26 thg 2, 2023

Có một "biển xanh" giữa đại ngàn Tây Bắc

Với vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ, cùng những điểm đến hấp dẫn và sắc màu văn hóa độc đáo… vùng lòng hồ Quỳnh Nhai không chỉ là điểm sáng trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Sơn La, mà còn hướng tới trở thành một phần của Khu du lịch quốc gia với thương hiệu “biển xanh trong lòng núi”.

Dòng sông Đà mênh mông, làn nước xanh màu ngọc bích như ửng hồng khi mặt trời chiếu tia nắng sớm; những áng mây vờn quanh dãy núi đá vôi hùng vĩ, chiếc thuyền đánh cá lúc ẩn, lúc hiện trong làn sương… bức tranh sơn thủy hữu tình của lòng hồ thủy điện Sơn La tại huyện Quỳnh Nhai như làm say lòng bất cứ ai có dịp ghé thăm.

Vùng lòng hồ thủy điện Sơn La tại huyện Quỳnh Nhai là điểm hẹn hấp dẫn cho những ai yêu thích cảnh sắc nên thơ miền sơn thủy.

Pác Ngòi - ngôi làng thơ mộng và bình yên bên hồ Ba Bể

Bản Pác Ngòi thơ mộng và xinh đẹp ven hồ Ba Bể (xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, Bắc Kạn). Nơi đây còn gìn giữ được nhiều nét văn hóa đặc trưng của người Tày với những ngôi nhà sàn cổ tựa lưng vào vách núi, phía trước nhìn ra mặt hồ trong như ngọc mỗi buổi sớm mai... Tất cả đều tạo nên sức hút kỳ lạ với du khách.

Trên các trang mạng xã hội hay các fanpage về du lịch, bản Pác Ngòi là một trong những địa điểm nằm trong danh sách "phải đến" khi du lịch Ba Bể. Đây là bản làng của người Tày với gần 100 mái nhà sàn, trong đó có không ít ngôi nhà đã có tuổi đời cả trăm năm...

Rất nhiều du khách khi đến với Pác Ngòi đều có chung đánh giá: Đây là một trong những bản Tày hiếm hoi vẫn giữ được vẹn nguyên các giá trị văn hóa truyền thống cũng như phong tục, tập quán sinh hoạt hàng ngày.

Những ngọn đồi được "mặc chiếc áo trắng" trong mùa hoa cà phê Tây nguyên

Những ngày tháng 2, nhiều ngọn đồi trồng cà phê ở Tây nguyên như được "mặc chiếc áo trắng" bởi hoa cà phê bung nở.

Sau Tết Nguyên đán 2023, những ngọn đồi canh tác cà phê của người dân Tây nguyên đã bắt đầu nở hoa. Thời điểm bung hoa phụ thuộc nhiều vào lượng mưa và lượng nước tưới tiêu của bà con nông dân.

Đi giữa những ngọn đồi hoa cà phê mùa này, hương thơm ngào ngạt, đặc trưng xộc thẳng vào mũi. Nhiều người ví đây là mùa con ong đi hút mật (ý nói ong đi hút mật hoa cà phê -PV).

Những ngọn đồi được 'mặc chiếc áo trắng' bởi hoa cà phê bung nở. Ảnh: XUÂN LÂM

25 thg 2, 2023

Núi Bài Thơ – danh thắng sắp mở cửa trở lại ở Hạ Long có gì đặc biệt?

Thông tin sẽ mở lại núi Bài Thơ khiến nhiều người dân và du khách háo hức. Nếu được khai thác xứng tầm, đây có thể là “thỏi nam châm” tiếp theo thu hút khách đến với Hạ Long bằng trải nghiệm độc đáo và khác biệt.

Đến Hạ Long (Quảng Ninh), từ rất nhiều địa điểm trong thành phố đều dễ dàng chiêm ngưỡng núi Bài Thơ, một ngọn núi đá vôi độc đáo bên bờ vịnh Di sản.

Chèo – nghệ thuật sân khấu truyền thống tiêu biểu của người Việt

Ra đời từ thế kỉ 10, Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian độc đáo và giữ vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Việt. Theo dòng chảy thời gian, loại hình kịch hát truyền thống được ưa chuộng ở các làng quê vùng châu thổ sông Hồng dần lan tỏa sang vùng trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Với những giá trị nghệ thuật độc đáo, nghệ thuật Chèo đang được Việt Nam nghiên cứu xây dựng hồ sơ để trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Chiếu chèo sân đình Kim Liên (Đống Đa - Hà Nội). Ảnh: Khánh Long/VNP

24 thg 2, 2023

Độc đáo kiến trúc chùa Xiêm Cán

Bạc Liêu, vùng đất không chỉ là cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ mà còn có hệ thống di tích, văn hóa, kiến trúc tín ngưỡng và lễ hội truyền thống độc đáo của ba dân tộc Kinh - Hoa - Khmer. Trong đó, không thể không nhắc đến chùa Xiêm Cán là một trong những ngôi chùa Khmer lớn và đẹp lộng lẫy nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Nam bộ. Sự uy nghi và kiến trúc tuyệt đẹp của chùa Xiêm Cán luôn để lại ấn tượng khó quên trong lòng du khách.

Khu vườn tháp chùa Xiêm Cán. Ảnh: Nguyễn Thắng/VNP

Long An qua góc nhìn của nhiếp ảnh gia

Những hình ảnh quen thuộc, bình dị hàng ngày tại Long An được các nhiếp ảnh gia ghi lại một cách đẹp mắt, sinh động. Mỗi tác phẩm là một khoảnh khắc ấn tượng và có câu chuyện riêng nhằm tôn vinh hình ảnh đẹp về con người và quê hương Long An trên mọi lĩnh vực đời sống.

Tác phẩm "Mùa thu hoạch cỏ năn" của tác giả Lê Hoàng Thái

Ngày xuân thăm chùa cổ

Không biết tự bao giờ, lễ chùa trở thành nét đẹp văn hóa trong những ngày tết. Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, nhiều người đến chùa lễ Phật, cầu một năm mới bình an, hạnh phúc. Một trong những ngôi chùa cổ được khách thập phương tìm đến là chùa Long Phước đã trên 200 năm tuổi.

Chùa Long Phước là ngôi chùa cổ có trên 200 tuổi giữa lòng TP.Tân An

Một trong những dấu ấn của Tân An xưa là Long Phước cổ tự (chùa cổ Long Phước) hay còn được gọi theo dân gian là chùa Bình Lập. Nằm bên bờ Nam dòng Vàm Cỏ Tây hiền hòa, chùa Long Phước là một trong những ngôi chùa được thành lập rất sớm tại làng Bình Lập, phủ Tân An (nay thuộc phường 3, TP. Tân An, tỉnh Long An).

Đền thờ Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều: Nơi giáo dục truyền thống cách mạng

Nằm tại trung tâm Đồng Tháp Mười, đền thờ Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều (phường 1, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An) thu hút đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh đến thắp hương, tưởng niệm vị anh hùng của dân tộc.

Đoàn viên, thanh niên dâng hương, bày tỏ lòng tri ân đối với vị Anh hùng dân tộc Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều

Anh Nguyễn Hải Đăng (TP.Tân An) có chuyến công tác tại xã Thạnh Hưng, thị xã Kiến Tường, không quên đến thắp hương Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều. “Mặc dù đến đây không đúng vào dịp tổ chức lễ giỗ của ông nhưng tôi cảm thấy rất tự hào khi được viếng, nghe kể về lịch sử vị anh hùng của dân tộc có nhiều công lao chống giặc ngoại xâm và khai phá vùng đất Đồng Tháp Mười” - anh Hải Đăng chia sẻ.

Khu Di tích Nhà ông Bộ Thỏ - Nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Đã 93 mùa xuân có Đảng nhưng huyện Đức Hòa - vùng quê ghi dấu sự kiện trọng đại thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Chợ Lớn (Khu di tích Nhà ông Bộ Thỏ) thật sự chuyển mình. Những tuyến đường giao thông nông thôn nhỏ, hẹp ngày nào giờ được nâng cấp, láng nhựa, bêtông rộng rãi cùng nhiều công trình phúc lợi xã hội được xây dựng khang trang, đời sống người dân không ngừng được nâng lên. Nhiều năm nay, nơi đây trở thành địa điểm giáo dục cho thế hệ trẻ.

1. Di tích lịch sử cấp quốc gia Vườn, nhà ông Hương bộ Nguyễn Văn Thỏ (ông Bộ Thỏ) thuộc làng Đức Hòa, quận Đức Hòa, tỉnh Chợ Lớn, nay là ấp Bình Hữu 2, xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Dù cảnh vật đổi thay nhưng cây khế, cái ao ngày nào vẫn còn đó như một “chứng nhân” cho thời khắc lịch sử thành lập chi bộ Đảng đầu tiên.

Khu di tích là tư gia của ông Nguyễn Văn Thỏ, tên thật là Nguyễn Văn Thới. Ông giữ chức Hương bộ - một chức vụ trong Ban hội tề của làng, nên dân trong vùng thường gọi là ông Bộ Thỏ