20 thg 11, 2021

Mây luồn trên đèo Khau Phạ

Địa danh đèo Khau Phạ (huyện Mù Căng Chải – Yên Bái) không chỉ hút hồn du khách vào mùa nước đổ hoặc lúa chín mà còn đẹp đến độ diễm lệ khi mây đến vờn bay trên núi rừng, ruộng bâc thang và bản làng của người Mông, người Thái.

Theo các chỉ dẫn du lịch của dân phượt, các hãng du lịch lữ hành thì mùa mây Tây bắc chỉ giới thiệu ở các vùng nổi tiếng như Tà Xùa, Mộc Châu (Sơn La), Hoàng Liên Sơn, Y Tý (Lào Cai) nhưng ít nhắc đến vẻ đẹp của mùa mây ở đèo Khau Phạ. Chúng tôi đã có gần 10 năm, mỗi năm 2 lần lên nơi này nhưng để gặp cảnh mây tràn vào bản làng, vào ruộng bậc thang chỉ có một lần duy nhất.
Mùa mây ở đèo Khau Phạ thường xuất hiện từ tháng 10 năm nay đến tháng 3 năm sau.

Người Mông ở bản Lìm Mông xã Cao Phạ cho biết, ở dãy núi Khau Phạ này, mù nhiều hơn mây, có nghĩa là, có những tháng, cả con đèo huyền thoại này chìm trong màn mù khổng lồ, người đứng cách người vài mét là không nhìn thấy nhau.

Núi Bà Rá - Cảnh thiêng hữu tình

Núi Bà Rá nằm trên địa phận phường Sơn Giang, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước. Giữa một vùng đồi cây cối rậm rạp nhô lên một ngọn núi cao tạo cho Bà Rá một vẻ đẹp hùng vĩ. Với độ cao 723m, núi Bà Rá là một trong 3 ngọn núi cao nhất Nam bộ.

Nhà bia và đền tưởng niệm các chiến sĩ, quân dân đồng bào đã hy sinh trong kháng chiến ở khu vực Bà Rá được xây dựng tại đồi Bằng Lăng

Trong lịch sử kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, do có địa hình hiểm trở nên núi Bà Rá là căn cứ hoạt động của những chiến sĩ cách mạng và ghi dấu nhiều chiến công anh dũng kiên cường của quân và dân Phước Long xưa.

Thiền viện Giác Tâm, TP. Hạ Long

Đến với tỉnh Quảng Ninh nơi mảnh đất huyền thoại miền Đông Bắc của Tổ quốc, với các điểm du lịch tâm linh hấp dẫn, Quảng Ninh có nhiều công trình tâm linh nổi tiếng nhưng có thể nói vùng đất thiêng này là nơi cội nguồn của Thiền phái Trúc Lâm Tam tổ.

Quảng Ninh có 2 Thiền viện: Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử nằm trong khu danh thắng quốc gia Yên Tử, và Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm (hay còn gọi là chùa Cái Bầu) được tọa lạc tại xã Hạ Long, huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

Đây là một ngôi thiền viện nằm rất xa khu dân cư, địa thế tuyệt đẹp tọa sơn hướng thủy, tựa lưng vào núi, minh đường hướng mặt ra vịnh Bái Tử Long mênh mông sóng nước. Có thể nói, đây là một trong số ít những ngôi chùa có địa thế phong thủy, và kiến trúc tuyệt vời với tất cả sự ưu đãi của tạo hóa và con người.

18 thg 11, 2021

Chùa Vạn Linh núi Cấm - Hơn mười năm trước và bây giờ

Năm 2007, tui có dịp lên núi Cấm. Lúc đó chùa Vạn Linh mới an vị tượng Phật được vài năm (từ 2003). Thiệt tình, lúc đó ngôi chùa không gây ấn tượng gì lắm với tui, ngoài việc nhận định rằng đây là ngôi chùa khá bề thế trên núi. Hình ảnh chùa lúc đó là đây:

Ngôi chánh điện

Nhìn xa, ta thấy tòa tháp Bảo Các Quan Âm (cao 40 met) và các ngôi tháp khác. Điều dễ thấy là xung quanh chùa còn nhiều cây rừng và những bãi đất chưa xây dựng.

Mùa rươi qua phố

Rươi chưa chế biến và rươi trong miếng chả là hai thực thể hoàn toàn khác nhau, một thứ lành lạnh, tanh tanh còn một thứ có hương vị quyến rũ tột cùng.

"Tháng Chín đôi mươi, tháng Mười mùng năm" - câu khẩu quyết vốn được dân nghiện ăn rươi thuộc nằm lòng. Đây là câu nói để nhắc về những ngày có rươi, một món ăn rất đặc biệt của vài tỉnh miền Bắc.

Năm nay mùa đông miền Bắc đến sớm. Tháng 10 Âm lịch, hương thơm của rươi đã bay đầy những mảnh vỉa hè khuất nẻo của Hà Nội. Đi chầm chậm trên những con đường, thật may mắn khi "va" phải một quầng hương quyến rũ, đột nhiên hiện ra ngay trước mũi. Mùi hương đó không thể lẫn vào đâu vì hiếm khi xuất hiện: mùi chả rươi.

Rươi sống là thứ mà nhiều người thấy rùng mình.

Mì Quảng “ngon nhứt” Bình Phước

Có lần biết tôi là dân Quảng Nam nên bạn tôi cắc cớ hỏi: Ủa, mì Quảng là đặc sản ở Quảng Nam, phải làm từ bột mì sao làm từ bột gạo? Mì Quảng là món ăn đặc trưng của người Quảng Nam mà sao người dân Quảng Ngãi cũng nấu ngon vậy? Tôi chột dạ, bởi mình dân Quảng Nam chính gốc mà cũng “không rành” mấy chuyện này. Tôi bèn đem những thắc mắc này đến hỏi bà Lư Thị Phu, chủ quán mì Quảng Hương Quê (đường Hùng Vương, TP. Đồng Xoài), địa chỉ được cho là bán mì Quảng “ngon nhứt” Bình Phước hiện nay.

“Cái xứ ni bán mì quảng ngon nè”

Bà Lư Thị Phu (SN 1958), quê ở xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Năm 20 tuổi, từ một lần chỉ dạy của người chị “mê ăn mì Quảng”, bà Phu bén duyên với nghề nấu ăn. Lúc bắt đầu “lấy nghề nấu mì Quảng làm nghiệp”, nồi nước lèo của bà chỉ vỏn vẹn vài lát thịt heo, vài con tôm bạc nhưng rất được lòng khách hàng. “Lúc đó chưa có trứng cút, gia vị chưa đủ đầy như bây giờ, hơn nữa giá chỉ 5.000 đồng/tô nên phù hợp túi tiền, khách thích, ăn cảm thấy ngon” - bà Phu kể.

Bà Lư Thị Phu, chủ quán Hương Quê (đường Hùng Vương, TP. Đồng Xoài) phục vụ khách ăn mì Quảng

Linh Sơn cổ tự - ngôi chùa cổ nổi tiếng ở Vũng Tàu

Một trong những ngôi chùa được nhiều du khách truyền tai nhau “phải ghé thăm” khi đến Vũng Tàu là Linh Sơn cổ tự.

Cổng chùa Linh Sơn cổ tự.

Linh Sơn cổ tự còn có tên gọi khác là chùa Phật Vàng (người Pháp gọi là Golden Buddha Statue) được khởi dựng trên sườn Núi Nhỏ từ những năm đầu của thế kỷ 20. Năm 1919, người Pháp xây dựng các công trình hoa tiêu và hải đăng phục vụ cho công cuộc chinh phục thuộc địa, buộc nhà chùa phải di dời xuống chân Núi Nhỏ.

Quan Âm Các - nơi gác lại muộn phiền

Tọa lạc tại hẻm 542, đường Trần Phú, phường 5, TP.Vũng Tàu, chùa Quan Âm Các ẩn mình giữa rừng cây trên lưng chừng núi. Đây là một trong những địa chỉ hành hương nên đến của phật tử và du khách đến Vũng Tàu.

Lối vào chùa Quan Âm Các.

Chùa có địa thế tuyệt đẹp, lưng tựa núi, mặt hướng biển về phía cảng Bến Đình. Nơi đây nắng gió chan hòa, cây cối xanh tươi, khung cảnh thanh bình êm ả. Không gian yên ắng tĩnh mịch. Tiếng chim kêu ríu rít hòa trong tiếng mõ tụng kinh ngân nga vang lên giữa núi rừng tĩnh lặng, thật phù hợp cho những người tu thiền.

Theo dấu chân tiên

Suối Đá - Suối Tiên thuộc thôn Chu Hải, xã Tân Hải, TX. Phú Mỹ. Với phong cảnh sơn thủy hữu tình, không khí trong lành, nơi đây trở thành điểm dừng chân lý tưởng của du khách.

Vẻ đẹp hoang sơ của thác, hồ Suối Đá - Suối Tiên.

Từ TP.Bà Rịa theo quốc lộ 51 hướng về TP.Hồ Chí Minh khoảng 5 km, đến gần nhà thờ Chu Hải, sẽ có con đường bê tông dẫn vào Suối Đá - Suối Tiên. Dù được gọi bằng 2 cái tên khác nhau: Suối Đá và Suối Tiên nhưng thực chất, đây lại là một dòng suối bắt nguồn từ đỉnh núi Dinh. Dòng nước cao gần 500m đổ từ trên núi Dinh xuống chia thành 2 tầng khác nhau, tầng trên người ta gọi là Suối Tiên, còn tầng dưới được gọi là Suối Đá.

Ngôi chùa phước thiện giữa lòng phố biển

Hưng Thắng Tự (112, Trần Phú, phường 5, TP. Vũng Tàu) không chỉ được biết đến là danh thắng hút hồn du khách mà còn nổi tiếng với vườn thuốc nam và những bài thuốc gia truyền, chữa bệnh miễn phí cho người dân.

Trong khuôn viên chùa có phòng khám Hưng Thắng Tự chuyên bốc thuốc, chữa trị bệnh miễn phí cho người dân. Trong ảnh: Lương y Lê Thanh Tốt (bên phải) giới thiệu về cây thuốc từ bi.

Hưng Thắng Tự có địa thế tuyệt đẹp, lưng tựa núi, mặt hướng biển. Tọa lạc trên khuôn viên 129.800 m2, ngôi chùa hài hòa với thiên nhiên. Với vị trí độc đáo, thơ mộng và yên bình, chùa thu hút nhiều khách tham quan. Đặc biệt hơn, Hưng Thắng Tự còn có vườn thuốc nam và phòng mạch phước thiện khám, chữa bệnh miễn phí cho người dân trong và ngoài tỉnh.