Những năm gần đây, đảo Hòn Khô (tên gọi khác là cù lao Hòn Khô) trở thành điểm đến hấp dẫn các bạn trẻ mê dịch chuyển. Bên cạnh vẻ đẹp hoang sơ, nguyên bản vốn có với bãi cát trắng mịn, nước biển trong xanh và những món ăn hải sản tươi ngon, nơi đây còn hút với du khách bởi "con đường xuyên biển" độc đáo.
16 thg 4, 2021
'Con đường xuyên biển' dài 500 mét
Từ tháng 3 đến tháng 9, du khách đến Hòn Khô (Quy Nhơn) có thể khám phá "con đường xuyên biển" dài hơn 500 mét.
Những năm gần đây, đảo Hòn Khô (tên gọi khác là cù lao Hòn Khô) trở thành điểm đến hấp dẫn các bạn trẻ mê dịch chuyển. Bên cạnh vẻ đẹp hoang sơ, nguyên bản vốn có với bãi cát trắng mịn, nước biển trong xanh và những món ăn hải sản tươi ngon, nơi đây còn hút với du khách bởi "con đường xuyên biển" độc đáo.
Những năm gần đây, đảo Hòn Khô (tên gọi khác là cù lao Hòn Khô) trở thành điểm đến hấp dẫn các bạn trẻ mê dịch chuyển. Bên cạnh vẻ đẹp hoang sơ, nguyên bản vốn có với bãi cát trắng mịn, nước biển trong xanh và những món ăn hải sản tươi ngon, nơi đây còn hút với du khách bởi "con đường xuyên biển" độc đáo.
9 thg 4, 2021
Vào rừng khộp săn ảnh chim
Yok Đôn, vườn quốc gia duy nhất Việt Nam bảo tồn rừng khộp đang vào mùa rụng lá khô, là điểm săn ảnh chim lý tưởng.
Vườn Yok Đôn mùa này như thể "châu Âu mùa lá rụng" khi đi qua các thảm rừng khộp dọc đường liên khu trạm 5 và trạm 2. Trong VQG có hơn 12 trạm kiểm lâm nên công tác bảo tồn hệ sinh thái rừng luôn được quan tâm. Ngoài ra, các kiểm lâm nơi đây còn chú trọng công tác đề phòng cháy lá rừng trong mùa khô.
Không giống các khu rừng nhiệt đới, rừng thường xanh, rừng rậm hay rừng ngập mặn, Yok Đôn là rừng khộp duy nhất còn lại ở Việt Nam, có mùa xanh và mùa rụng lá như rừng ôn đới. Theo nhân viên kiểm lâm tại vườn, chữ "khộp" được đọc từ tiếng Lào, nghĩa là "khổ, nghèo", rừng khộp "nghèo" dinh dưỡng đất nên cây không lớn, tán không rậm và vào mùa khô thì cây trút lá để giảm thiểu tiêu hao năng lượng. Ảnh: Ngô Vũ Thắng
Không giống các khu rừng nhiệt đới, rừng thường xanh, rừng rậm hay rừng ngập mặn, Yok Đôn là rừng khộp duy nhất còn lại ở Việt Nam, có mùa xanh và mùa rụng lá như rừng ôn đới. Theo nhân viên kiểm lâm tại vườn, chữ "khộp" được đọc từ tiếng Lào, nghĩa là "khổ, nghèo", rừng khộp "nghèo" dinh dưỡng đất nên cây không lớn, tán không rậm và vào mùa khô thì cây trút lá để giảm thiểu tiêu hao năng lượng. Ảnh: Ngô Vũ Thắng
Đậm đà hương vị hủ tiếu Sa Đéc
Sa Đéc (Đồng Tháp) không chỉ nổi tiếng có làng hoa tuyệt đẹp, mà còn “gây thương nhớ” bởi nhiều món ăn đặc sản của vùng đất Nam bộ trù phú. Trong số đó, không thể bỏ qua món hủ tiếu. Có thể nói đi du lịch Đồng Tháp ghé thăm Sa Đéc mà không thưởng thức món hủ tiếu là coi như chưa đến Sa Đéc.
Tô hủ tiếu Sa Đéc với nước súp trong, sợi bánh trắng, điểm vài miếng thịt, tim, gan, lòng heo, có khi tôm, thịt nạt bằm, kèm theo hẹ, xà lách, hành, chanh ớt,… bốc mùi thơm phức, ngay phút đầu gợi cho thực khách một bữa ăn ngon miệng.
Tô hủ tiếu Sa Đéc với nước súp trong, sợi bánh trắng, điểm vài miếng thịt, tim, gan, lòng heo, có khi tôm, thịt nạt bằm, kèm theo hẹ, xà lách, hành, chanh ớt,… bốc mùi thơm phức, ngay phút đầu gợi cho thực khách một bữa ăn ngon miệng.
Khu lưu niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng – Vĩnh Long
Có dịp về quê hương sông nước Vĩnh Long, vùng đất anh hùng, địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, du khách đừng quên đến viếng thăm Khu lưu niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng. Tại đây, du khách có thể tìm hiểu về cuộc đời và tấm gương của một nhà lãnh đạo trung kiên – mẫu mực của cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, người đã được đất nước, quê hương và nhân dân muôn đời tưởng nhớ.
Cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng tên khai sinh là Phạm Văn Thiện, sinh ngày 11-6-1912 trong một gia đình nông dân ở xã Long Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Sinh ra và lớn lên từ vùng đất có truyền thống anh hùng nên từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, ông đã bắt đầu dấn thân vào con đường cách mạng và trở thành một trong những đảng viên đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Nam Bộ.
Cổng vào Khu lưu niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng
Cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng tên khai sinh là Phạm Văn Thiện, sinh ngày 11-6-1912 trong một gia đình nông dân ở xã Long Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Sinh ra và lớn lên từ vùng đất có truyền thống anh hùng nên từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, ông đã bắt đầu dấn thân vào con đường cách mạng và trở thành một trong những đảng viên đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Nam Bộ.
5 thg 4, 2021
Mùa sứa ngâm nước lá ổi miệt biển
Tháng Ba cũng là thời điểm người dân miệt biển bước vào mùa sứa. Loài nhuyễn thể này theo thuyền đánh cá trở về bờ, hoặc cũng có những hôm sứa theo sóng biển dạt vào bãi cát. Từ sứa biển, người dân ngâm với nước lá ổi và chế biến thành món ăn dân dã nhưng thú vị.
Tướng quốc Nguyễn Xí và chuyện ‘mượn tên’ quân giặc
Nguyễn Xí (1396-1465), sinh ra ở xã Thượng Xá, huyện Chân Phúc xưa, nay là xã Khánh Hợp, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông vốn quê gốc làng Cương Gián, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh (thân phụ là ông Nguyễn Hội, thân mẫu là Võ Thị Hạnh).
Năm lên 9 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ, Nguyễn Xí theo anh đến ở làm gia nô cho cụ Lê Khoáng (thân phụ của đức Lê Lợi), một hào trưởng giàu có của vùng núi xứ Thanh. Ông rất thông minh, nhanh nhẹn, tỏ rõ người tài, có hùng chí. Vì thế, Lê Lợi rất quý trọng, giao cho Nguyễn Xí chăm sóc đàn chó săn hơn một trăm con.
Sách Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn chép rằng: “Vua sai Nguyễn Xí nuôi đàn chó săn gồm hơn 100 con. Sớm chiều chia cơm cho chó ăn, ông đều dùng chuông làm hiệu lệnh. Bầy chó theo sự điều khiển, huấn luyện của ông, tiến thoái răm rắp".
Trong bước đường chiến chinh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đàn chó của Nguyễn Xí trở thành đội quân đặc biệt. Do được huấn luyện chu đáo, điều khiển bằng nhạc hiệu nên từ ăn, ngủ, tấn công, chúng đều theo hiệu lệnh.
Những lúc nghĩa quân bị vây hãm, hết lương thực, đàn chó đi săn thú, bắt chim về làm thức ăn. Khi xung trận, Nguyễn Xí điều khiển bầy chó lăn xả vào trận mạc làm quân giặc hoảng sợ, kinh hồn bạt vía. Tên tướng giặc Minh là Mã Kỳ, mỗi khi nghe đến đội quân khuyển của Tướng quốc Nguyễn Xí thì hết sức kinh hãi.
Trong giai đoạn cuối năm 1426 đến năm 1427 là thời kỳ Bộ tổng chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn mở các cuộc tổng tấn công quyết chiến chiến lược đại quy mô trên toàn tuyến, công thành, phá đồn, diệt viện, vì vậy, nhiều khi vũ khí không sản xuất kịp để cung cấp, bổ sung cho các cánh quân chủ lực, nhất là hàng vạn mũi tên bọc đồng.
Vì vậy, có lần Tướng quốc Nguyễn Xí đã nghĩ ra kế “mượn tên giặc”. Ngài cho buộc vào cổ đàn chó những chiếc đạc ngựa, khi chó chạy sẽ phát ra tiếng kêu như kỵ mã. Ban đêm, ông dẫn quân đến vây trại giặc Minh rồi cho đánh trống reo hò ầm ĩ, truy phong cho đàn khuyển chạy vòng quanh trại giặc.
Quân Minh nghe tiếng đạc ngựa, lại thấy tiếng trống thúc, quân reo dậy trời rất hốt hoảng tưởng bị tấn công, nhưng không rõ binh lực thế nào trong đêm tối hư hư, thực thực nên không dám ra đánh. Chúng đành dùng cung nỏ từ trong trại bắn ra như mưa. Cứ làm như vậy đến gần sáng, nghĩa quân thu nhặt được hàng vạn mũi tên.
Nghĩa quân Lam Sơn và Nhân dân hết lời ca ngợi Nguyễn Xí, xem việc lập kế lấy tên giặc không kém gì mưu của Khổng Minh dùng người rơm “mượn tên” của quân Tào trong trận Xích Bích thời Tam Quốc.
Trong 10 năm kháng chiến gian khổ, Nguyễn Xí cùng đàn chó của mình tham gia nhiều trận đánh quan trọng như cuộc vây hãm thành Đông Quan, hạ thành Xương Giang, hay như chiến dịch tiêu diệt và bắt sống gần 10 vạn quân Minh sang tăng viện tại Chi Lăng năm Đinh Mùi (1427)...
Năm lên 9 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ, Nguyễn Xí theo anh đến ở làm gia nô cho cụ Lê Khoáng (thân phụ của đức Lê Lợi), một hào trưởng giàu có của vùng núi xứ Thanh. Ông rất thông minh, nhanh nhẹn, tỏ rõ người tài, có hùng chí. Vì thế, Lê Lợi rất quý trọng, giao cho Nguyễn Xí chăm sóc đàn chó săn hơn một trăm con.
Sách Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn chép rằng: “Vua sai Nguyễn Xí nuôi đàn chó săn gồm hơn 100 con. Sớm chiều chia cơm cho chó ăn, ông đều dùng chuông làm hiệu lệnh. Bầy chó theo sự điều khiển, huấn luyện của ông, tiến thoái răm rắp".
Bức tượng Thái sư Cương Quốc công Nguyễn Xí tại đền thờ ông ở xã Khánh Hợp (Nghi Lộc). Ảnh: Đào Tuấn
Trong bước đường chiến chinh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đàn chó của Nguyễn Xí trở thành đội quân đặc biệt. Do được huấn luyện chu đáo, điều khiển bằng nhạc hiệu nên từ ăn, ngủ, tấn công, chúng đều theo hiệu lệnh.
Những lúc nghĩa quân bị vây hãm, hết lương thực, đàn chó đi săn thú, bắt chim về làm thức ăn. Khi xung trận, Nguyễn Xí điều khiển bầy chó lăn xả vào trận mạc làm quân giặc hoảng sợ, kinh hồn bạt vía. Tên tướng giặc Minh là Mã Kỳ, mỗi khi nghe đến đội quân khuyển của Tướng quốc Nguyễn Xí thì hết sức kinh hãi.
Trong giai đoạn cuối năm 1426 đến năm 1427 là thời kỳ Bộ tổng chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn mở các cuộc tổng tấn công quyết chiến chiến lược đại quy mô trên toàn tuyến, công thành, phá đồn, diệt viện, vì vậy, nhiều khi vũ khí không sản xuất kịp để cung cấp, bổ sung cho các cánh quân chủ lực, nhất là hàng vạn mũi tên bọc đồng.
Vì vậy, có lần Tướng quốc Nguyễn Xí đã nghĩ ra kế “mượn tên giặc”. Ngài cho buộc vào cổ đàn chó những chiếc đạc ngựa, khi chó chạy sẽ phát ra tiếng kêu như kỵ mã. Ban đêm, ông dẫn quân đến vây trại giặc Minh rồi cho đánh trống reo hò ầm ĩ, truy phong cho đàn khuyển chạy vòng quanh trại giặc.
Quân Minh nghe tiếng đạc ngựa, lại thấy tiếng trống thúc, quân reo dậy trời rất hốt hoảng tưởng bị tấn công, nhưng không rõ binh lực thế nào trong đêm tối hư hư, thực thực nên không dám ra đánh. Chúng đành dùng cung nỏ từ trong trại bắn ra như mưa. Cứ làm như vậy đến gần sáng, nghĩa quân thu nhặt được hàng vạn mũi tên.
Nghĩa quân Lam Sơn và Nhân dân hết lời ca ngợi Nguyễn Xí, xem việc lập kế lấy tên giặc không kém gì mưu của Khổng Minh dùng người rơm “mượn tên” của quân Tào trong trận Xích Bích thời Tam Quốc.
Trong 10 năm kháng chiến gian khổ, Nguyễn Xí cùng đàn chó của mình tham gia nhiều trận đánh quan trọng như cuộc vây hãm thành Đông Quan, hạ thành Xương Giang, hay như chiến dịch tiêu diệt và bắt sống gần 10 vạn quân Minh sang tăng viện tại Chi Lăng năm Đinh Mùi (1427)...
Linh thiêng nghĩa trang cá Ông lớn nhất Việt Nam
Ít có địa phương nào ở Nam Bộ lại có mật độ đền thờ cá Ông nhiều như ở Bà Rịa-Vũng Tàu. Dọc bờ biển Bà Rịa-Vũng Tàu có đến 10 ngôi đền thờ cá Ông. Đặc biệt ở làng chài Phước Hải, ngư dân còn dành hẳn một khu đất rộng hàng ngàn mét vuông để chôn cất cá Ông với những nghi lễ trang trọng.
Lăng mộ của công thần triều Nguyễn
Lăng mộ tướng thuỷ quân Võ Di Nguy được xây dựng bề thế, mang nét kiến trúc đặc trưng Nam Bộ, nay đã hơn 200 năm tuổi.
Lăng mộ Võ Di Nguy (1745 - 1801) nằm ở khu đất rộng gần 100 m2, trong một con hẻm trên đường Cô Giang (quận Phú Nhuận), có tuổi đời 220 năm. Phía trước khu mộ là đền thờ của Võ tướng quân. Trong đền còn lưu giữ 2 sắc phong của vua Minh Mạng truy phong tước phẩm, ghi trên lụa vàng, đựng trong hộp gỗ cuộn vải đỏ được đặt trong khám thờ. Hiện, đền thờ Võ Duy Nghi đang đóng cửa, không tiếp khách tham quan để phòng chống Covid-19.
Võ Di Nguy sinh tại phủ Thừa Thiên (nay là tỉnh Thừa Thiên - Huế), theo phò Nguyễn Ánh (vua Gia Long) từ năm 30 tuổi, được phong tước Bình Giang Quận công. Từ đó, ông trở thành danh thần tin cậy, được chúa giao phó trông coi thủy binh và việc đóng các chiến thuyền.
Ông tử trận trong trận thủy chiến với quân Tây Sơn ở cửa Thị Nại năm 1801. Thi thể ông mang về chôn cất ở Gia Định, được vua Gia Long cho xây dựng lăng mộ bề thế. Năm 1807, Võ Di Nguy được truy phong lên hàng nhất phẩm, sắc phong “Tá mạng công thần, đặc tấn Thượng trụ quốc Thiếu bảo Quận công”
Võ Di Nguy sinh tại phủ Thừa Thiên (nay là tỉnh Thừa Thiên - Huế), theo phò Nguyễn Ánh (vua Gia Long) từ năm 30 tuổi, được phong tước Bình Giang Quận công. Từ đó, ông trở thành danh thần tin cậy, được chúa giao phó trông coi thủy binh và việc đóng các chiến thuyền.
Ông tử trận trong trận thủy chiến với quân Tây Sơn ở cửa Thị Nại năm 1801. Thi thể ông mang về chôn cất ở Gia Định, được vua Gia Long cho xây dựng lăng mộ bề thế. Năm 1807, Võ Di Nguy được truy phong lên hàng nhất phẩm, sắc phong “Tá mạng công thần, đặc tấn Thượng trụ quốc Thiếu bảo Quận công”
4 thg 4, 2021
Cơm tấm Sài Gòn
Những năm đầu thập niên 70 thế kỷ trước, ở Sài Gòn tiệm cơm tấm Thuận Kiều quận11 được dân cư quanh vùng biết tiếng. Sau năm 1975 với nhu cầu của thực khách ngày càng tăng, cơm tấm Thuận Kiều bắt đầu được bán lấn qua cả bữa trưa và chiều. Sau Thuận Kiều là cơm tấm Kiều Giang. Rải rác khắp thành phố những tiệm cơm tấm nổi tiếng được nhiều thực khách lui tới.
Giờ đây cơm tấm không chỉ nổi tiếng và được ưa chuộng bởi người Việt Nam mà ngay cả khách du lịch nước ngoài khi đến Sài Gòn cũng không ít người muốn tìm đến và trải nghiệm món ăn này, cơm tấm Sài Gòn được sử dụng như bữa ăn hàng ngày, dọn ra mâm với bát đũa đầy đủ các món chính, món phụ. Vì thế, người Sài Gòn cũng biến tấu cách bài trí món ăn này để bắt mắt hơn, phù hợp phục vụ cả người dân trong nước và người nước ngoài. Từ đó, cơm tấm và các món ăn kèm được bày trên cùng một chiếc đĩa to và sử dụng thìa, dĩa khi ăn gần giống các món Tây. Cho đến ngày nay, cách trang trí món ăn và cách thưởng thức này vẫn được lưu giữ và trở thành một điểm đặc trưng.
Giờ đây cơm tấm không chỉ nổi tiếng và được ưa chuộng bởi người Việt Nam mà ngay cả khách du lịch nước ngoài khi đến Sài Gòn cũng không ít người muốn tìm đến và trải nghiệm món ăn này, cơm tấm Sài Gòn được sử dụng như bữa ăn hàng ngày, dọn ra mâm với bát đũa đầy đủ các món chính, món phụ. Vì thế, người Sài Gòn cũng biến tấu cách bài trí món ăn này để bắt mắt hơn, phù hợp phục vụ cả người dân trong nước và người nước ngoài. Từ đó, cơm tấm và các món ăn kèm được bày trên cùng một chiếc đĩa to và sử dụng thìa, dĩa khi ăn gần giống các món Tây. Cho đến ngày nay, cách trang trí món ăn và cách thưởng thức này vẫn được lưu giữ và trở thành một điểm đặc trưng.
Vẻ đẹp cánh đồng muối Hòn Khói ở Nha Trang
Trải dài trên diện tích hàng trăm ha, cánh đồng muối Hòn Khói thu hút du khách với sự hòa trộn giữa nét đẹp lao động và khung cảnh thiên nhiên.
Hòn Khói thuộc thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang khoảng 45 km. Với diện tích khoảng 400 ha, đây được xem là một trong những cánh đồng muối lớn nhất Việt Nam. Không khí làm việc tất bật của diêm dân (người làm nghề muối) tại đây bắt đầu khi bình minh ló rạng và kết thúc trong ánh hoàng hôn. Ảnh: Kelvin.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)