4 thg 6, 2021

Lễ hội Kỳ yên Đình Bình Thủy

Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia Ðình Bình Thủy (phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) hằng năm có hai lễ lớn: Kỳ yên Thượng điền (vào tháng 4 âm lịch) và Kỳ yên Hạ điền (vào tháng Chạp). Năm nay Lễ Kỳ yên Thượng điền Ðình Bình Thủy diễn ra từ ngày 23 đến rạng sáng 26-5-2021, nhằm 12 đến 15-4 âm lịch.

Chánh tế trong Lễ Kỳ yên Đình Bình Thủy. Ảnh: DUY KHÔI

Chuyện tôm cá sông Ô Môn

Sông Ô Môn bắt nguồn từ sông Hậu, cửa sông gọi là Vàm Thới An chạy thẳng vô Thới Lai là 9km, nơi đây vào đầu thế kỷ XIX người Pháp tiến hành múc xáng Bà Đầm, xáng Thị Đội và đào Kinh Đứng. Kinh xáng Bà Đầm, xáng Thị Đội xẻ ba cánh đồng bạt ngàn giáp Vị Thanh - Hậu Giang và Rạch Giá - Kiên Giang. Hệ thống kinh rạch này dẫn và thoát nước cho hàng ngàn héc-ta đất nông nghiệp, đồng thời hằng năm vào mùa nước rút, cá tôm dồn xuống nhiều vô kể. Sông Ô Môn coi như trạm dừng chân và cũng là cái túi chứa cá tôm trước khi đi ra sông Hậu.

Hấp dẫn con cá trắng

Nông dân thường chia cá làm 2 loại theo màu sắc. Cá trắng chủ yếu là cá sông như: cá linh, mè vinh, thác lác, cá ngát, rô biển… Còn cá đen là lóc, trê, rô, sặc… Cá trắng đẻ trứng trên thượng nguồn vào đầu mùa mưa rồi trôi theo dòng, ăn phiêu sinh vật lớn dần theo nước lên đồng ruộng. Thời đó, theo truyền thống nông dân canh tác lúa mùa (mỗi năm một mùa), mùa nước nổi từ tháng 7 âm lịch, nước lên cao trên đồng có chỗ sâu đôi ba thước nước. Đến tháng 10, 11 nước rút mang theo số cá này xuống sông.

Đặt vó trên sông. Ảnh: DUY KHÔI

Chiếc xáng và cuộc khẩn hoang miền Nam

Ở ĐBSCL có nhiều địa danh liên quan đến chiếc xáng như: Xáng Cụt, Vàm Xáng, Búng Xáng. Người miền Nam từ sự ngỡ ngàng trước một con "quái vật bằng sắt", như lời nhà Nam bộ học Sơn Nam thuật lại, đã dần quý mến những công trình, công dụng mà chiếc xáng mang đến. Vậy rồi người đời xưa đã xúc cảm biết bao khi nhìn cảnh: "Kinh Xáng mới đào, tàu Tây mới chạy".

Kinh xáng thành "con đường lúa gạo"

Trước khi nói về việc đào xáng ở miền Tây, xin nói đôi điều về vùng đất này thuở chưa khai khẩn. Việc trồng lúa, lên liếp làm vườn không thể nào thực hiện do phèn chua, hệ thống nước tưới tiêu không có. "Tháo chua rửa phèn", "làm vườn thì phải khai mương" là những yêu cầu tất yếu nhưng với một vùng "đất rộng người thưa" thì sức người chẳng thể nào làm nổi.

Cầu Cái Tư- đoạn cuối của kinh xáng Xà No.

3 thg 6, 2021

Nét bình dị nơi một trong 10 làng cổ đẹp nhất Việt Nam

Là một trong số 10 làng cổ đẹp nhất Việt Nam - làng cổ Đông Sơn (phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa) không chỉ thu hút du khách bởi nét đẹp cổ kính, mà còn mang sắc thái thuần nông, bình dị của làng quê Bắc Bộ.

Làng Đông Sơn xưa thuộc xã Đông Giang, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa), ngày nay thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa. Nép mình bên bờ sông Mã, được bao bọc bởi những dãy núi đá nhỏ, đồi đất thấp nằm xen kẽ lẫn nhau, ngôi làng cổ hàng nghìn năm tuổi này nổi tiếng không chỉ ở xứ Thanh mà còn được đánh giá là một trong 10 ngôi làng cổ đẹp nhất Việt Nam.

Xôi trám Cao Bằng

Xôi trám ăn rất bùi, ngậy mà không ngấy. Vào mùa trám, món xôi trám đen thường được lựa chọn trong thực đơn của cỗ cưới, đám hỏi...

Ở Việt Nam, có nhiều món xôi ngon, quen thuộc như xôi xéo, xôi ngô, xôi vò, xôi gấc, xôi ngũ sắc... Đến với đồng bào các dân tộc vùng Đông Bắc, xôi trám cũng gây thương nhớ trong thực khách bởi vị ngọt, bùi và ngậy của trám.

Mang hương vị đặc trưng, xôi trám đã trở thành một món ăn quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người dân nơi mảnh đất Cao Bằng. Vài năm trở lại đây, món ăn này cũng được ưa chuộng tại Hà Nội.

Trám Cao Bằng thường có hai loại đó là trám đen và trám trắng. Trám trắng khi chín thường chuyển từ màu xanh lá mạ sang màu vàng rơm và sẽ tự rụng còn trám đen có màu xanh nhạt, khi chín sẽ dần chuyển sang màu tím rồi tím đen và nó sẽ không tự rụng mà người hái phải dùng sào để đập rụng.

Xôi trám Cao Bằng lọt Top 100 món ăn, ẩm thực đặc sản tiêu biểu của Việt Nam. (Ảnh: dungkims).

Bánh trứng kiến Cao Bằng

Bánh trứng kiến được làm từ bột nếp, trứng kiến cùng lá non của cây vả. Cứ vào đầu hè hàng năm, bà con dân tộc Tày, tỉnh Cao Bằng lại cùng nhau vào rừng tìm trứng kiến đen về làm bánh.

Bánh trứng kiến là một trong những món bánh độc đáo của người Tày, vùng núi Đông Bắc nước ta, mạn Bắc Kạn, Cao Bằng. Nguyên liệu chính để làm nên món bánh này chính là trứng kiến. Loại bánh này thường chỉ được làm vào khoảng thời gian nhất định cuối tháng 4 và tháng 5 hàng năm bởi đây là thời gian sinh trưởng mạnh nhất của loài kiến đen rừng.

Trứng kiến sau khi rửa sạch, cho lên chảo phi với thịt heo xay, hành khô, lạc rang giã kĩ và một ít lá kiệu thái nhỏ. Đặc biệt, phần lá để gói bánh trứng kiến không phải là lá chuối, lá dong như nhiều loại bánh khác, mà dùng lá vả non để gói. Khi ăn, người dùng ăn luôn lá vả. 

Lá dùng để gói bánh là lá của cây vả non, có vị mát và tác dụng giải nhiệt. (Ảnh: t.a.n.lee).

Hè về - Có một Sapa đẹp nao lòng

Sapa là một điểm đến tuyệt vời khi mùa hè đang đến. Du lịch Sapa mùa hè, du khách sẽ choáng ngợp với những điều kiện thuận lợi mà tạo hóa đã ban tặng nơi đây.

Về rừng ăn lẩu mắm U Minh

"Ác với nhau chi bằng trêu lẩu mắm, thương nhau lắm thì về xứ U Minh", câu nói chơi nhưng mà thiệt. Sập mưa. Rau rừng rộ lên, dân rừng U Minh dễ hay "tạo nghiệp" khi "bẹo hàng" món lẩu mắm đầy bông.

Rau - bông và món lẩu mắm ngon nhất thế gian - Ảnh: TIẾN TRÌNH

Phan, anh chàng từ tuốt dưới rừng U Minh (Cà Mau) lên Sài Gòn lập nghiệp, thỉnh thoảng lại làm mếch lòng bè bạn phương xa khi khoe những chuyến về quê. Có gì đâu, miền quê của anh chỉ là vùng rừng có những con kênh thẳng tắp từ bạt ngàn này đến mênh mông khác.

2 thg 6, 2021

Đặc sản cà xỉu "chân dài" được ví như "thần dược" hút khách ở Kiên Giang

Tuy có vẻ ngoài kém hấp dẫn khiến nhiều thực khách phải dè chừng nhưng cà xỉu lại là nguyên liệu làm nên loạt món ngon, đặc sản của vùng đất Hà Tiên (Kiên Giang).

Vùng đất Hà Tiên (Kiên Giang) nổi tiếng với nền ẩm thực đa dạng, mang đậm nét văn hóa Việt - Hoa - Khmer. Trong số những đặc sản "trứ danh" nơi đây không thể không nhắc đến món ăn từ cà xỉu.

Cà xỉu là loài nhuyễn thể có lớp vỏ màu xanh, phần thịt mềm và ngọt. Chúng sống tập trung ở môi trường sông, cửa biển, nước lợ nên có phần chân dài lộ ra ngoài để dễ dàng tìm kiếm thức ăn.

Cà xỉu có vẻ ngoài kém hấp dẫn khiến thực khách dè chừng (Ảnh: Cà xỉu Hà Tiên).

Rau câu chân vịt ngày hè

Cứ đến mùa hè, chúng tôi được dịp thưởng thức những chén rau câu chân vịt thơm ngon, mát lành. Đây cũng là món ăn chứa đựng ký ức tuổi thơ.

Bà tôi vốn sinh ra và lớn lên ở đảo Lý Sơn, sau đó vô thị xã học, tốt nghiệp đi làm thì gặp ông, rồi nên duyên vợ chồng. Xa quê, bà càng thêm nhớ mảnh đất mình sinh ra và sống suốt những tháng năm tuổi trẻ. Dường như, để vơi bớt niềm nhớ thương ấy, bà thường hay nấu những món ăn đậm đà hương vị đất đảo. Trong những món ăn mà bà tận tay chế biến, tôi thích nhất là món rau câu chân vịt.

Món rau câu chân vịt có tác dụng giải nhiệt trong những ngày hè oi bức. ẢNH: NG.NHÃ