24 thg 3, 2021

Tứ giang xứ Quảng

Nhắc đến Quảng Ngãi, nhiều người vẫn hay nhớ về miền Ấn - Trà, với ngọn núi Thiên Ấn và dòng sông Trà Khúc, cùng với các dòng sông Trà Bồng, sông Vệ, sông Trà Câu, là bốn dòng sông lớn ở xứ Quảng.

Những dòng sông bắt đầu từ đâu?

Có rất nhiều câu chuyện về các dòng sông, mà chỉ riêng thượng nguồn của dòng sông đã là câu chuyện dài, thú vị. Những con sông được hợp thành từ nhiều nguồn nước, nên khó xác định nguồn gốc chính xác bắt đầu từ đâu, mà chủ yếu tìm hiểu về những hợp nguồn chính tạo nên. Theo Địa chí Quảng Ngãi, sông Trà Khúc là sông lớn có lượng nước dồi dào nhất so với các sông khác trong toàn tỉnh. Ở thượng nguồn sông, có ba nguồn nước chính hợp thành gồm sông Re, sông Rin, sông Xà Lò. Sông Trà giống như một cái cây có nhiều nhánh tẻ ở đầu nguồn. Công trình thủy lợi Thạch Nham bắc ngang dòng sông, đã mang nước tưới cho nhiều cánh đồng trong tỉnh, góp phần mang đến những vụ mùa bội thu.

Núi Ấn - sông Trà. ẢNH: LÊ VĂN THUẬN

Món bánh bèo bì hơn 100 năm tuổi ở Bình Dương

Quán bánh bèo gần chợ Búng từng là nơi lui tới của nhiều nghệ sĩ cải lương tài danh hay các đại gia từ Chợ Lớn (TP HCM).

Nếu có dịp về Lái Thiêu (Bình Dương) chơi, du khách thường nghe nói đến một món ăn đã có hơn 100 năm ở vùng đất mà người Sài Gòn hay đi đổi gió, đó là bánh bèo bì Mỹ Liên.

Từng miếng bánh nhỏ xinh, trắng muốt được phết đậu xanh trên đĩa, phủ lên một lớp bì trộn với thịt nạc thái sợi nhỏ xíu, thêm màu xanh của rau sống và dưa leo xắt sợi. Trước khi ăn, bạn sẽ rưới lên nước chấm chua ngọt, có lẫn sợi củ cải và cà rốt bào nhuyễn, thêm muỗng ớt bằm cay xè, nhìn đã hấp dẫn.

Mỗi suất có giá từ 30.000 đồng trở lên.

23 thg 3, 2021

Món cà đắng của người Ê đê

Đối với người Ê đê, món cà đắng giã cùng cá hấp tuy dân dã nhưng vô cùng độc đáo. Đây là một trong những món ăn truyền thống trong bữa cơm hằng ngày của người Ê đê. Món ăn chế biến khá đơn giản nhưng đã trở thành đặc sản gây “thương nhớ”, đặc biệt là những người con Ê đê xa quê hương…

Nguyên liệu chế biến món ăn này khá quen thuộc trong đời sống người Ê đê, gồm có cà đắng, cá hấp, sả, ngò gai, ớt, củ nén ngắn, người Ê đê đã có món cà đắng giã cá hấp dân dã.

Các nguyên liệu chế biến món ăn gần gũi với đời sống thường ngày của người Ê đê

Nơi con sông chảy về với biển

Ở nơi con sông chảy về với biển, qua bao đời vẫn thế, mênh mông bát ngát mà rất đỗi hiền hòa, ôm ấp, chở che như lòng mẹ. Nơi đây con nước mặn - ngọt dung hòa, cởi mở như lòng người hướng ra biển lớn. Không chỉ ôm vào lòng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng, nơi con sông chảy về với biển còn chứa đựng lịch sử lưu dấu qua nghìn năm.

Quảng Ngãi có 6 cửa biển: Sa Cần, Sa Kỳ, cửa Đại, cửa Lở, cửa Mỹ Á và cửa biển Sa Huỳnh. Mỗi cửa biển có một lịch sử và một vẻ đẹp riêng.

Một thuở bến Tam Thương

Bến Tam Thương gắn với vùng đất Ấn - Trà một thuở xa xưa tấp nập trên bến dưới thuyền. Chỉ nghe tên gọi “Tam Thương” đã thấy dạt dào thương nhớ...

Ngày nay, bến Tam Thương nằm trên trục đường chính nối dài với cầu Trà Khúc 2 (TP.Quảng Ngãi). Dù không sầm uất như những bến đò khác, nhưng nơi đây đã in đậm dấu ấn văn hoá, lịch sử một thời.

Lần tìm… “Tam Thương”

Ngày xưa, khi huyết mạch giao thông nối các miền quê là những dòng sông, thì các bến chợ là nơi ghi dấu bao câu chuyện đầu bờ cuối bãi. Tuổi thơ của bà Vương Thị Kim Loan (85 tuổi) ở tổ 3, phường Lê Hồng Phong (TP.Quảng Ngãi) đã gắn với bến Tam Thương, khi nơi đây được coi là chợ nổi.

21 thg 3, 2021

Khu chợ có cái tên "độc, lạ" bán đủ loại "thượng vàng, hạ cám" ở Hà Nội

Chợ Trời (hay chợ Giời) là một khu chợ ở giữa trung tâm thủ đô Hà Nội với cái tên nghe vừa dân dã, vừa có tí chút "giang hồ".

"Hàng gì có ở trên đời, cứ đến chợ Giời là có" là câu cửa miệng của con buôn khi nhắc tới sự phong phú của hàng hóa tại khu chợ tồn tại đã lâu trên địa bàn hai phường giáp ranh Đồng Nhân và Phố Huế (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Đây là nơi buôn bán đủ loại hàng, từ cái đinh, con ốc vít, cục pin đồng hồ đến cả hàng điện tử, điện lạnh... trong đó có không ít là linh kiện "độc" đã không còn sản xuất. Nhưng muốn mua được hàng xịn, bền với giá rẻ tại khu chợ này thì không dễ. Đó là lí do, sau nửa thế kỉ tồn tại, chợ Trời ( hay chợ Giời ) vẫn được gắn kèm cái mác "bán đồ rởm, lấy tiền thật".

Phải lòng ẩm thực sông Trà

Thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho sông Trà Khúc những sản vật đồng quê ngon... phải biết. Và nhất là, với sự khéo tay, chăm chút của người dân nơi đây, những con bống, con don, thài bai... đã trở thành món ăn thơm ngon, khiến bao người say đắm. Để rồi những món ăn mang hương vị đậm đà của quê hương đã trở thành một phần ký ức không dễ gì quên được trong tâm thức của người xa xứ.

Về sông ăn cá, ăn don

Người Quảng Ngãi dù đi tận đâu với tháng rộng năm dài thế nào, cũng không dễ gì quên được những món ăn gắn liền với sản vật trên sông Trà Khúc là don, cá bống, cá thài bai kho tiêu.

Quầy bánh đúc ở chợ Gò - một ngôi chợ quê nằm bên bờ bắc sông Trà luôn nhận được sự yêu thích đặc biệt của thực khách. Ảnh: Ý Yên

Dòng sông chở nặng ân tình

Con sông quê hương đã chảy trong suối nguồn tâm tư ta từ thuở nhỏ, những bến sông lịch sử oai hùng, những bến sông bình dị... đều nặng nghĩa, nặng tình khiến ta nhung nhớ khôn nguôi.

Tôi vẫn luôn dành riêng một khoảng trống trong tim mình cho những ký ức ngày cũ neo đậu. Bởi lẽ dẫu có sống giữa phố thị phồn hoa thì tâm hồn tôi vẫn mãi hướng về làng quê yêu dấu. Tôi sinh ra ở miền quê thật yên bình, nơi có dòng sông Trà hiền hòa, chứa đựng biết bao giá trị văn hóa, lịch sử của quê hương Quảng Ngãi. Dòng sông tuổi thơ đã cho tôi vẫy vùng trong ánh nắng mùa hạ có phần chói chang với những đêm trăng vàng óng ánh cùng mái chèo sóng vỗ...

Buổi sáng trên sông Kinh. Ảnh: TẤN CƯ

Chảy mãi dòng sông đào

Nói rằng ở Quảng Ngãi có dòng sông đào, nhiều người lấy làm lạ. Nhưng có lẽ do quá quen thuộc, sông đào qua bao đời hiện hữu nên cứ ngỡ là dòng sông thiên nhiên kiến tạo. Dòng sông Bầu Giang uốn lượn, êm ái chảy trên địa phận huyện Tư Nghĩa đích thực là sông đào.

Thưởng ngoạn dọc dòng sông Bầu Giang mới thấy hết sự nên thơ, thú vị của dòng sông, dù đó là con sông đào. Đây là dòng sông mang nguồn nước mát tưới tắm cho những cánh đồng xanh tốt, cho hạt lúa căng tròn để nuôi lớn bao lớp người.

Dòng "huyết mạch"

Thật thú vị khi ngày xuân “mục sở thị” sông đào Bầu Giang. Hướng dẫn viên “bất đắc dĩ” của chúng tôi là Trưởng Chi nhánh Quản lý thủy nông số 3 huyện Tư Nghĩa Phan Sáu. Là dòng “huyết mạch” làm hồi sinh những cánh đồng nứt nẻ vì thiếu nước, giúp đảm bảo lương thực cho các hộ gia đình, con sông đào này minh chứng cho sự tài tình, chịu khó của người xưa.

Nguồn nước dòng sông đào Bầu Giang phục vụ tưới tiêu cho hàng trăm hécta ruộng đồng trên địa bàn huyện Tư Nghĩa. ẢNH: LÝ SƯƠNG

Tung Lò Mò – Đặc sản trứ danh của đồng bào Chăm tỉnh An Giang

Có dịp du lịch An Giang đến thăm các làng Chăm, bạn dễ dàng bắt gặp nhiều cuộn màu đỏ sẫm phơi đầy trên những cây sào hay sạp tre. Đó là tung lò mò (lạp xưởng bò) một đặc sản nổi tiếng của đồng bào Chăm theo đạo Hồi.

Tung lò mò