Sơn Chà nằm dưới chân đèo Hải Vân, thuộc địa phận Lăng Cô, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế. Nhìn xa, hòn đảo này tựa một chiếc chảo úp ngược, do đó người dân xưa kia gọi đây là Hòn Chảo.
9 thg 8, 2022
Cá tra nhúng mẻ đãi khách đến An Giang
Món lẩu có vị ngọt chua từ mẻ kết hợp cá tra nhúng chín mềm, thịt dai ngọt và béo, ăn kèm nhiều loại rau.
An Giang là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều danh lam thắng cảnh thu hút du khách trong và ngoài nước. Với lợi thế sông ngòi chằng chịt, nguồn nước ngọt phù sa, người dân nơi đây nuôi nhiều loài thủy sản mang giá trị kinh tế cao, trong đó có cá tra.
Cá tra giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều đạm, thịt ngọt và thơm béo. Với cá tra, người An Giang có thể chế biến vô số món ăn cho bữa cơm gia đình như khô chiên, kho, nhúng giấm, nấu cháo, canh chua... Đặc biệt, cá tra nấu lẩu với cơm mẻ là món ăn được ưa chuộng.
An Giang là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều danh lam thắng cảnh thu hút du khách trong và ngoài nước. Với lợi thế sông ngòi chằng chịt, nguồn nước ngọt phù sa, người dân nơi đây nuôi nhiều loài thủy sản mang giá trị kinh tế cao, trong đó có cá tra.
Cá tra giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều đạm, thịt ngọt và thơm béo. Với cá tra, người An Giang có thể chế biến vô số món ăn cho bữa cơm gia đình như khô chiên, kho, nhúng giấm, nấu cháo, canh chua... Đặc biệt, cá tra nấu lẩu với cơm mẻ là món ăn được ưa chuộng.
“Săn” cá sát theo con nước
Tháng 8, dòng sông Hậu ngả màu ngầu đục, cũng là lúc những “ngư phủ” tất bật dùng vợt xúc cá sát, kiếm thêm thu nhập. Cá sát sông thuộc loại da trơn, muốn khai thác được nhiều, ngư dân phải canh theo con nước...
Nồng nàn hương thị
Năm nào cũng vậy, khoảng giữa tháng 6 (âm lịch), nếu có dịp đến vùng Bảy Núi, bên cạnh rất nhiều loại đặc sản, mọi người sẽ được thưởng thức thêm một loại trái cây mang hương vị đặc biệt của núi rừng - trái thị. Có lẽ, vì cây thị chưa mang lại nhiều giá trị kinh tế như những cây trồng khác nên hiếm người trồng, người bán. Người tìm mua trái thị đa phần là để tìm về miền ký ức, với hương thơm như làm dịu cả đất trời.
Theo các bậc cao niên trong vùng, khoảng 10 năm trước, cây thị ở vùng Tri Tôn, Tịnh Biên còn nhiều, chủ yếu được trồng ở sâu trong phum, sóc hoặc ở trên núi, cách vài hộ là có nhà trồng từ 3-4 cây. Tuy nhiên, hiện nay số lượng cây thị của cả vùng Bảy Núi không còn nhiều như trước.
Theo các bậc cao niên trong vùng, khoảng 10 năm trước, cây thị ở vùng Tri Tôn, Tịnh Biên còn nhiều, chủ yếu được trồng ở sâu trong phum, sóc hoặc ở trên núi, cách vài hộ là có nhà trồng từ 3-4 cây. Tuy nhiên, hiện nay số lượng cây thị của cả vùng Bảy Núi không còn nhiều như trước.
Châu Thị Tế và dấu ấn ở vùng đất biên cương
Là người đã giúp Thoại Ngọc Hầu bình định, phát triển vùng đất Châu Đốc - Núi Sam từ những ngày đầu mở cõi, bà Châu Thị Tế được người đương thời và hậu thế vinh danh bởi những đóng góp to lớn. Ngày nay, tên tuổi của bà vẫn còn lưu danh qua tên núi, tên làng và cả công trình thủy lợi tiêu biểu của vùng đất Nam Bộ mấy trăm năm qua: Kênh Vĩnh Tế.
Danh nhân mở cõi
Cùng với quá trình mở cõi đất phương Nam, Châu Đốc là nơi có bề dày lịch sử văn hóa hơn 260 năm hình thành và phát triển. Ngay từ thời khai hoang, Châu Đốc có một vị thế chiến lược đặc biệt quan trọng ở khu vực Tây Nam, với cái thế “tiền tam giang, hậu thất lĩnh”. Đây là vùng địa linh nhân kiệt, lưu giữ nhiều giá trị truyền thống, lịch sử, văn hóa và cũng là quê hương của nhiều bậc danh nhân, chiến sĩ yêu nước và nhân sĩ trí thức nổi tiếng. Trong đó, bà Châu Thị Tế, nhất phẩm phu nhân của ông Thoại Ngọc Hầu, đã góp công lớn trong việc phò giúp chồng đào kênh nối Châu Đốc - Hà Tiên trong giai đoạn 1819-1824. Khi hoàn thành, công trình này được vua Gia Long vinh danh đặt tên là Vĩnh Tế Hà và cho khắc trên Cao Đỉnh của triều Nguyễn đặt tại sân Thế Miếu ở kinh đô Huế.
Danh nhân mở cõi
Cùng với quá trình mở cõi đất phương Nam, Châu Đốc là nơi có bề dày lịch sử văn hóa hơn 260 năm hình thành và phát triển. Ngay từ thời khai hoang, Châu Đốc có một vị thế chiến lược đặc biệt quan trọng ở khu vực Tây Nam, với cái thế “tiền tam giang, hậu thất lĩnh”. Đây là vùng địa linh nhân kiệt, lưu giữ nhiều giá trị truyền thống, lịch sử, văn hóa và cũng là quê hương của nhiều bậc danh nhân, chiến sĩ yêu nước và nhân sĩ trí thức nổi tiếng. Trong đó, bà Châu Thị Tế, nhất phẩm phu nhân của ông Thoại Ngọc Hầu, đã góp công lớn trong việc phò giúp chồng đào kênh nối Châu Đốc - Hà Tiên trong giai đoạn 1819-1824. Khi hoàn thành, công trình này được vua Gia Long vinh danh đặt tên là Vĩnh Tế Hà và cho khắc trên Cao Đỉnh của triều Nguyễn đặt tại sân Thế Miếu ở kinh đô Huế.
4 thg 8, 2022
Về biên giới thưởng thức cá đồng
Cuối tháng 6 (âm lịch), những chợ cá ở khu vực giáp biên bắt đầu xuất hiện một số loại cá đồng mùa lũ. Với dân quê, cá đồng trở thành một phần trong cuộc sống và với du khách, đó là cái vị thân thương, chân chất của một miền Tây nắng sớm mưa chiều.
Chờ mùa cá đến
Sang tháng 6 (âm lịch), chợ Tha La vẫn chưa phong phú các loại cá đồng. Với dân quê, cá đồng là món quà của lũ, nên họ tranh thủ đi chợ từ khi mặt trời còn chấp chới vài tia nắng đầu tiên. Do nước lũ mấy năm qua luôn trái tính trái nết, nên sản lượng cá đồng không còn phong phú như xưa. Chỉ thấy quanh quẩn mấy con cá dảnh, mè vinh, cá lăng… hay xuất hiện ở chợ.
Chờ mùa cá đến
Sang tháng 6 (âm lịch), chợ Tha La vẫn chưa phong phú các loại cá đồng. Với dân quê, cá đồng là món quà của lũ, nên họ tranh thủ đi chợ từ khi mặt trời còn chấp chới vài tia nắng đầu tiên. Do nước lũ mấy năm qua luôn trái tính trái nết, nên sản lượng cá đồng không còn phong phú như xưa. Chỉ thấy quanh quẩn mấy con cá dảnh, mè vinh, cá lăng… hay xuất hiện ở chợ.
“Tiệc Xoè” miền Tây Bắc
Điều ít biết về thằn lằn núi - loài động vật xấu lạ chỉ có ở núi Bà Đen
Theo người dân địa phương, sở dĩ chỉ núi Bà Đen mới có thằn lằn núi là bởi khu vực này có điều kiện địa hình và khí hậu lý tưởng, thuận lợi cho quá trình sinh sôi, phát triển của sinh vật này.
Nằm ở phía Tây Nam của vùng Đông Nam Bộ, Tây Ninh không chỉ là vùng đất của văn hóa và tôn giáo với nhiều điểm đến mang dấu ấn tín ngưỡng đặc sắc mà còn sở hữu hệ sinh thái đa dạng, cung cấp những loài động, thực vật phong phú. Một trong số đó là thằn lằn núi.
Chúng hiện chỉ được tìm thấy ở khu vực núi Bà Đen, thuộc xã Thạnh Tân - cách trung tâm thành phố Tây Ninh chừng 8km.
Nằm ở phía Tây Nam của vùng Đông Nam Bộ, Tây Ninh không chỉ là vùng đất của văn hóa và tôn giáo với nhiều điểm đến mang dấu ấn tín ngưỡng đặc sắc mà còn sở hữu hệ sinh thái đa dạng, cung cấp những loài động, thực vật phong phú. Một trong số đó là thằn lằn núi.
Chúng hiện chỉ được tìm thấy ở khu vực núi Bà Đen, thuộc xã Thạnh Tân - cách trung tâm thành phố Tây Ninh chừng 8km.
Làng miến Cự Đà, điểm đến thú vị bên sông Nhuệ
Nằm bên dòng sông Nhuệ yên bình và ẩn phía sau khu đô thị Thanh Hà là làng cổ Cự Đà (xã Cự Khê, H.Thanh Oai, Hà Nội) với nhiều công trình kiến trúc cổ kính và nghề làm miến nổi tiếng.
Với tuổi đời hơn 400 năm, Cự Đà là làng quê nổi tiếng của tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc xã Cự Khê, H.Thanh Oai, Hà Nội) với nhiều công trình kiến trúc đặc sắc mà dấu vết vẫn còn đến ngày hôm nay. Người Cự Đà cũng từng làm nhiều nghề và nghề nào cũng nổi tiếng.
Từ khoảng 30 năm nay, tại Cự Đà xuất hiện nghề làm miến dong.
Vào thời điểm cực thịnh khi mới du nhập, số hộ dân làm miến ở Cự Đà chiếm đến 80%. Nhưng tới nay số hộ làm nghề đã giảm đáng kể. Các cơ sở sản xuất dần được công nghiệp hoá với những máy móc tráng, cắt, sấy tự động, chỉ còn một vài hộ vẫn tráng miến thủ công và cũng chỉ làm khi được khách đặt hàng trước.
Với tuổi đời hơn 400 năm, Cự Đà là làng quê nổi tiếng của tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc xã Cự Khê, H.Thanh Oai, Hà Nội) với nhiều công trình kiến trúc đặc sắc mà dấu vết vẫn còn đến ngày hôm nay. Người Cự Đà cũng từng làm nhiều nghề và nghề nào cũng nổi tiếng.
Từ khoảng 30 năm nay, tại Cự Đà xuất hiện nghề làm miến dong.
Vào thời điểm cực thịnh khi mới du nhập, số hộ dân làm miến ở Cự Đà chiếm đến 80%. Nhưng tới nay số hộ làm nghề đã giảm đáng kể. Các cơ sở sản xuất dần được công nghiệp hoá với những máy móc tráng, cắt, sấy tự động, chỉ còn một vài hộ vẫn tráng miến thủ công và cũng chỉ làm khi được khách đặt hàng trước.
3 thg 8, 2022
Một thoáng huyện Lắk
Huyện Lắk cách thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) 54 km theo quốc lộ 27. Thiên nhiên nơi đây thật tuyệt vời, có núi, có thung lũng và hồ nước mênh mông. Lắk đang là điểm đến thú vị để du khách khám phá, trải nghiệm, thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên và văn hóa của vùng đất này.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)