3 thg 2, 2023

Đặc sản chua chát 'rẻ như cho' ở Tây Bắc, đi máy bay vào Nam đội giá vài chục lần

Từ món ăn dân dã của người Thái ở vùng Tây Bắc, nhót xanh cuốn bắp cải chấm chẳm chéo giờ trở thành đặc sản có mặt ở nhiều nơi, hấp dẫn du khách thập phương thưởng thức.

Những ngày gần đây, nhiều cư dân mạng khắp cả nước rần rần chia sẻ video, hình ảnh về một món ăn dân dã có xuất xứ từ vùng đất Tây Bắc. Đó chính là món bắp cải cuốn nhót xanh chấm chẳm chéo.

Được biết, nhót xanh cuốn bắp cải chấm kèm chẳm chéo là món ăn dân dã của bà con dân tộc Thái sống ở Điện Biên, Sơn La,... Vào độ tháng 2, tháng 3 dương lịch, đúng mùa nhót xanh nở rộ, người địa phương lại thu hoạch quả này, đem chế biến thành các món ăn thanh mát, giải nhiệt. Bởi lẽ đó mà món ăn từ nhót xanh này cũng thường xuất hiện vào dịp sau Tết và dần trở thành đặc sản “hút” khách gần xa.

Chẳng phải “sơn hào hải vị”, món nhót xanh cuốn bắp cải chấm chẳm chéo đầy dân dã của vùng đất Tây Bắc vẫn hút khách thập phương (Ảnh: @allabt.candice)

Đặc sản ám khói vùng Tây Bắc, giá nửa triệu một cân vẫn cháy hàng dịp Tết

Gần Tết, loạt đặc sản Tây Bắc như thịt treo gác bếp, lạp sườn hun khói,… vẫn “cháy hàng” dù giá thành lên tới nửa triệu đồng mỗi cân, được nhiều du khách đặt mua về làm quà hoặc nhâm nhi thưởng thức trong năm mới.

Ở các tỉnh vùng cao Tây Bắc như Yên Bái, Điện Biên, Lào Cai,… lạp sườn hun khói là một trong những món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ ngày Tết của nhiều gia đình nơi đây.

Tuy được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản với phần vỏ làm từ lòng non và phần nhân gồm thịt lợn, gia vị kèm theo, song món ăn này đòi hỏi quá trình thực hiện tỉ mỉ, kỳ công.

Từ những nguyên liệu dân dã và các loại gia vị đặc trưng của vùng núi cao như hạt mắc khén, hạt dổi,… người dân địa phương thể hiện sự khéo léo, tài hoa khi canh lửa, hun khói sao cho món lạp sườn vừa đẹp, vừa ngon (Ảnh: Bùi Hoài).

Đặc sản lạ giá bạc triệu ở Tây Bắc, khách sợ 'xanh mặt' vẫn tìm mua

Dù vẻ ngoài của sâu chít khiến nhiều người dè chừng, e ngại nhưng đây lại là món đặc sản đắt đỏ, “hiếm có khó tìm” của vùng đất Tây Bắc. Lúc cao điểm, sâu chít được bán với giá vài triệu đồng mỗi cân vẫn hút khách tìm mua.

Sâu chít là loại ấu trùng có màu trắng sữa, thường được tìm thấy trong thân cây chít - đặc sản nổi tiếng ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Sơn La, Điện Biên,… Thời điểm thu hoạch sâu chít là từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau.

Theo kinh nghiệm của người dân địa phương, cách phân biệt những cây chít có sâu là thân cây còi cọc, có đoạn phình to và không ra hoa. Khi đó, người ta sẽ thu hoạch cây chít mang về nhà, tách đôi phần thân ra để lấy những con sâu nằm gọn bên trong.

Món chả ướp đá giòn sần sật lạ miệng, ngon nổi tiếng ở miền Tây

Nguyên liệu và cách làm món chả này khá giống giò thủ, giò lụa ở miền Bắc và miền Trung nhưng thường được bảo quản lạnh rồi đem biến tấu thành các món gỏi, món trộn giải ngấy, giải nhiệt, có thể thưởng thức quanh năm.

Giò chả là món ăn truyền thống, phổ biến với các gia đình Việt khắp 3 miền, đặc biệt không thể thiếu trong các mâm cỗ ngày lễ, Tết. Tùy từng địa phương mà người ta có cách chế biến giò chả khác nhau, mang hương vị đặc trưng riêng.

Ở miền Tây có một món chả không kém phần nổi tiếng, đó là chả lạnh da heo. Món ăn tên lạ nhưng khá giống giò thủ, giò bì của người miền Bắc, đều gồm nguyên liệu chính là thịt heo và da heo, cũng gói trong lớp lá chuối rồi cuộn thành hình trụ.

Tuy nhiên, món chả lạnh da heo lại có cách chế biến và bảo quản đặc biệt hơn, thường được thái thành lát mỏng để làm các món gỏi, món trộn “giải ngấy” với hương vị hấp dẫn.

2 thg 2, 2023

Chuông chùa Rối của Hà Tĩnh được công nhận là bảo vật quốc gia

Theo Quyết định số 41/QĐ-TTg do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký ban hành hôm nay (30/1), chuông chùa Rối của Hà Tĩnh cùng 26 hiện vật, nhóm hiện vật khác đã được công nhận là bảo vật quốc gia (đợt 11, năm 2022).

Chuông chùa Rối được phát hiện năm 1989, tại chùa Rối, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên; đúc bằng đồng từ thời Trần (Thế kỷ XIV), là hiện vật quý hiếm đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh.

Chuông chùa Rối đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh.

Thăm khu di tích đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn dịp thành lập Đảng

Đầu năm Quý Mão 2023, dịp kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng, nhiều du khách trong và ngoài tỉnh đã tìm về thăm khu di tích lịch sử - văn hóa đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn giữa lòng hồ Kẻ Gỗ, thuộc huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).

Đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn được xây dựng năm 2011, nhân dịp kỷ niệm 180 năm ngày thành lập tỉnh và được khánh thành vào đầu năm 2014. Đền tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ ngay giữa lòng hồ Kẻ Gỗ (xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên).

Độc đáo cỗ “gà bay” cúng rằm tháng Giêng ở Hà Tĩnh

Xếp mâm cỗ cao với điểm nhấn là cỗ “gà bay” để dâng cúng tổ tiên đã trở thành “đặc sản” của nhiều dòng họ ở xã Thạch Châu - huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) mỗi dịp cúng rằm tháng Giêng.


Trong không khí vui tươi, phấn khởi những ngày đầu xuân mới, dòng họ Nguyễn Đình (đại tôn) tại thôn Minh Quý - xã Thạch Châu (Lộc Hà) tổ chức lễ tế tổ và khánh thành nhà thờ họ. Sự kiện thu hút gần 1.000 con cháu nội, ngoại sinh sống trên mọi miền đất nước và nước ngoài về tham dự.

1 thg 2, 2023

“Tập đoàn” lể ốc vùng biên

Thời gian qua, các mặt hàng ốc thịt, ốc chả rất hút hàng, do vậy bà con ở vùng biên giới (huyện An Phú, tỉnh An Giang) đã mạnh dạn thu gom ốc đồng, rồi thuê nhân công lể ốc thành phẩm. Nghề lể ốc có việc làm quanh năm, giúp bà con có nguồn thu nhập ổn định, thoát cảnh “ly hương” lên phố thị mưu sinh.

“Ốc lên phố!”

Chúng tôi tìm về huyện đầu nguồn An Phú thời điểm bà con nơi đây chộn rộn với nghề lể ốc. Ghé nhà ông Nguyễn Văn Tiết (Hai Tiết, ngụ xã Vĩnh Hội Đông) mới cảm nhận hết không khí náo nhiệt ở vùng quê. Đi qua mùa lũ nhiều năm, chưa năm nào chúng tôi chứng kiến cảnh lể ốc ở đây đông đúc đến vậy.

Vào mùa nước nổi, huyện đầu nguồn này nhận được lượng lớn thủy sản do thiên nhiên ban tặng, trong đó con ốc đồng chiếm sản lượng “khủng”. Ngoài nguồn ốc đồng bản địa, khu vực đầu nguồn còn được người dân ở Campuchia chở ốc sang cân bán cho tiểu thương. Nhiều nơi, còn hình thành xóm buôn ốc đồng sôi động và độc đáo.

Kỳ thú những dấu chân tiên trên núi

Là một phần huyền hoại tâm linh đặc sắc ở An Giang, những dấu tích liên quan đến các vị tiên trên núi luôn khoác lên mình câu chuyện linh thiêng, thú vị, khơi gợi sự tò mò cho du khách gần xa.

Dấu vết của tạo hóa

Trong số những “dấu tiên” được biết đến thì bàn chân tiên là dấu tích xuất hiện nhiều nhất trên các ngọn núi. Từ núi Sam (TP. Châu Đốc) cho đến núi Trà Sư, núi Cấm (huyện Tịnh Biên), núi Cô Tô (huyện Tri Tôn) và núi Ba Thê (huyện Thoại Sơn) đều xuất hiện bàn chân tiên.

Tuy nhiên, những bàn chân tiên này có hình thù, kích cỡ không giống nhau. Có những bàn chân tiên khá to, đúng với trí tưởng tượng dân gian về hình tượng to lớn của những vị tiên, có những bàn chân tiên có kích cỡ gần như tương đồng với bàn chân người, khiến du khách ít nhiều thích thú khi chứng kiến.

Đôi bàn chân tiên trên núi Sam

Tản mạn về mèo rừng Bảy Núi

Là loài vật từng xuất hiện rất nhiều ở vùng Bảy Núi nhưng mèo rừng dần vắng bóng trên chốn non cao. Tuy nhiên, loài vật này vẫn ẩn chứa những câu chuyện đặc biệt về tập tính sinh tồn, tạo nên sự tò mò cho bất kỳ ai mỗi khi nhắc đến.