7 thg 9, 2022
Chùa Sủi - độc đáo ngôi chùa nguyên phi Ỷ Lan từng nhiếp chính
Chùa Phú Thị có tên chữ là Đại Dương tự hay Đại Dương Sùng Phúc tự, dân gian gọi nôm là chùa Sủi được xây dựng từ rất sớm, có thuyết nói chùa ra đời từ thế kỷ thứ 2 khi Phật giáo du nhập qua Luy Lâu, nhưng không rõ năm nào.
Về Pù Luông ôm trọn cảnh sắc non xanh nước biếc
Đường về Pù Luông không quá khó như cung đường ở Tây Bắc, cảnh sắc hai bên đường tuyệt đẹp với địa hình đồi núi trùng điệp, một màu xanh ngắt của những cánh rừng nguyên sinh, ruộng lúa.
Nằm cách sân bay Thọ Xuân (tỉnh Thanh Hóa) khoảng 95 km về hướng tây bắc, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông nằm ở hai huyện Bá Thước và Quan Hóa không làm bạn thất vọng. Cảnh sắc nơi đây gây ấn tượng mạnh với rừng nguyên sinh, ruộng bậc thang được bao phủ bởi đồi núi trùng điệp, khí hậu mát mẻ, dễ chịu quanh năm.
Ruộng bậc thang Pù Luông vào những ngày tháng 8
Nằm cách sân bay Thọ Xuân (tỉnh Thanh Hóa) khoảng 95 km về hướng tây bắc, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông nằm ở hai huyện Bá Thước và Quan Hóa không làm bạn thất vọng. Cảnh sắc nơi đây gây ấn tượng mạnh với rừng nguyên sinh, ruộng bậc thang được bao phủ bởi đồi núi trùng điệp, khí hậu mát mẻ, dễ chịu quanh năm.
6 thg 9, 2022
Hôm qua em đi chùa... Hang, hoa cỏ vậy mà hơi... sang!
Trước khi nói chuyện "Hôm qua em đi chùa... Hang", ta cùng nghe bài Em đi chùa Hương (nhạc Trung Đức, phổ thơ Nguyễn Nhược Pháp) để thư giãn nghen.
Thiệt ra nói đi chùa Hương là đi chùa Hang cũng... chấp nhận được, bởi vì hành trình đến chùa Hương cũng sẽ đến động Hương Tích, nơi được mệnh danh là Nam thiên đệ nhất động. Ngoài ra dọc suối Yến có rất nhiều chùa, trong đó không ít chùa nằm trong hang.
Tuy vậy, người ta không gọi chùa Hương là chùa Hang, mà gọi là chùa Hương (chùa ở vùng Hương Sơn) hay chùa Thiên Trù (tên chữ của chùa, nghĩa là bếp trời). Thôi, không kể đến chùa Hương thì khắp đất nước ta, từ Bắc chí Nam cũng đã có vô số ngôi chùa mang tên Chùa Hang rồi!
Sơn La vào mùa táo mèo
Mùa thu về cũng là lúc những quả táo mèo chín trĩu cành ở xã Ngọc Chiến, huyện Mường La níu chân du khách.
Trần Thương (Hà Nội) làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin có niềm đam mê nhiếp ảnh và du lịch. Anh cho biết thu là mùa đẹp nhất và cũng là mùa thu hoạch của các loại cây trồng trong năm. Mùa thu đến vùng cao ở bản Nậm Nghiệp (Ngọc Chiến, Mường La, Sơn La), bạn sẽ thích thú khi những quả táo mèo (còn gọi quả sơn tra) chín trĩu cành.
Ngôi chùa duy nhất thờ Phật bà Đại Tuệ tại Việt Nam
Chùa Đại Tuệ Nằm trên đỉnh núi cao nhất của dãy núi Đại Huệ với độ cao gần 500 m so với mực nước biển, chùa Đại Tuệ (xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) tọa lạc trong một không gian non nước hữu tình, nay đang là một trong những chốn hành hương, một thắng cảnh bậc nhất về văn hóa lịch sử của miền đất Bắc Trung bộ.
Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Linh Sơn
Cùng với nhiều ngôi chùa cổ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, chùa Linh Sơn vẫn giữ được nét cổ kính với kiến trúc “tứ trụ” thường gặp trong các công trình kiến trúc tín ngưỡng - tôn giáo ở Nam Bộ xưa.
Ngã Tư Quốc tế và những cung đường đi về Thủ
Ngã tư Quốc Tế ở Bình Dương là giao lộ giữa hai con đường Trần Tử Bình và đường Hùng Vương. Khi đến khu vực nầy không ít người phải thắc mắc và đặt câu hỏi rằng tại sao lại có tên gọi là Quốc Tế. Nó đã ra đời trong bối cảnh nào của lịch sử?
Những năm đầu của thế kỷ 20, để đẩy mạnh khai thác tài nguyên thuộc địa, tạo điều kiện thông thương, nên thực dân Pháp lần lượt cho mở rộng những cung đường ở vùng ngoại vi chợ Thủ. Trong số đó có một con đường đất nhỏ nằm cắt ngang bởi hai nhánh chảy của rạch thầy Năng. Đường nầy nối từ tuyến Thuộc Địa Số 2 (sau đổi tên thành Quốc Lộ 13) qua tới đường Charles Rossigneux [1818-1907] (sau 1956 đổi tên đường Lý Thường Kiệt) được đặt tên là đại lộ Léon Gambetta, để tưởng nhớ tới ông Léon Gambetta [1838-1882] một luật sư kiêm chánh trị gia người Pháp, thuộc đảng Cộng Hoà.
Những năm đầu của thế kỷ 20, để đẩy mạnh khai thác tài nguyên thuộc địa, tạo điều kiện thông thương, nên thực dân Pháp lần lượt cho mở rộng những cung đường ở vùng ngoại vi chợ Thủ. Trong số đó có một con đường đất nhỏ nằm cắt ngang bởi hai nhánh chảy của rạch thầy Năng. Đường nầy nối từ tuyến Thuộc Địa Số 2 (sau đổi tên thành Quốc Lộ 13) qua tới đường Charles Rossigneux [1818-1907] (sau 1956 đổi tên đường Lý Thường Kiệt) được đặt tên là đại lộ Léon Gambetta, để tưởng nhớ tới ông Léon Gambetta [1838-1882] một luật sư kiêm chánh trị gia người Pháp, thuộc đảng Cộng Hoà.
5 thg 9, 2022
Thác nước cao hơn 100 m giữa rừng Trường Sơn
Thác Ba Vòi ở phía tây Quảng Trị, cao hơn 100 m với hệ thống ba thác liên hoàn, còn nguyên sơ do chưa khai thác du lịch.
Thác Ba Vòi thuộc xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông, nằm giữa rừng Trường Sơn hùng vĩ với bạt ngàn cây cổ thụ.
Dòng nước chảy ầm ào, tung bọt trắng xóa, cách xa cả km vẫn nghe thấy tiếng nước chảy. Bề rộng của thác không lớn, nhưng thác cao hơn 100m, hùng vĩ giữa đại ngàn.
Nước trên đỉnh thác chia thành ba dòng chảy xuống vách đá dựng đứng nên người địa phương gọi là thác Ba Vòi.
Phía trên của thác Ba Vòi là đỉnh núi Voi Mẹp, cao 1.707 m so với mực nước biển. Đây là ngọn núi cao nhất của tỉnh Quảng Trị.
Hệ thống thác Ba Vòi gồm ba thác, trong đó đây là thác nước thứ 3, xa nhất nằm về phía thượng nguồn.
Phía dưới ngọn thác có một hồ nước nhỏ, dòng nước mát lạnh vì chảy giữa rừng và đá núi.
Thác chưa khai thác du lịch nên còn đầy hoang sơ. Thỉnh thoảng, chỉ có những đoàn kiểm lâm, bảo vệ rừng, phượt, nghiên cứu, hoặc một số người dân địa phương mới đặt chân đến.
Đây là thác một trong hệ thống. Thác này có độ cao thấp hơn, nhưng hồ nước rộng hơn. Theo người dân địa phương, hồ này sâu từ 5 đến 7m, có rất nhiều cá mát to bằng bàn tay. Cá mát là đặc sản của địa phương, chỉ sống ở vùng nước sạch.
Cuối năm 2020, mưa lũ khiến dòng suối dẫn đến thác Ba Vòi bị sạt lở, cuốn theo từng tảng đá khổng lồ. Ở khu vực sạt lở này, cây cối chết khô. Sau ba năm, khu vực này vẫn thiếu bóng cây xanh.
Từ điểm cuối cùng có thể đi xe máy ở thôn Đá Ngồi (xã Hướng Hiệp), du khách mất khoảng 2 tiếng cuốc bộ theo suối để đến thác Ba Vòi. Đường vào thác ẩn hiện giữa rừng nguyên sinh, có nhiều cây to đường kính đến một mét.
Không ít đoạn dốc đứng cheo leo, dễ trượt ngã. Khoảng cách từ thác một đến thác ba khoảng 30 phút đi bộ.
Hiện, tỉnh Quảng Trị lập đề án xây dựng đường bê tông dành cho người đi bộ để phát triển du lịch ở thác Ba Vòi. Khu vực này cách TP Đông Hà khoảng một giờ đi xe máy.
Dòng nước chảy ầm ào, tung bọt trắng xóa, cách xa cả km vẫn nghe thấy tiếng nước chảy. Bề rộng của thác không lớn, nhưng thác cao hơn 100m, hùng vĩ giữa đại ngàn.
Phía trên của thác Ba Vòi là đỉnh núi Voi Mẹp, cao 1.707 m so với mực nước biển. Đây là ngọn núi cao nhất của tỉnh Quảng Trị.
Phía dưới ngọn thác có một hồ nước nhỏ, dòng nước mát lạnh vì chảy giữa rừng và đá núi.
Hiện, tỉnh Quảng Trị lập đề án xây dựng đường bê tông dành cho người đi bộ để phát triển du lịch ở thác Ba Vòi. Khu vực này cách TP Đông Hà khoảng một giờ đi xe máy.
Hoàng Táo
Đến Đề Gi, đừng chỉ 'săn' cá voi
Được biết đến nhiều hơn từ khi cá voi xuất hiện, nhưng điều khiến du khách dừng chân ở Đề Gi còn vì sự nguyên bản của vùng biển này.
Đề Gi, thuộc xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, Bình Định là một vùng vịnh kín. Được mệnh danh là "công chúa ngủ quên" của Quy Nhơn, Đề Gi sở hữu vẻ đẹp hoang sơ với bãi biển xanh, đồi cát trắng, có cửa biển, làng chài và sinh vật biển phong phú.
Đề Gi, thuộc xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, Bình Định là một vùng vịnh kín. Được mệnh danh là "công chúa ngủ quên" của Quy Nhơn, Đề Gi sở hữu vẻ đẹp hoang sơ với bãi biển xanh, đồi cát trắng, có cửa biển, làng chài và sinh vật biển phong phú.
Quán nhỏ đất Mũi
Kỷ niệm mấy năm như gợn lại trong lòng. Quán nhỏ đất Mũi. Cứ tưởng cũng chỉ nhơ nhớ thế thôi, mà sao hình ảnh ấy lại vụt sáng, vút cao.
Quán Cà Mau cũng chỉ nhỏ như ở quán rìa ven Sài Gòn. Ấy vậy mà thật ra khác lắm. Nhìn bà má rót nước liên hồi, đố ai đoán được bà mới chỉ hơn sáu chục. Thời gian khủng khiếp quá. Không, đúng hơn là thời gian lam lũ bươn chải mưu sinh.
Quán Cà Mau cũng chỉ nhỏ như ở quán rìa ven Sài Gòn. Ấy vậy mà thật ra khác lắm. Nhìn bà má rót nước liên hồi, đố ai đoán được bà mới chỉ hơn sáu chục. Thời gian khủng khiếp quá. Không, đúng hơn là thời gian lam lũ bươn chải mưu sinh.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)