4 thg 6, 2021

Tết Đoan Ngọ: Thưởng thức món bánh ú “bá trạng”

Về Bạc Liêu vào ngày mùng 5/5 âm lịch (hay còn gọi là tết Đoan ngọ), du khách nhất định phải ăn bánh ú “bá trạng”. Theo tiếng Triều Châu: “bá trạng” là bánh ú mặn (vì nhân bánh ú gồm thịt, lạp xưởng, tôm khô, hột vịt, đậu phộng…).

Bánh ú “bá trạng” của người Hoa ở Bạc Liêu mang hương vị rất riêng. Nếp gói bánh ú mềm, dẻo; nhân thịt ngọt (thơm mùi ngũ vị hương) cộng với vị ngọt của lạp xưởng, vị béo của trứng vịt tạo nên một món bánh rất hấp dẫn.

Bánh đỏ: Loại bánh truyền thống của người Hoa ở Bạc Liêu

Một trong những món ăn đậm tính truyền thống của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu là bánh đỏ (người Triều Châu gọi là àn cúi). Đây là loại bánh gắn chặt với văn hóa, lễ hội của người Hoa.

Bánh đỏ của người Hoa ở Bạc Liêu. Ảnh: K.T.

Đường thủy ở Bạc Liêu

Bạc Liêu là tỉnh có hệ thống sông rạch, kênh đào tuy không bằng vài tỉnh khác như Bến Tre, Cà Mau… nhưng cũng rất chằng chịt, vừa là khó khăn nhưng đồng thời cũng là thuận lợi nếu biết sử dụng đúng cách. Sông rạch thì do tự nhiên mà có, còn kênh thì phải nhân tạo, thông thường bằng cách đào, nếu không đào thủ công bằng sức người thì đào bằng máy.

Kênh được đào bằng máy chỉ có từ thời Pháp thuộc. Ở ĐBSCL, việc đào kênh bằng máy có 2 cách: “thổi” và “múc”. Máy để thổi hoặc múc được đặt trên chiếc xà lan mà người dân quen gọi là xáng, nếu thổi thì gọi là xáng thổi, nếu múc thì gọi là xáng múc. “Xà lan” hoặc “xáng” là từ phiên âm từ tiếng Pháp “chaland” - một loại tàu có khoang chứa rộng thường dùng để chở hàng hóa nặng như vật liệu xây dựng, máy móc…

Xáng múc

Chùa Ông ở vàm Đầu Sấu

Tọa lạc tại quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, chùa Ông ở vàm Ðầu Sấu có những đặc điểm thờ tự rất riêng.

Chùa Ông ở vàm Đầu Sấu.

Vài nét về ngôi chùa

Chùa Ông ở vàm Ðầu Sấu tọa lạc tại khu vực 1, phường An Bình. Ngoài các giá trị lịch sử, tín ngưỡng, ngôi chùa còn có sự tích hợp, giao lưu văn hóa hết sức độc đáo.

Những người trong Ban trị sự chùa cũng không biết chính xác ngôi chùa được xây dựng từ năm nào, chỉ biết cổ tự này tồn tại đã trên trăm năm và diện mạo của ngôi chùa hiện nay là kết quả của đợt trùng tu năm 2014. Ðặc biệt, trong chùa còn lưu lại tấm biển ghi tên những người đầu tiên chung tay góp sức xây dựng chùa trong những ngày đầu thành lập. Tiêu đề của tấm biển này được ghi là “Phương danh chư vị tiền bối khai sơn tạo tự”, bên dưới liệt kê danh sách 28 người có đóng góp, bao gồm các chức sắc địa phương như Hương Cả, Hương Nhứt, Hương Hào, Ông Cả, Ông Hội đồng... Ghi chép này mở ra một hướng nghiên cứu về lịch sử ngôi chùa, vì nếu biết được lai lịch của các vị này, sẽ có cơ sở xác định được năm xây dựng cũng như quá trình hình thành ngôi chùa.

Lễ hội Kỳ yên Đình Bình Thủy

Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia Ðình Bình Thủy (phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) hằng năm có hai lễ lớn: Kỳ yên Thượng điền (vào tháng 4 âm lịch) và Kỳ yên Hạ điền (vào tháng Chạp). Năm nay Lễ Kỳ yên Thượng điền Ðình Bình Thủy diễn ra từ ngày 23 đến rạng sáng 26-5-2021, nhằm 12 đến 15-4 âm lịch.

Chánh tế trong Lễ Kỳ yên Đình Bình Thủy. Ảnh: DUY KHÔI

Chuyện tôm cá sông Ô Môn

Sông Ô Môn bắt nguồn từ sông Hậu, cửa sông gọi là Vàm Thới An chạy thẳng vô Thới Lai là 9km, nơi đây vào đầu thế kỷ XIX người Pháp tiến hành múc xáng Bà Đầm, xáng Thị Đội và đào Kinh Đứng. Kinh xáng Bà Đầm, xáng Thị Đội xẻ ba cánh đồng bạt ngàn giáp Vị Thanh - Hậu Giang và Rạch Giá - Kiên Giang. Hệ thống kinh rạch này dẫn và thoát nước cho hàng ngàn héc-ta đất nông nghiệp, đồng thời hằng năm vào mùa nước rút, cá tôm dồn xuống nhiều vô kể. Sông Ô Môn coi như trạm dừng chân và cũng là cái túi chứa cá tôm trước khi đi ra sông Hậu.

Hấp dẫn con cá trắng

Nông dân thường chia cá làm 2 loại theo màu sắc. Cá trắng chủ yếu là cá sông như: cá linh, mè vinh, thác lác, cá ngát, rô biển… Còn cá đen là lóc, trê, rô, sặc… Cá trắng đẻ trứng trên thượng nguồn vào đầu mùa mưa rồi trôi theo dòng, ăn phiêu sinh vật lớn dần theo nước lên đồng ruộng. Thời đó, theo truyền thống nông dân canh tác lúa mùa (mỗi năm một mùa), mùa nước nổi từ tháng 7 âm lịch, nước lên cao trên đồng có chỗ sâu đôi ba thước nước. Đến tháng 10, 11 nước rút mang theo số cá này xuống sông.

Đặt vó trên sông. Ảnh: DUY KHÔI

Chiếc xáng và cuộc khẩn hoang miền Nam

Ở ĐBSCL có nhiều địa danh liên quan đến chiếc xáng như: Xáng Cụt, Vàm Xáng, Búng Xáng. Người miền Nam từ sự ngỡ ngàng trước một con "quái vật bằng sắt", như lời nhà Nam bộ học Sơn Nam thuật lại, đã dần quý mến những công trình, công dụng mà chiếc xáng mang đến. Vậy rồi người đời xưa đã xúc cảm biết bao khi nhìn cảnh: "Kinh Xáng mới đào, tàu Tây mới chạy".

Kinh xáng thành "con đường lúa gạo"

Trước khi nói về việc đào xáng ở miền Tây, xin nói đôi điều về vùng đất này thuở chưa khai khẩn. Việc trồng lúa, lên liếp làm vườn không thể nào thực hiện do phèn chua, hệ thống nước tưới tiêu không có. "Tháo chua rửa phèn", "làm vườn thì phải khai mương" là những yêu cầu tất yếu nhưng với một vùng "đất rộng người thưa" thì sức người chẳng thể nào làm nổi.

Cầu Cái Tư- đoạn cuối của kinh xáng Xà No.

3 thg 6, 2021

Nét bình dị nơi một trong 10 làng cổ đẹp nhất Việt Nam

Là một trong số 10 làng cổ đẹp nhất Việt Nam - làng cổ Đông Sơn (phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa) không chỉ thu hút du khách bởi nét đẹp cổ kính, mà còn mang sắc thái thuần nông, bình dị của làng quê Bắc Bộ.

Làng Đông Sơn xưa thuộc xã Đông Giang, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa), ngày nay thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa. Nép mình bên bờ sông Mã, được bao bọc bởi những dãy núi đá nhỏ, đồi đất thấp nằm xen kẽ lẫn nhau, ngôi làng cổ hàng nghìn năm tuổi này nổi tiếng không chỉ ở xứ Thanh mà còn được đánh giá là một trong 10 ngôi làng cổ đẹp nhất Việt Nam.

Xôi trám Cao Bằng

Xôi trám ăn rất bùi, ngậy mà không ngấy. Vào mùa trám, món xôi trám đen thường được lựa chọn trong thực đơn của cỗ cưới, đám hỏi...

Ở Việt Nam, có nhiều món xôi ngon, quen thuộc như xôi xéo, xôi ngô, xôi vò, xôi gấc, xôi ngũ sắc... Đến với đồng bào các dân tộc vùng Đông Bắc, xôi trám cũng gây thương nhớ trong thực khách bởi vị ngọt, bùi và ngậy của trám.

Mang hương vị đặc trưng, xôi trám đã trở thành một món ăn quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người dân nơi mảnh đất Cao Bằng. Vài năm trở lại đây, món ăn này cũng được ưa chuộng tại Hà Nội.

Trám Cao Bằng thường có hai loại đó là trám đen và trám trắng. Trám trắng khi chín thường chuyển từ màu xanh lá mạ sang màu vàng rơm và sẽ tự rụng còn trám đen có màu xanh nhạt, khi chín sẽ dần chuyển sang màu tím rồi tím đen và nó sẽ không tự rụng mà người hái phải dùng sào để đập rụng.

Xôi trám Cao Bằng lọt Top 100 món ăn, ẩm thực đặc sản tiêu biểu của Việt Nam. (Ảnh: dungkims).

Bánh trứng kiến Cao Bằng

Bánh trứng kiến được làm từ bột nếp, trứng kiến cùng lá non của cây vả. Cứ vào đầu hè hàng năm, bà con dân tộc Tày, tỉnh Cao Bằng lại cùng nhau vào rừng tìm trứng kiến đen về làm bánh.

Bánh trứng kiến là một trong những món bánh độc đáo của người Tày, vùng núi Đông Bắc nước ta, mạn Bắc Kạn, Cao Bằng. Nguyên liệu chính để làm nên món bánh này chính là trứng kiến. Loại bánh này thường chỉ được làm vào khoảng thời gian nhất định cuối tháng 4 và tháng 5 hàng năm bởi đây là thời gian sinh trưởng mạnh nhất của loài kiến đen rừng.

Trứng kiến sau khi rửa sạch, cho lên chảo phi với thịt heo xay, hành khô, lạc rang giã kĩ và một ít lá kiệu thái nhỏ. Đặc biệt, phần lá để gói bánh trứng kiến không phải là lá chuối, lá dong như nhiều loại bánh khác, mà dùng lá vả non để gói. Khi ăn, người dùng ăn luôn lá vả. 

Lá dùng để gói bánh là lá của cây vả non, có vị mát và tác dụng giải nhiệt. (Ảnh: t.a.n.lee).