22 thg 9, 2022

Lãng mạn mùa thu ở hồ Trúc Bài Sơn

Hồ Trúc Bài Sơn nằm trên địa bàn thôn Quảng Mới, xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà, cách trung tâm huyện khoảng 20 km. Hồ Trúc Bài Sơn còn gọi là “hồ trên núi”, bốn mùa đều đẹp nhưng lãng mạn nhất là mùa thu.

Hồ Trúc Bài Sơn nằm trên địa bàn thôn Quảng Mới, xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà, cách trung tâm huyện khoảng 20 km. Hồ Trúc Bài Sơn còn gọi là “hồ trên núi”, bốn mùa đều đẹp nhưng lãng mạn nhất là mùa thu.

Hồ Trúc Bài Sơn có diện tích 110 ha, lượng nước trong hồ thường xuyên đạt khoảng 15 triệu m³, nước được hợp từ các con suối ở các thôn, bản Quảng Mới, Tài Chi, Lồ Má Coọc (xã Quảng Sơn) chảy về. Mùa thu có nhiều ngày mưa với sương mù, những ngày trời đẹp nắng vàng mầu mật ong khiến lòng hồ càng thêm lãng mạn.

Chiều thu, mặt trời vàng màu mật ong in bóng xuống lòng hồ Trúc Bài Sơn.

21 thg 9, 2022

Ngắm hoa sim trên đồi Tình

Đồi Tình rộng gần 200 ha, thuộc xã Đại Dực (Tiên Yên) và xã Húc Động (Bình Liêu). Đồi Tình một thời được coi như “Ông Tơ, bà Nguyệt” đã xe duyên cho nhiều đôi trai gái nên vợ, nên chồng sống hạnh phúc.

Với những người Sán Chỉ đã đứng tuổi ở các xã Đại Dực, Húc Động, thì đồi Tình đã một thời gắn bó suốt tuổi thanh niên của họ và là địa danh ai cũng muốn tìm đến khi đang ở tuổi hẹn hò. Thời điểm đó, khi Chương trình xây dựng nông thôn mới chưa được đưa vào Tiên Yên, Bình Liêu, thì các xã gắn với đồi Tình đều là xã khó khăn vì nằm xa trung tâm huyện, nhiều thôn bản giống như ốc đảo nhưng bà con không vì thế mà buồn, họ hẹn hò nhau lên đồi Tình rồi cùng hát soóng cọ.

Mùa hè trên đồi Tình thật lãng mạn với hoa sim tím.

Ngọn đồi nằm giữa thành phố Uông Bí đẹp mơ màng sau mỗi lần "thay áo"

Ở cả hai thời điểm, cỏ xanh hay cỏ cháy, đồi Phượng Hoàng vẫn có một sức cuốn hút riêng.

Đối lập với một thành phố Uông Bí nhộn nhịp, đồi Phượng Hoàng hiện lên như một miền đất thơ mộng tách biệt khỏi sự xô bồ, khói bụi bên ngoài. Cũng vì vậy, địa điểm sau khi được biết đến đã nhanh chóng được hội mê du lịch truyền tai nhau và thu hút không ít bạn trẻ đến thưởng ngoạn, chụp ảnh.

Đồi Phượng Hoàng thuộc bản 12 Khe, phường Bắc Sơn, thành phố Uông Bí, Quảng Ninh. Nằm ở độ cao gần 500 m, nơi đây thích hợp với những buổi dã ngoại cuối tuần, đặc biệt là những ai đam mê leo núi, vận động.

Vào mùa xuân và hè, ngọn đồi ngập chìm trong sắc xanh. (Ảnh: Trung Kbiaern)

Lên 'nóc nhà Yên Bái' ngắm hoa chi pâu

Hoa chi pâu năm nay nở sớm nên giữa tháng 9, anh Anh Chiêm đưa vợ lên đỉnh Tà Chì Nhù ngắm hoa.

Vợ chồng anh Nguyễn Anh Chiêm, 41 tuổi và chị Đỗ Thị Quỳnh, 38 tuổi, Hà Nội, có chung sở thích du lịch khám phá và chụp ảnh. Họ vừa có chuyến đi ba ngày hai đêm, từ 14 đến 16/9, lên đỉnh Tà Chì Nhù cao 2.979 m, nơi được mệnh danh là "nóc nhà Yên Bái" để ngắm hoa chi pâu. Hai người đã lên kế hoạch từ năm 2021 nhưng vì dịch bệnh nên đành hoãn lại.

Chị Quỳnh tạo dáng để anh Chiêm chụp ảnh. Bộ ảnh với hoa chi pâu là món quà tinh thần anh tặng sinh nhật vợ.

20 thg 9, 2022

Bên trong ngôi làng chuyên làm đặc sản mùa thu Hà Nội

Làng nghề cốm Mễ Trì đã có từ lâu đời, tới ngày nay vẫn còn giữ được nguyên vẹn bí quyết làm cốm mà không nơi nào có được. Cốm Mễ Trì là một trong những món ẩm thực nổi tiếng của Hà Thành.

Vào những ngày Thủ đô Hà Nội chớm sang thu, khi thời tiết dần mát mẻ và len lỏi theo cơn gió nhẹ là mùi hương nồng nàn của hoa sữa, trên những con phố, dễ dàng bắt gặp hình ảnh các bà, các chị gánh những gánh cốm xanh mơn mởn. 

Khám phá hệ thống sông, rạch dài hàng trăm kilomet trên đảo Phú Quốc

Ngoài những bãi biển xanh biếc thơ mộng, các khu nghỉ dưỡng sang trọng, có lẽ không có hòn đảo nào ở Việt Nam có nhiều những dòng sông, con rạch lớn như ở đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).


Nếu có dịp đến với Phú Quốc, chúng ta hãy thuê thuyền nhỏ thực hiện một chuyến đi ngược lên thượng nguồn tham quan 2 con sông lớn và tiêu biểu nhất của du lịch Phú Quốc. Đó là sông Dương Đông và sông Cửa Cạn.

Sông Cửa Cạn trên đảo Phú Quốc có chiều dài khoảng 15 km, bắt nguồn từ dãy núi Hàm Ninh (xã Hàm Ninh, TP Phú Quốc), chảy theo hướng Tây Tây Nam rồi đổ ra biển thuộc xã Cửa Cạn.

Dòng sông này chảy qua một số khu vực mà người dân địa phương quen gọi như: Rừng Cấm, đồng Cây Sao, đồng Bà... (Ảnh: Dũng Trương). 

Nha Trang biển gọi

Thành phố biển Nha Trang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Khánh Hòa, vùng đất được mệnh danh là xứ “rừng trầm, biển yến”. Nơi đây có nhiều di tích lịch sử, văn hóa lâu đời mang đậm dấu ấn của nền văn minh Champa cổ. Đặc biệt, với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng và kì vĩ, vịnh Nha Trang là vịnh biển thứ hai của Việt Nam - sau vịnh Hạ Long - được công nhận là vịnh biển đẹp nhất thế giới. Với vẻ đẹp đặc trưng “trên phố dưới biển”, Nha Trang luôn khiến bao người mê mẩn, say đắm và trở thành điểm hẹn du lịch biển hấp dẫn đối với du khách, nhất là du khách nước ngoài mỗi khi có dịp đến với Việt Nam.

Một góc thành phố biển Nha Trang (Khánh Hòa). Ảnh: Hoàng Hà/VNP

Huế - thành phố di sản và lễ hội

Tỉnh Thừa Thiên Huế có thành phố Huế sở hữu nhiều di sản thế giới, di sản khu vực và còn là thành phố festival, trung tâm tổ chức các sự kiện văn hóa, lễ hội lớn của cả nước. Vì thế, Thừa Thiên Huế xem du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đến năm 2030 trở thành điểm đến di sản văn hóa nổi tiếng thế giới, thu hút khoảng 8 triệu lượt khách, trong đó một nửa là khách quốc tế. Di sản, văn hóa và lễ hội cũng được địa phương xác định là thế mạnh, động lực để xây dựng phát triển thành thành phố trực thuộc Trung ương và là thành phố di sản, thành phố festival ngang tầm thế giới.

19 thg 9, 2022

Con đường ngắn nhất Sài Gòn

Năm 2016, một bạn trẻ 29 tuổi là Trần Đặng Đăng Khoa đã bỏ thời gian gần nửa năm tìm hiểu thông tin và thực hiện bộ ảnh chụp những con đường ngắn nhất Sài Gòn. Theo đó, Khoa xác định rằng con đường ngắn nhất Sài Gòn là đường Đỗ văn Sửu, nằm ở chân cầu Chà Và, quận 5.

Chung cư Đỗ văn Sửu trên đường Đỗ văn Sửu. Ảnh: Đăng Khoa

Tháp Bà Ponagar - Quần thể kiến trúc nghệ thuật độc đáo

Là một địa điểm du lịch nổi tiếng của Nha Trang, tháp Bà Ponagar nằm trên quả đồi xinh đẹp cạnh bờ sông Cái hiền hòa. Với lối kiến trúc độc đáo và vẻ đẹp cổ kính mang sự huyền bí của tâm linh khiến cho tháp Bà Ponagar luôn trở nên hấp dẫn du khách.

Tháp Bà Ponagar nằm trên quả đồi xinh đẹp cạnh bờ sông Cái hiền hòa.

Tháp Bà Ponagar có tên gọi khác là Yang Po Inư Nagar hay Yang Pô Ana Gar (Inư, Ana trong tiếng Chăm, Eđê, Jarai theo âm cổ gốc có nghĩa là Mẹ). Tháp được xây dựng trong khoảng từ thế kỉ thứ 8 đến hết thế kỉ thứ 13. Đây là thời kỳ đạo Hinđu (Ấn Độ giáo) đang trong giai đoạn cực thịnh tại vương quốc Chămpa cổ.