27 thg 10, 2022

Cà phê vợt: Có nơi ở Sài Gòn gì cũng từ từ

Trong khi mô hình nhượng quyền và chuỗi coffeeshop liên tục "mọc lên như nấm", đâu đó ở Sài Gòn vẫn còn những không gian chỉ sáng tinh sương mới cảm nhận được: mùi cà phê, mùi của bình minh, và tiếng ôn tồn của... người già.

Ly cà phê vợt gây nghiện ở Cheo leo - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Không rõ bắt nguồn từ đâu, nhưng có lẽ mạng xã hội chính là "kẻ dẫn đường" cho những điều cũ kỹ tưởng như đã bị bụi thời gian làm phai màu.

Về Nam Định, thăm làng làm kèn Tây duy nhất của cả nước

Làng Phạm Pháo (xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, Nam Định) từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm và sửa chữa kèn đồng (kèn Tây). Ở đây hầu hết các công đoạn làm kèn đồng vẫn được thực hiện thủ công.

Làng Phạm Pháo (xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) là nơi sản xuất và sửa chữa kèn đồng duy nhất trên cả nước.

Phở Tứ Hải và giọt nước mắt ngày trở về của thực khách

Vị khách là người Cù Lao Phố đã ra nước ngoài sống hơn 30 năm. Ông gọi một tô phở, ăn rất chậm rồi trào nước mắt nói với bà Lưu Lệ Ánh: “Tôi nhớ quê mà tìm về Việt Nam. Đây đúng là Phở Tứ Hải mấy mươi năm trước tôi ăn. Tôi ơn bà quá”.

Khoảng những năm 30, gia đình nhà Lưu Phổi ở Quảng Đông (Trung Quốc) sống quá chật vật bèn đưa vợ con vượt qua biên giới Việt Trung đến đất Cù Lao Phố mưu sinh. Cù lao Phố xưa là một thương cảng sầm uất của vùng Nam Bộ, có nhiều tên gọi như: Nông Nại đại phố, Đông phố, Bãi Rồng, Cù Châu, là một trong những nơi buôn bán sầm uất bậc nhất lúc bấy giờ.

Ông Lưu Phổi mở một quán cơm nhỏ ở đường Cô Giang. Vốn khéo léo, ông nấu món nào cũng ngon. Quán nhỏ làm ăn phát đạt nhanh chóng thành quán lớn, người Biên Hòa rất chuộng ăn ở đây.

26 thg 10, 2022

Ngắm bình minh ở đồi chè Long Cốc

Đồi chè Long Cốc buổi sáng sớm như một bức tranh thủy mặc, cảnh vật thay đổi từng phút.


Đồi chè Long Cốc là một trong những điểm đến yêu thích của du khách đam mê nhiếp ảnh. Nằm tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, cách Hà Nội khoảng 125 km, những "ốc đảo chè" này còn được mệnh danh là vịnh Hạ Long vùng trung du.

Theo nhiều du khách có kinh nghiệm đến Long Cốc săn sương sớm thành công, đồi chè đẹp nhất vào cuối thu, đầu đông. Để có những bức ảnh ưng ý nhất, nên đến vào những ngày nắng, nhiệt độ ngày - đêm nên chênh khoảng 10 độ C. Ngoài ra, có thể đi trước những ngày trở trời (gió mùa) hoặc sau những ngày mưa và có nắng. Bức ảnh được chụp lúc 6h10 khi mặt trời đã lộ rõ.


Ngoài săn sương sớm, ngắm đồi chè dưới ánh bình minh cũng là một gợi ý. Đó là một khung cảnh được du khách miêu tả là "khoảnh khắc siêu thực". "Khi bạn đang mải mê ngắm nhìn những tia nắng len lỏi qua lớp sương mờ ảo, bao phủ toàn bộ đồi chè trùng điệp, thì bất ngờ cả Long Cốc bừng sáng dưới ánh bình minh. Khung cảnh lúc đó, đẹp như một bức tranh thủy mặc vậy", anh Nguyễn Anh Chiêm, một du khách từ Hà Nội, chia sẻ với VnExpress.


Đồi chè Long Cốc đang vào mùa đẹp nhất. Để săn sương, ngắm bình minh, du khách nên đi hai ngày một đêm. Để thuận tiện, bạn nên cắm trại trên đồi chè để có thể ngắm giải ngân hà vào buổi đêm, đồng thời kịp đón bình minh từ 5 đến 7h. Đây cũng là khoảng thời gian đẹp nhất để ngắm đồi chè dưới những tia sáng đầu tiên của ngày mới. Bức ảnh này được chụp lúc 6h30.

Cách di chuyển Hà Nội - Long Cốc: đi theo hướng Quốc lộ 32 đến Thanh Sơn và tiếp tục theo hướng vườn quốc gia Xuân Sơn, đến xã Long Cốc. Với những người mới đi lần đầu, đến xã Long Cốc nên hỏi người dân địa phương đường đi chi tiết để đến chỗ có thể bao quát toàn bộ đồi chè.


Du khách lưu ý nên đi xe gầm cao khi lên đồi chè. 200 m đoạn đường đầu tiên lái xe nên lưu ý rất dễ bị sập gầm. Nếu cắm trại qua đêm, nên chuẩn bị lều trại, túi ngủ, đèn pin, củi, một số loại thuốc phòng côn trùng, đau đầu, tiêu chảy... Mọi người cần mang theo áo ấm vì Long Cốc về đêm lạnh.


Sau khi thu dọn trại để đi về, mọi người cần mang theo toàn bộ rác đã thải ra để đưa đến đúng nơi quy định. Tránh vứt rác bừa bãi. Một lưu ý nhỏ là du khách phải soi đèn pin thật kỹ khi đi gần bụi rậm, vì nơi này có rắn (ảnh).


"Về ăn uống, có thể liên hệ trước với homestay của người dân địa phương, nhờ họ làm cơm rồi đóng hộp, mang lên chỗ cắm trại ăn tối. Giá trung bình khoảng 120.000 đồng một suất. Buổi sáng, cả đoàn có thể ăn mì tôm mang theo để nhanh và tiện", anh Anh Chiêm (ngoài cùng bên trái), vừa cắm trại tại Long Cốc cùng nhóm bạn, chia sẻ.

Anh Chiêm cũng đưa ra lịch trình gợi ý cho chuyến đi hai ngày một đêm: xuất phát từ Hà Nội lúc 15h, di chuyển bằng xe tự lái, 18h30 đến nơi. Nam du khách cho biết đây là một chuyến đi mĩ mãn với anh, vì được hòa mình vào thiên nhiên. Anh cũng có những giây phút vui vẻ bên bạn bè, giữa bầu trời đêm đầy sao cũng như ngắm bình minh tuyệt đẹp.

Phương Anh - Ảnh: Nguyễn Anh Chiêm

239 bậc đá ong lên chùa Tây Phương

Giữa không gian thanh tịnh được bao trùm bởi cảnh sắc thiên nhiên khoáng đạt trên đỉnh núi, chùa Tây Phương hiện lên với những nét cổ kính, trầm mặc. Lần theo 239 bậc đá ong ngàn năm rêu phong lên "Đệ nhất cổ tự" mà thầm cảm phục tài hoa của người xưa.

Nằm trên ngọn núi Tây Phương, thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, chùa Tây Phương là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo và đặc biệt có giá trị với những tác phẩm điêu khắc.

Nà Sự - điểm du lịch kỳ thú ở vùng cao Điện Biên

Điểm du lịch cộng đồng Nà Sự, xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) vừa chính thức mở cửa đón khách du lịch, hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn trên hành trình khám phá miền đất cực Tây của Tổ quốc.

Bản Nà Sự có gần 100 hộ, 100% đồng bào dân tộc Thái sinh sống. Người dân đã sinh sống lâu đời ở đây và có nhiều nét văn hóa riêng biệt, đặc sắc.

Những điểm chụp ảnh mùa thu Hà Nội tuyệt đẹp không thể bỏ qua

Mùa thu Hà Nội mang theo hương vị ngọt ngào của mùa đẹp nhất trong năm, một vẻ đẹp mà ai cũng phải nhớ. Đến với Hà Nội vào mùa thu, bạn đừng quên bỏ qua những địa điểm dưới đây để cảm nhận rõ hơn về mùa thu Hà Nội.

Địa điểm đầu tiên chính là con phố Phan Đình Phùng. Đến đây, bạn sẽ cảm nhận được con đường yên bình giữa hai hàng cây cổ thụ rợp bóng xanh, tận hưởng không khí mùa thu Hà Nội một cách riêng biệt nhất.

Quế Quảng, một thời xuất khẩu muôn nơi

Năm Minh Mạng thứ 17 (1836), cây quế là một trong những thổ sản quý được nhà vua cho khắc hình tượng trên Nghị đỉnh. Quế là mặt hàng đóng vai trò chủ đạo, tạo nên sức hút mạnh mẽ đối với các thương lái trong nước và quốc tế từ nhiều thế kỷ trước.

Mặt hàng quý hiếm

Theo tài liệu từ cuốn sách Souvenir de Hue của Michel Đức Chaigneau, một người con mang hai dòng máu Pháp - Việt, vào nửa đầu thế kỷ XIX, trước khi người Pháp biến cả xứ Cochinchine (Trung Kỳ và Nam Kỳ) làm thuộc địa, vùng này là xuất xứ đủ loại đặc sản đường, cau, bông sợi, bắp, quế, tiêu, chàm... Trong Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn ghi rằng: “Quế là thổ sản được sản xuất ở hai nguồn Thanh Cù (Sơn Hà) và Thanh Bồng (Trà Bồng) có ít dầu mà vị bạc. Quế cho năng suất cao và chất lượng tốt, hằng năm có thể khai thác từ 300 - 400 tấn vỏ quế để xuất khẩu”.

Các sản phẩm làm từ cây quế ở huyện Trà Bồng được trưng bày, giới thiệu đến người tiêu dùng. Ảnh: NHỊ PHƯƠNG

24 thg 10, 2022

Nhà thờ Khoái Đồng, nơi thờ hiện thân của ông già Noel

Nhà thờ Khoái Đồng còn có tên gọi là Khói Đồng, một trong 5 thôn cổ của làng Vị Hoàng, thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định). Nhà thờ Khoái Đồng cùng với nhà thờ Chánh tòa của Đà Lạt là 2 nhà thờ của Việt Nam thờ thánh Nicolais - một vị thánh mà theo truyền thuyết của Thiên Chúa giáo chính là ông già Noel.

Nhà thờ Khoái Đồng xây dựng theo lối kiến trúc Gothic cổ được coi là một trong những kiến trúc độc đáo bậc nhất tại Việt Nam với mái vòm cong được nâng đỡ với hệ thống xà bằng xi măng uốn lượn theo mái tạo ra thế vững chãi.

Trên nhưng bức tường là những cột trụ được tạc công phu tượng những vị thánh Thiên Chúa giáo như thánh Patrick, thánh Peter, Giuse…

Nhà thờ gỗ Kon Tum tường cột xây bằng bùn trộn rơm vẫn trường tồn hơn 1 thế kỷ, đẹp long lanh

Hơn một thế kỷ (103 năm) phơi mình dưới cái nắng, cái gió Tây Nguyên, nhà thờ gỗ Thiên Chúa giáo ở tỉnh Kon Tum xây bằng bùn trộn rơm vẫn vững chãi với thời gian và là một trong những điểm nhấn của kiến trúc cảnh quan, điểm tham quan du lịch của phố núi.

Đây cũng là một trong 10 nhà thờ đạo Thiên Chúa giáo đẹp nhất Việt Nam. Đặc biệt, nhà thờ gỗ Kon Tum có lối kiến trúc khá độc đáo, tường và cột còn được xây bằng bùn và rơm.

Nằm bên dòng sông Đăk Bla hiền hòa và đầy thơ mộng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum là điểm đến lý tưởng của nhiều du khách yêu thích vẻ đẹp hoang sơ và đầy cổ kính.

Một trong những điểm du lịch nổi tiếng của thành phố Kon Tum được biết đến chính là nhà thờ gỗ Kon Tum, với tuổi đời hơn một thế kỷ và luôn là niềm tự hào của người dân cao nguyên.

Nhà thờ gỗ Kon Tum hay còn gọi là nhà thờ Chánh tòa Kon Tum,