1 thg 11, 2021

Kỳ bí những vồ, điện trên núi Cấm - Bài 1: Vồ Đầu lưu dấu cao nhân

Từ lâu, núi Cấm (Tịnh Biên) được xem là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn đối với du khách xa gần. Khi đặt chân đến đây, du khách sẽ được hòa mình vào vẻ đẹp hoang sơ và nghe kể về những câu chuyện kỳ bí của các bậc tiền nhân.

Vồ Đầu lưu dấu cao nhân

Sáng sớm, sương giăng bảng lảng trên đỉnh Thiên Cấm sơn, nhiều đoàn khách nối đuôi nhau vượt dốc. Lên đến vồ Đầu, người nào cũng lấm tấm giọt mồ hôi. Chốc chốc, cái se lạnh dễ chịu của núi rừng ùa về xua đi phần nào mệt nhọc.

Như được tái sinh:

Ở độ cao khoảng 600m, hướng Tây Bắc, cách tượng Phật Di Lặc khoảng 3km, vồ Đầu nằm trong 5 non gồm: Vồ Bò Hong, vồ Bà, vồ Ông Bướm và vồ Thiên Tuế. Nếu đi bộ khu vực tượng Phật Di Lặc đến vồ Đầu mất khoảng 1 giờ đồng hồ, còn đi bằng xe gắn máy chỉ mất khoảng 25 phút. Theo dân gian truyền miệng, vồ Đầu được xem là vồ đầu tiên của núi Cấm. Ở vồ Đầu có 2 điểm du lịch tâm linh huyền bí là điện 13, thờ Hoa Sơn Thánh Mẫu và cửu huyền trăm họ. Khách hành hương quan niệm rằng, đến núi Cấm phải chinh phục cho được điện 13 bằng cách đi qua các khe núi, rồi chui vào sâu trong mê cung đá để trải lòng. Có người chui ra khỏi hang và thốt lên, điện 13 y như hang “mẹ sanh mẹ đẻ”. Họ còn quan niệm, nếu chui qua điện 13 thì giống như được sanh ra một lần nữa trong cõi trời đất này. Điện 13 âm u tĩnh mịt chui qua rất khó khăn, do đó phải thắp sáng bằng nến thì mới thấy đường đi. Khi đến những nơi sâu và hẹp phải hít sâu lồng ngực mới lách qua được các “ải” của núi đá. Bên trong hang điện 13 sâu và dài khoảng 50m, khiến nhiều người phải “ngộp” khi lần đầu tiên chui qua.

Vồ Đầu.

30 thg 10, 2021

Núi ở An Giang - Năm non bảy núi

Xưa kia, khi nghe câu Năm non bảy núi tui cứ nghĩ đó là một câu thành ngữ, tựa như Ba chìm bảy nổi hay Trăm suối ngàn đèo, nghĩa là những con số 5, 7 chẳng phải số lượng gì cụ thể mà chỉ nhằm diễn tả nhiều núi non thôi. Sau này, cùng với Bảy núi đúng là 7 núi, tui mới biết Năm non quả thiệt là 5 non.

Bảy núi chính là Thất Sơn ở An Giang, trong đó núi Cấm là đầu lĩnh. Còn năm non là năm cái chỏm cao của núi Cấm mà dân địa phương gọi là vồ.

Núi Cấm nhìn từ cáp treo. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Người đàn ông hơn 20 năm "gọi" hàng vạn con cò về giữa lòng thành phố

Giữa cánh đồng hoang hóa, ông Hiền đắp đảo trồng tre gọi đàn cò trở về. Sau hàng chục năm, ông đã biến vùng đất hoang đó thành "tổ ấm" của hàng vạn con cò.

Hơn 20 năm qua, người dân tại thành phố Thanh Hóa đã rất đỗi quen thuộc với "đảo cò" của gia đình ông Nguyễn Trọng Hiền (54 tuổi, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Để có được "đảo cò" như ngày hôm nay, ít ai biết rằng suốt hàng chục năm qua ông Hiền đã gắn bó và bảo vệ đàn cò như những đứa con của mình. 

"Đảo cò" tọa lạc tại phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Vẻ thanh tịnh, bình an của núi Đá Chồng ở xứ "nắng như rang"

Núi Đá chồng là địa danh nổi tiếng ở tỉnh Ninh Thuận. Ngọn núi không chỉ có cảnh quan đặc sắc mà còn "sở hữu" 3 ngôi chùa cổ kính có tuổi đời gần nửa thế kỷ, đã thu hút đông đảo du khách tham quan.

Cách trung tâm TP Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận) chưa tới 5km, núi Đá Chồng không cao nhưng du khách có thể thấy từ rất xa vì ngọn núi nổi bật giữa cánh đồng lúa xanh bao la vây quanh.

Núi Đá Chồng nổi bật giữa cánh đồng bao la với những mái chùa cổ kính kéo dài từ chân núi lên đến đỉnh núi (Ảnh: Trịnh Đình Nghĩa).

Ga Tháp Chàm - điểm check-in mới của giới trẻ Ninh Thuận

Ga Tháp Chàm có khuôn viên khá rộng, kiến trúc ấn tượng nên thu hút nhiều bạn trẻ đến lấy bối cảnh chụp hình check-in.

Ga Tháp Chàm tọa lạc tại phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Ga nằm gần sông Cả, gần bãi biển Ninh Chữ, xung quanh là nhiều điểm du lịch hấp dẫn như khu du lịch Tháp Chàm với tháp Po Klong Garai nổi tiếng, khu Tháp Chàm farm…

Trước đây, ga Tháp Chàm phục vụ cho cả tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt. Hiện nay, tuyến đường sắt lên Đà Lạt đã gỡ bỏ nên ga chỉ phục vụ cho đường sắt Bắc Nam.

Từ trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm đến ga Tháp Chàm chỉ khoảng 6 km nên du khách đến Ninh Thuận dễ dàng ghé thăm nơi này bằng xe máy, taxi…

Ga Tháp Chàm đang trở thành điểm check-in yêu thích của giới trẻ Ninh Thuận (Ảnh: Phùng Sỹ Hoàng Sơn).

29 thg 10, 2021

Tĩnh lặng với Bãi Nhất

Khi đến xã Bình Thuận (Bình Sơn), mọi người vẫn thường ghé thăm rừng ngập mặn bàu Cá Cái - khu rừng với tầng tầng lớp lớp cây cóc trắng hơn 50ha mà ít ai biết rằng, nơi đây còn có một bãi biển đẹp mang tên Bãi Nhất. Đây là bãi biển ít người biết, thường chỉ có người dân bản địa lui tới nên còn khá hoang sơ, tĩnh lặng.

Bãi Nhất là một vũng nhỏ ẩn mình bên cạnh mỏm núi Nam Châm nhoài ra phía biển của xóm 4, thôn Thuận Phước. Đường về xóm 4 quanh quanh quẹo quẹo men theo bờ sông Đầm, nên du khách muốn đến Bãi Nhất, phải chịu khó chạy xe máy chứ đi xe ô tô thì chẳng thể đến tận nơi. Sau một hồi chạy xe vòng vèo, đến cuối con đường xóm nhỏ hẹp, mọi người chỉ cần đi bộ thêm mươi mét, qua khỏi lũy tre làng, là thấy bãi Nhất cùng mỏm núi Nam Châm toàn đá là đá hiện ra... vừa xanh rì, mát mắt, vừa hùng vĩ, ấn tượng.

Vùng nước biển ngay dưới chân núi Nam Châm tại Bãi Nhất. Ảnh: ĐÔNG YÊN

Tháng Mười nhớ vịt cỏ kho gừng

Mẹ đội mưa trở về nhà sau buổi chợ, tiếng vịt quàng quạc phát ra từ chiếc giỏ nhựa. Mẹ bảo, tháng Mười vịt cỏ béo mập, ít lông tơ, nên mua về đãi gia đình bữa vịt kho gừng. Vịt kho gừng ăn với cơm nóng là ngon tuyệt.

Mẹ tôi làm vịt rất kỹ lưỡng. Trước tiên, để làm sạch lông, mẹ nấu một nồi nước sôi cho vào ít lá khế. Mẹ bảo, ngày trước người ta hay cho chút vôi, nhưng nay thì ít dùng cách đó. Cho lá khế vào cũng giúp vịt sạch lông hơn. Vịt sau khi cắt tiết thì nhanh tay nhúng ngập nước sôi. Sau đó, dùng tay miết sát da sẽ nhổ sạch lông vịt, không để lại phần lông tơ. Để vịt thơm hơn, mẹ bóp gừng đập dập cùng rượu trắng, chà xát lên vịt vài phút rồi rửa lại với nước sạch. Với các món kho, thịt vịt cần để thật ráo nước trước khi chế biến.

Thời tiết trở lạnh, mâm cơm có thêm món vịt cỏ kho gừng càng thêm hấp dẫn. ẢNH: PV

25 thg 10, 2021

Núi ở An Giang - Bảy Núi là bảy núi nào?

Trước khi tìm hiểu Bảy Núi là 7 núi nào, ta hãy cùng tìm hiểu tình trạng núi non ở An Giang nghen. Tui đọc dùm các bạn trong Địa chí An Giang (2013) như vầy nè.

Đồi núi ở An Giang

Đồi núi ở An Giang gồm nhiều đỉnh có hình dạng, độ cao và độ dốc khác nhau, phân bố theo vành đai cánh cung kéo dài gần 100 km; khởi đầu từ xã Phú Hữu, huyện An Phú, qua xã Vĩnh Tế, phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, bao trùm lên gần hết diện tích hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, về tận xã Vọng Thê, thị trấn Óc Eo và Vọng Đông rồi dừng lại ở thị trấn Núi Sập của huyện Thoại Sơn.

Núi Cấm. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Cảnh đẹp làng chài An Hải ở xứ "Hoa vàng trên cỏ xanh"

Làng chài An Hải (xã An Hải, huyện Tuy An, Phú Yên) có cảnh sắc yên ả, thanh bình của thiên nhiên, cùng sự nghĩa tình chân chất thật thà người dân vùng biển.

Cách trung tâm TP Tuy Hòa chừng 25 km đi về hướng Bắc, làng chài An Hải thuộc thôn Phước Đồng, xã An Hải, huyện Tuy An (Phú Yên).

Trục đường đi làng chài An Hải, du khách có thể ghé thăm nhiều thắng cảnh nổi tiếng khác ở Phú Yên như danh thắng Gành Đá Đĩa (cách khoảng 10km), ngọn đồi đầy thơ mộng trong phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" tại Bãi Xép (cách khoảng 8 km), nhà thờ cổ Mằng Lăng (cách khoảng 20km) và danh thắng Quốc gia Hòn Yến (cách khoảng 12km).

Làng chài An Hải được thiên nhiên ban tặng một cảnh sắc yên ả, thanh bình, dưới đây là một số hình ảnh phóng viên Dân trí ghi lại được: 

Dậy từ sáng sớm, du khách có thể ngắm mặt trời mọc tuyệt đẹp ở làng chài An Hải.

Bí mật phong thủy ẩn giấu trong lăng mộ mẹ vua Khải Định

Lăng Vạn Vạn là một lăng mộ hoàng tộc Nguyễn hiếm hoi nằm ở đồng bằng thay vì các vùng đồi núi phía Nam Kinh thành Huế. Vị trí đặc biệt của lăng này liên quan đến một thuyết phong thủy cổ xưa.

Nằm tại phường An Đông của TP Huế, lăng Vạn Vạn hay Tư Thông lăng là nơi an nghỉ của Hựu Thiên Thuần hoàng hậu Dương Thị Thục (1868 – 1944), thường được gọi bà Tiên Cung. Bà là vợ hai của vua Đồng Khánh, mẹ đẻ của vua Khải Định.