"Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu/ Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng/ Thân dừa bạc phếch tháng năm/Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao...". Những câu thơ của "thần đồng thi ca" Trần Đăng Khoa in đậm trong tâm trí tôi ngày thơ ấu tung tăng cắp sách đến trường. Làng tôi nằm ở phía nam TX.Đức Phổ. Thuở trước, người dân trong làng trồng nhiều dừa, thân thẳng vươn lên trời xanh, hiên ngang đứng trước bão. Thỉnh thoảng, cha chú leo lên ngọn hay dùng câu liêm hái những trái dừa tròn như quả bóng trước ánh mắt trẻ thơ háo hức đợi chờ.
16 thg 6, 2021
Ngọt dẻo kẹo dừa
Kẹo dừa dẻo lại giòn, ngọt tự tuổi thơ đến khi tóc nhuốm màu sương khói.
"Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu/ Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng/ Thân dừa bạc phếch tháng năm/Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao...". Những câu thơ của "thần đồng thi ca" Trần Đăng Khoa in đậm trong tâm trí tôi ngày thơ ấu tung tăng cắp sách đến trường. Làng tôi nằm ở phía nam TX.Đức Phổ. Thuở trước, người dân trong làng trồng nhiều dừa, thân thẳng vươn lên trời xanh, hiên ngang đứng trước bão. Thỉnh thoảng, cha chú leo lên ngọn hay dùng câu liêm hái những trái dừa tròn như quả bóng trước ánh mắt trẻ thơ háo hức đợi chờ.
"Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu/ Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng/ Thân dừa bạc phếch tháng năm/Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao...". Những câu thơ của "thần đồng thi ca" Trần Đăng Khoa in đậm trong tâm trí tôi ngày thơ ấu tung tăng cắp sách đến trường. Làng tôi nằm ở phía nam TX.Đức Phổ. Thuở trước, người dân trong làng trồng nhiều dừa, thân thẳng vươn lên trời xanh, hiên ngang đứng trước bão. Thỉnh thoảng, cha chú leo lên ngọn hay dùng câu liêm hái những trái dừa tròn như quả bóng trước ánh mắt trẻ thơ háo hức đợi chờ.
Chè trôi nước chùm ngây
Chè trôi nước là món truyền thống trong các dịp cúng kiếng, lễ Tết, giỗ chạp; đặc biệt là ngày Tết Ðoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch). Tại Cần Thơ, chè trôi nước chùm ngây mang hương vị mới cho món ngon này.
Ngày nay, nhu cầu “ăn để khỏe” ngày càng phổ biến, với sự lên ngôi của những món ăn cân bằng dinh dưỡng, sử dụng nguyên, hương liệu tự nhiên. Chè trôi nước chùm ngây cũng bắt nguồn ý tưởng từ đây: sử dụng nguyên liệu chùm ngây - một loại thực vật giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, nhất là góp phần ổn định đường huyết, giảm cholesterol, bảo vệ gan. Bà Lê Thị Bé Bảy, người nghĩ ra ý tưởng này, cho biết: “Chè trôi nước là món ngọt, nên có thêm chùm ngây sẽ làm cho món ăn cân bằng hơn về dinh dưỡng, vừa tạo vị mới, màu sắc cũng hấp dẫn hơn”.
Chiếc túi đựng cơm của đồng bào Mạ
Trong những sản phẩm đan lát của người Mạ, giỏ đựng cơm là dụng cụ được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài chức năng là vật dụng thuần túy, giỏ đựng cơm còn thể hiện tính thẩm mỹ, sự sáng tạo, khéo léo của người làm ra nó.
Người Mạ chế tạo túi đựng cơm có hình thức nhỏ nhắn, tiện dụng, gọn gàng, dễ dàng mang theo khi lên nương rẫy. Túi có đặc điểm giữ cho cơm được thoát nước, thông thoáng, không bị hư hỏng trong thời gian khá lâu.
Người Mạ chế tạo túi đựng cơm có hình thức nhỏ nhắn, tiện dụng, gọn gàng, dễ dàng mang theo khi lên nương rẫy. Túi có đặc điểm giữ cho cơm được thoát nước, thông thoáng, không bị hư hỏng trong thời gian khá lâu.
Đội thuyền 'nước mắm' Cửa Hội
Từ xa xưa, hình ảnh con thuyền Nghệ An nặng mùi mắm ruốc đã nổi tiếng khắp cả nước. Đến nỗi “Thánh thơ” Cao Bá Quát đã phải viết “Câu thơ Thi xã, con thuyền Nghệ An”.
Người phát triển đội tàu nước mắm
Thời thuộc Pháp ở vùng Cửa Hội không chỉ có một vài chiếc thuyền, mà có hẳn một đội thuyền hàng chục chiếc chở nước mắm và các sản phẩm hải sản của Nghệ An tung hoành khắp trong Nam ngoài Bắc. Ông chủ của “hải đội” những “con thuyền Nghệ An” đó là cụ Bát Thoàn.
Người phát triển đội tàu nước mắm
Thời thuộc Pháp ở vùng Cửa Hội không chỉ có một vài chiếc thuyền, mà có hẳn một đội thuyền hàng chục chiếc chở nước mắm và các sản phẩm hải sản của Nghệ An tung hoành khắp trong Nam ngoài Bắc. Ông chủ của “hải đội” những “con thuyền Nghệ An” đó là cụ Bát Thoàn.
Xuôi dòng Kẻ Gỗ…
Hồ Kẻ Gỗ là công trình đại thủy nông có dung tích lớn thứ hai trên địa bàn Hà Tĩnh, song lại có hệ thống kênh dài nhất tỉnh. Vào mùa gieo cấy, con nước từ đại công trình ùa theo những dòng kênh uốn lượn qua hàng chục làng mạc, tưới mát hàng chục ngàn héc-ta cây trồng…
Mùa trâm Bảy Núi
Khi những cơn mưa đầu mùa xuất hiện, cũng là lúc những cây trâm sinh trưởng và phát triển hoàn toàn tự nhiên ở vùng Bảy Núi bắt đầu ra hoa, kết trái. Đó là món quà thiên nhiên ban tặng cho người dân vùng đất nơi đây.
Trâm là loại cây thân gỗ, cao, khỏe, nhiều cành lá xum xuê. Cây trâm sinh trưởng và phát triển tự nhiên khoảng 7 năm tuổi bắt đầu cho trái, tuổi thọ kéo dài cả trăm năm. Hàng năm, cây trâm cho ra hoa khoảng giữa tháng 3 và cho thu hoạch trái dài đến tận tháng 6 (âm lịch). Trâm ra hoa rồi kết trái thành từng chùm. Trái trâm lúc còn non có màu xanh, khi già chuyển sang đỏ, lúc chín có màu tím đen, to gần bằng đầu ngón tay. Trâm chín đen bóng, no tròn, mọng nước, ăn có vị chua chua, ngọt ngọt, chát chát rất đặc trưng.
15 thg 6, 2021
Dọc mùng muối chua ở Nghệ An
Dọc mùng muối chua có thể sơ chế làm thành nộm, nấu canh cá hoặc ăn kèm bánh đa và thịt luộc. Món ăn tuy bình dị nhưng là đặc sản "hao cơm" nổi tiếng xứ Nghệ.
Những món muối chua vốn rất quen thuộc với người Việt và trở thành món ngon không thể thiếu trong những bữa cơm ngày hè. Ngoài những món phổ biến như dưa muối, cà muối, sung muối,... thì ở Nghệ An còn có món dọc mùng muối chua lạ miệng và "tốn cơm".
Dọc mùng (hay còn có tên môn thơm, ở miền Nam được gọi là bạc hà) có hình dáng khá giống với khoai nước hoặc khoai môn nhưng bẹ trắng hơn. Loài cây này là nguyên liệu để làm nên nhiều món ăn truyền thống của người Việt như nấu canh, làm nộm,...
Ngoài những món quen thuộc, dọc mùng còn được đem muối chua, trở thành thứ đặc sản dân dã, gắn bó với biết bao thế hệ người dân vùng đất Nghệ An.
Những món muối chua vốn rất quen thuộc với người Việt và trở thành món ngon không thể thiếu trong những bữa cơm ngày hè. Ngoài những món phổ biến như dưa muối, cà muối, sung muối,... thì ở Nghệ An còn có món dọc mùng muối chua lạ miệng và "tốn cơm".
Dọc mùng (hay còn có tên môn thơm, ở miền Nam được gọi là bạc hà) có hình dáng khá giống với khoai nước hoặc khoai môn nhưng bẹ trắng hơn. Loài cây này là nguyên liệu để làm nên nhiều món ăn truyền thống của người Việt như nấu canh, làm nộm,...
Ngoài những món quen thuộc, dọc mùng còn được đem muối chua, trở thành thứ đặc sản dân dã, gắn bó với biết bao thế hệ người dân vùng đất Nghệ An.
Bánh đập miền Trung
Sự kết hợp tinh tế các nguyên liệu cũng như cách chế biến đòi hỏi sự khéo léo đã khiến đặc sản bình dân này trở thành thức quà nức tiếng ở miền Trung, hút khách thưởng thức.
Đi dọc các tỉnh miền Trung từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa, du khách không chỉ thoải mái khám phá những địa điểm du lịch nổi tiếng mà còn được trải nghiệm văn hóa ẩm thực đa dạng, độc đáo. Dù trên những gánh hàng rong, quán ăn vỉa hè hay trong các khu chợ huyện, du khách vẫn dễ dàng tìm thấy và thưởng thức được loạt đặc sản trứ danh của mỗi địa phương.
Ngoài những món ăn nức tiếng như mì Quảng, bánh căn, bánh xèo, cơm hến,... còn có bánh đập - thức quà bình dị có cách thưởng thức đặc biệt đã gắn bó với biết bao thế hệ người con của vùng đất đầy nắng và gió này.
Đi dọc các tỉnh miền Trung từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa, du khách không chỉ thoải mái khám phá những địa điểm du lịch nổi tiếng mà còn được trải nghiệm văn hóa ẩm thực đa dạng, độc đáo. Dù trên những gánh hàng rong, quán ăn vỉa hè hay trong các khu chợ huyện, du khách vẫn dễ dàng tìm thấy và thưởng thức được loạt đặc sản trứ danh của mỗi địa phương.
Ngoài những món ăn nức tiếng như mì Quảng, bánh căn, bánh xèo, cơm hến,... còn có bánh đập - thức quà bình dị có cách thưởng thức đặc biệt đã gắn bó với biết bao thế hệ người con của vùng đất đầy nắng và gió này.
Bánh ướt lòng gà Đà Lạt
Nhắc đến những món ngon tại Đà Lạt, không thể không kể tới bánh ướt lòng gà trứ danh, bánh ướt mềm ăn cùng với những miếng thịt gà xé phay, lòng gà, quyện trong vị nước chấm chua ngọt vừa phải.
Không chỉ có khí hậu mát mẻ, cảnh sắc nên thơ, con người hiền hậu, Đà Lạt còn nổi tiếng với những món ăn thanh tao và dung dị. Trong những món ngon mà du khách không thể bỏ qua khi đến với xứ sở sương mù này đó là món bánh ướt lòng gà.
Bánh ướt lòng gà không chỉ có bánh ăn cùng với lòng gà mà đó là sự kết hợp giữa lòng gà, mề gà, gan và thịt gà xé phay trộn cùng nước mắm chua ngọt. Tùy vào sở thích, thực khách có thể gọi món thập cẩm hay chỉ có gà xé phay.
Không chỉ có khí hậu mát mẻ, cảnh sắc nên thơ, con người hiền hậu, Đà Lạt còn nổi tiếng với những món ăn thanh tao và dung dị. Trong những món ngon mà du khách không thể bỏ qua khi đến với xứ sở sương mù này đó là món bánh ướt lòng gà.
Bánh ướt lòng gà không chỉ có bánh ăn cùng với lòng gà mà đó là sự kết hợp giữa lòng gà, mề gà, gan và thịt gà xé phay trộn cùng nước mắm chua ngọt. Tùy vào sở thích, thực khách có thể gọi món thập cẩm hay chỉ có gà xé phay.
Hang động gắn với truyền tích Thạch Sanh cứu công chúa
Thạch Động ở TP Hà Tiên có một hang sâu, được truyền là nơi chim đại bàng bắt giam công chúa Quỳnh Nga.
Điểm tham quan Thạch Động thuộc phường Mỹ Đức, TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, cách trung tâm thành phố khoảng 3 km về hướng Tây Bắc. Nhìn từ xa động là một khối đá vôi cao khoảng 50 m, được phủ xanh cây nổi bật bên rìa quốc lộ 80, trong khi xung quanh động là những cánh đồng giáp biên giới bằng phẳng, những rặng thốt nốt vươn mình lên trời xanh tạo nên một cảnh quan miền quê bình dị, thơ mộng.
Thạch Động từng đi vào thơ ca trong tác phẩm Hà Tiên Thập Cảnh của Mạc Thiên Tích với tên chữ Hán là Thạch Động thôn vân. Khi Mạc Thiên Tích vịnh thơ ca về cảnh này thì tác giả thấy buổi sáng mây thường bay là là trên miệng Thạch Động giống như cảnh động đá đang nuốt mây nên đặt cho tên là Thạch Động thôn vân.
Điểm tham quan Thạch Động thuộc phường Mỹ Đức, TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, cách trung tâm thành phố khoảng 3 km về hướng Tây Bắc. Nhìn từ xa động là một khối đá vôi cao khoảng 50 m, được phủ xanh cây nổi bật bên rìa quốc lộ 80, trong khi xung quanh động là những cánh đồng giáp biên giới bằng phẳng, những rặng thốt nốt vươn mình lên trời xanh tạo nên một cảnh quan miền quê bình dị, thơ mộng.
Thạch Động từng đi vào thơ ca trong tác phẩm Hà Tiên Thập Cảnh của Mạc Thiên Tích với tên chữ Hán là Thạch Động thôn vân. Khi Mạc Thiên Tích vịnh thơ ca về cảnh này thì tác giả thấy buổi sáng mây thường bay là là trên miệng Thạch Động giống như cảnh động đá đang nuốt mây nên đặt cho tên là Thạch Động thôn vân.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)