20 thg 1, 2023

Đình Miễu Nhị ở xã Liên Lộc

Nằm cách TP Thanh Hóa gần 30 km, làng Miễu Nhị xưa kia thuộc tổng Liên Cừ, huyện Phong Lộc, phủ Hà Trung (nay thuộc xã Liên Lộc, huyện Hậu Lộc). Là vùng đất cổ nằm giữa những nền văn hóa khảo cổ lớn của thời đại đá mới như di chỉ Gò Trũng, xã Tuy Lộc và nền văn hóa đồng thau - văn hóa Hoa Lộc đặc sắc, Liên Lộc ngày nay vẫn còn giữ được những nét đẹp riêng có.

Nét cổ kính của đình Miễu Nhị, xã Liên Lộc (Hậu Lộc).

Đến miền Tây hòa mình vào những điệu xòe Thái

Đến miền Tây xứ Thanh trong hành trình khám phá vẻ đẹp của những miền đất xa xôi, tại những bản làng người Thái, một trong những trải nghiệm hẳn không thể bỏ qua đó là hòa mình vào những vòng xòe độc đáo, lắng nghe những thanh âm trong trẻo của đất trời và kết nối lòng người trong những cái nắm tay thắm tình đoàn kết.

Hơn 200 người tham gia màn đồng diễn vũ điệu kết đoàn, múa xòe dân tộc Thái tại Ngày hội văn hóa Pù Luông 2022.

Xòe Thái là một loại hình sinh hoạt văn hóa đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của cộng đồng người Thái ở khu vực miền núi Thanh Hóa. Từ bao đời nay, xòe Thái gắn bó mật thiết với phong tục, tập quán, nghi lễ, lễ hội cũng như đời sống văn hóa, văn nghệ của người dân. Ngày nay, xòe Thái không chỉ là sợi dây kết nối cộng đồng mà còn là trải nghiệm văn hóa đặc sắc đối với khách du lịch khi về với bản làng vùng cao xứ Thanh.

19 thg 1, 2023

Người nối nghiệp quán phở Bắc nức tiếng ở TP.HCM

Anh Trần Văn Phụng, chủ nhân mới của phở Cao Vân, hy vọng gìn giữ hương vị và danh tiếng món phở mà ba mình xây dựng suốt hơn 70 năm qua.

Quán phở Cao Vân (đường Mạc Đĩnh Chi, quận 1, TP.HCM) được ông Trần Văn Phồn mở từ năm 1947, đến nay có lịch sử hơn 70 năm và được không ít thực khách Sài thành yêu thích. Sau khi ông Phồn qua đời cách đây hơn 2 tháng, việc kinh doanh được con trai út của ông là anh Trần Văn Phụng (39 tuổi) tiếp quản.

Đứng cạnh nồi nước dùng sôi nghi ngút cả ngày, trán lấm tấm mồ hôi nhưng anh vui khi nhìn thấy nét hài lòng trên gương mặt thực khách tới quán.

Con trai út Trần Văn Phụng là người tiếp quản quán phở Cao Vân sau khi ông Trần Văn Phồn qua đời.

Quán phở Bắc gần một thế kỷ đun củi 'lấy công làm lời' ở Sài Gòn

'Trong các món ăn ‘quân tử vị’. Phở là quà đáng quý trên đời. Một vài xu, nào đắt đỏ mấy mươi. Mà đủ vị: ngọt, bùi, thơm, béo, bổ', thơ cụ Tú Mỡ viết năm 1934. Một cụ ông đã ngoài 90 tuổi, tên Phồn, đã giành hơn nửa thế kỷ chỉ để đun củi nấu phở

Dù xuất phát từ miền Bắc, nhưng phở lại được người Sài Gòn rất ưa chuộng. Quán phở Cao Vân trên đường Mạc Đĩnh Chi (quận 1, TP.HCM) là một trong những địa điểm được thực khách Sài Gòn lựa chọn mỗi khi nói đến “phở Bắc ngon”.

Chủ quán phở là một cụ ông đã ngoài 90 tuổi, tên Phồn, lúc nào cũng ngồi trên một cái bục cao bên góc trái, phía trong cùng của quán, trước mặt ông là một cái hộc gỗ… đựng tiền.

Chúng tôi ghé quán phở vào lúc 7 giờ sáng, còn sớm nhưng thấy đã có gần chục người ngồi ăn phở bên trong. Ngộ cái là người ta ăn trong lặng yên, trật tự một cách “nghệ thuật”, ai cũng nói năng nhỏ nhẹ và thanh nhã, khác hẳn cái không khí náo nhiệt thường thấy ở các quán ăn Sài Gòn.

Những ngày giáp Tết ở “thủ phủ” mật mía Thạch Thành

Những ngày gần Tết Nguyên đán là thời điểm người dân huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) tất bật với nghề truyền thống làm mật mía phục vụ khách hàng dịp năm mới.

Những ngày này, các lò nấu mật mía tại khu phố Lâm Thành, thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành đang hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ mật đạt chất lượng, phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Làng nghề bánh đa hơn 100 tuổi vào vụ Tết

Làng nghề làm bánh đa truyền thống Đắc Châu (Tân Châu, Thiệu Hóa) đã có hơn 100 năm. Đến nay, toàn xã có khoảng 200 hộ làm bánh đa, bánh đa nem. Càng gần Tết Nguyên đán, không khí làm bánh đa lại càng nhộn nhịp, hối hả, ai cũng mong chờ vào vụ sản xuất chính của năm này.

Đến làng Đắc Châu, từ bờ đê sông Chu đến các ngõ ngách, bờ ao... không khó để bắt gặp hình ảnh người dân phơi bánh đa.

Về thăm làng Đắc Châu, xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, đâu đâu cũng thấy không khí hối hả của những người thợ tráng bánh đa kịp bán ra thị trường. Là vụ sản xuất chính trong năm, nên người dân ở làng nghề bánh đa Đắc Châu hoạt động hết công suất, có những hộ dân mỗi ngày tráng hơn 1.000 bánh vẫn không đủ hàng bán.

Làng nghề đúc đồng hàng trăm năm tuổi nhộn nhịp cận Tết

Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp cận Tết làng đúc đồng Trà Đông lại nhộn nhịp hơn thường ngày. Để cung ứng ra thị trường số lượng lớn đồ lưu niệm, đồ thờ, nhiều cơ sở đức đồng phải thức xuyên đêm đỏ lửa.

Cách trung tâm TP Thanh Hóa khoảng 12km về phía Tây, làng Trà Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa là một vùng đất giàu truyền thống với nghề đúc đồng nổi tiếng. Vào dịp này, những người thợ tại đây đang làm việc liên tục để hoàn tất đơn hàng cho dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Có một miền hoa lê trên núi xa

Mùa xuân vùng cao đẹp như một thiên đường với những tấm thảm mềm mại của các loài hoa. Nào là sắc hồng đỏ của hoa đào, trắng của hoa mận, vàng óng của hoa cải. Và khi những cơn mưa xuân vừa dứt, nắng ấm dần lên, hoa đào, hoa mận rời cành để lại những chùm quả nhỏ xíu chờ ngày dâng quả chín cho đời, cũng là lúc miền sơn cước hữu tình quyến rũ tuyệt vời bởi màu hoa lê tinh khiết phủ khắp núi rừng. Đó là sự tiếp nối, níu kéo thêm không khí, hương sắc của những ngày đầu xuân.

Lê được người dân vùng cao trồng trên rừng, lưng chừng đồi, ven đường, trước cổng làng hay ngay cạnh nhà dân.

Mường Xia mây trắng

Hôm ấy dân bản nhìn thấy mây trắng vờn mây hồng cuồn cuộn bay lên, hòa quện vào nhau trên đỉnh Pha Dùa cùng lời ca: “Y đu năm ne, nọng ơi! Chài hặc ơi”. Họ nghĩ, đó là lời thì thầm của đôi trai gái yêu nhau, rồi kể mãi cho con cháu đời sau nghe về câu chuyện tình Pha Dùa vấn vương.

Không gian Lễ hội Mường Xia.

Bình Định: Khánh thành Đền thờ Đại Tư đồ Võ Văn Dũng

Trong không khí hân hoan, phấn khởi chào đón xuân Quý Mão 2023, chào mừng Kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/02/1930 - 3/02/2023), sáng 16/1 tại xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định tổ chức Lễ khánh thành Đền thờ Đại Tư đồ Võ Văn Dũng.

Đền thờ Đại Tư đồ Võ Văn Dũng tại xã Tây Phú, huyện Tây Sơn.