nghề, do nơi đây có nguyên liệu phù hợp. Nghề cứ truyền từ mẹ sang con đến nay làng nghề có tên Bàu Trúc thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Làng cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 10km về hướng nam.

Các sản phẩm gốm sau khi được tạo hình, phơi nắng để chuẩn bị đưa vào nung. Ảnh: CHÍ NHÂN

26 thg 2, 2023

Khu du lịch sinh thái Ngã Bảy Sông Garden – Hậu Giang

Khu du lịch Ngã Bảy Sông Garden có sự kết hợp hài hòa giữa lịch sử, văn hóa và thiên nhiên sinh thái mang lại cho du khách những trải nghiệm khó quên. Đây là điểm du lịch Hậu Giang vừa mới đi vào hoạt động nhưng đã để lại những ấn tượng đẹp trong lòng mỗi người.

Khu du lịch sinh thái Ngã Bảy Sông Garden

Vị trí

Ngã Bảy Sông Garden tọa lạc tại khu vực 4, phường Lái Hiếu, thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. (Đối diện bệnh viện Ngã Bảy)

Thời gian mở cửa: 07:00 – 20:00 hàng ngày

Công viên đá hoang sơ ở Ninh Thuận

Công viên đá Ninh Thuận nằm trong khu bảo tồn Vườn Quốc gia Núi Chúa, là nơi phù hợp với du khách yêu thiên nhiên.

Công viên đá thuộc Vườn Quốc gia Núi Chúa, nằm ở thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải. Công viên thuộc hệ sinh thái rừng lùn trên núi đá, được bao bọc bởi các loại thực vật có khả năng chịu hạn trong điều kiện khí hậu quanh năm khô nóng.

Anh Nguyễn Minh Hoàng, nhân viên Phòng Dịch vụ và Giáo dục Môi trường Vườn Quốc gia Núi Chúa cho biết, công viên có diện tích khoảng 3 ha, được phát hiện vào khoảng năm 2013 nhưng năm 2022 mới bắt đầu khai thác du lịch.

Tại công viên, các khối đá được hình thành tự nhiên, đủ kích thước, xếp chồng lên nhau, qua hàng triệu năm bị bào mòn, tạo thành những hình thù dễ liên tưởng đến chim, cá mập, voi, khỉ, rắn, bình trà, ghế ngồi. Những mỏm đá hướng ra phía biển là địa điểm check in của người yêu thích khám phá, trải nghiệm thiên nhiên.

Những tảng đá nhiều hình dáng ở ven biển Ninh Thuận. Ảnh: Thanh Tùng

Có một "biển xanh" giữa đại ngàn Tây Bắc

Với vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ, cùng những điểm đến hấp dẫn và sắc màu văn hóa độc đáo… vùng lòng hồ Quỳnh Nhai không chỉ là điểm sáng trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Sơn La, mà còn hướng tới trở thành một phần của Khu du lịch quốc gia với thương hiệu “biển xanh trong lòng núi”.

Dòng sông Đà mênh mông, làn nước xanh màu ngọc bích như ửng hồng khi mặt trời chiếu tia nắng sớm; những áng mây vờn quanh dãy núi đá vôi hùng vĩ, chiếc thuyền đánh cá lúc ẩn, lúc hiện trong làn sương… bức tranh sơn thủy hữu tình của lòng hồ thủy điện Sơn La tại huyện Quỳnh Nhai như làm say lòng bất cứ ai có dịp ghé thăm.

Vùng lòng hồ thủy điện Sơn La tại huyện Quỳnh Nhai là điểm hẹn hấp dẫn cho những ai yêu thích cảnh sắc nên thơ miền sơn thủy.

Pác Ngòi - ngôi làng thơ mộng và bình yên bên hồ Ba Bể

Bản Pác Ngòi thơ mộng và xinh đẹp ven hồ Ba Bể (xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, Bắc Kạn). Nơi đây còn gìn giữ được nhiều nét văn hóa đặc trưng của người Tày với những ngôi nhà sàn cổ tựa lưng vào vách núi, phía trước nhìn ra mặt hồ trong như ngọc mỗi buổi sớm mai... Tất cả đều tạo nên sức hút kỳ lạ với du khách.

Trên các trang mạng xã hội hay các fanpage về du lịch, bản Pác Ngòi là một trong những địa điểm nằm trong danh sách "phải đến" khi du lịch Ba Bể. Đây là bản làng của người Tày với gần 100 mái nhà sàn, trong đó có không ít ngôi nhà đã có tuổi đời cả trăm năm...

Rất nhiều du khách khi đến với Pác Ngòi đều có chung đánh giá: Đây là một trong những bản Tày hiếm hoi vẫn giữ được vẹn nguyên các giá trị văn hóa truyền thống cũng như phong tục, tập quán sinh hoạt hàng ngày.