19 thg 8, 2020

Lưu giữ nét đẹp đình làng

Dẫu cuộc sống có nhiều đổi thay, song mái đình xưa vẫn hiện hữu trong tâm thức và đời sống tín ngưỡng của người dân đất Việt. Ở Quảng Ngãi, hiện vẫn còn nhiều ngôi đình cổ xưa, một trong số đó là đình làng Hổ Tiếu, ở thôn Hổ Tiếu, xã Nghĩa Hà (TP.Quảng Ngãi). 

Linh thiêng chốn đình làng
Đình làng Hổ Tiếu nằm giữa cánh đồng xanh ngát, những ai đến đây đều đón nhận cảm giác yên bình chốn làng quê. Ở gần đình làng có cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Người dân địa phương cho biết đó là cây chim chim. Trong tâm thức của họ, cây gần đình làng rất linh thiêng. Trải qua bao biến thiên của lịch sử và thiên tai, cây này vẫn sừng sừng tràn đầy nhựa sống. Bởi vậy, chẳng ai dám chặt cây hay tỉa cành, cây tỏa bóng mát, là nơi nghỉ ngơi vào mỗi buổi trưa nắng oi ả của những người dân đi làm đồng. 

Đình làng Hổ Tiếu. 

16 thg 8, 2020

Địa danh chùa Luông Bassăc

Chùa Luông Bassăc (còn gọi là chùa Bãi Xàu) tọa lạc tại ấp Chợ Cũ, thị trấn Mỹ Xuyên (huyện Mỹ Xuyên). Chùa xây trong một khuôn viên rộng rãi và rợp bóng mát cây cổ thụ. Ban đầu chùa có tên là “Wat Luông Bassac” (Bassac là tên gọi vùng Hậu Giang; còn “Wat Luông Bassac” là chùa Vua Bassac).

Chùa Luông Bassăc

Ngoài ra, theo lời kể của Lục cả thì nguồn gốc của chùa còn có liên quan đến truyền thuyết mà người dân quanh vùng vẫn còn lưu truyền: rằng xưa kia có ông Vua Bassac cùng vợ là công chúa nước Lào, do phạm tội nên cùng đoàn tùy tùng chạy trốn về vùng sông Hậu. Nhưng đến cửa Vàm Tấn (Đại Ngãi ngày nay) bị bão lớn nên vợ chồng ông vua và đoàn tùy tùng lạc nhau. Riêng vợ chồng ông vua lạc vào vùng đất Bãi Xàu, lúc đó có tên là Srock Bai-Xau, một nơi vẫn còn là khu rừng rậm, hoang vu, rất ít người cư trú. Vợ chồng ông vua định cư tại đây và ra sức đốn cây, vỡ đất biến nơi đây thành vùng đất trù phú cho đến hôm nay.

“Ôi Lôi” - một địa danh làm "đau đầu" bao thế hệ

Cũng như nhiều địa phương khác của tỉnh Sóc Trăng, vùng đất Giang Cơ - Trường Khánh vốn là nơi sinh sống cộng cư lâu đời của 3 dân tộc anh em: Kinh - Khmer - Hoa. Trong tiến trình lịch sử phát triển, sự giao thoa văn hóa của 3 dân tộc anh em thể hiện rõ nét trên cả phương diện vật chất lẫn tinh thần. Điều đó được thể hiện qua các sinh hoạt thường ngày: trong tết cổ truyền, trong các lễ hội, trong lao động sản xuất, trong ẩm thực, trong phương ngữ... trong đó, địa danh thể hiện sự giao thoa khá rõ nét.

Xã Trường Khánh ngày nay. Ảnh: mapio.net

Đôi điều về địa danh Khánh Hưng

Trong kho tàng địa danh của tỉnh Sóc Trăng, tên gọi Khánh Hưng tuy chính quyền sở tại xưa kia ít sử dụng trong các văn bản hành chính nhưng nó đã sớm quen thuộc và gần gũi với người dân địa phương.

Lật lại từng trang sử trên vùng đất này cho thấy, khi mà toàn bộ “lãnh thổ” Sóc Trăng còn chìm dưới mặt thủy triều, có chăng là những giồng cát lẻ loi nhấp nhô trên mặt nước - Đó là giồng Srock Khleang (trung tâm tỉnh lỵ) cùng với các giồng cát bao bọc xung quanh: giồng M’hatup (Mã Tộc – Bãi Xàu), giồng T’roi tum (Trà Tim), giồng Kompong Trop (Bưng Tróp – Chông Nô), giồng Sầng ke (Trường Khánh), giồng Phnoroka – Khsăk (Vũng Thơm – Kế Sách)… Vô hình trung thiên nhiên ban tặng cho giồng Srock Khleang thành trung tâm cư trú của những dòng người từ phương xa đến khai cơ lập nghiệp. 

Khánh Hưng (Sóc Trăng) năm 1961. Ảnh: Howard Sochurek. Sưu tập của Mạnh Hải trên Flickr

Thăm chùa Ông Bổn Sóc Trăng

Nếu có dịp ghé thăm chùa Ông Bổn du khách sẽ được trải nghiệm nhiều điều thú vị với nét độc đáo về kiến trúc ngôi chùa; đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Hoa tại TP. Sóc Trăng.

Chùa Ông Bổn là tên gọi quen thuộc của Hòa An Hội Quán lâu nay. Theo tài liệu còn lưu lại thì đây là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ năm 1875 để thờ cúng Ông Bổn (A Côn - Trịnh Ân là một viên tướng vào đời Tống), tọa lạc tại số 9, đường Nguyễn Văn Trỗi, Phường 1, TP. Sóc Trăng. Vào ngày 12-5-2004, chùa được công nhận là di tích văn hóa, nghệ thuật kiến trúc cấp tỉnh. 

Chùa Ông Bổn. Ảnh: KGT 

Cù Lao Dung - Điểm đến mới của du lịch ĐBSCL

Những ngày cuối tháng 7-2020, chúng tôi có dịp tháp tùng các đoàn khảo sát tour du lịch tại tỉnh Sóc Trăng. Đây là hoạt động nhằm cụ thể hóa những nội dung đã được bàn thảo tại Hội thảo Kết nối du lịch ĐBSCL diễn ra ngày 3-7 tại TP Cần Thơ. Một trong những điểm đến gây ấn tượng là Cù Lao Dung, huyện cù lao được đánh giá sẽ để lại nhiều trải nghiệm thú vị cho du lịch lữ hành khám phá. 

Bình minh trên bãi bồi Cù Lao Dung. 

Chỉ cách TP Cần Thơ khoảng 47km theo tuyến quốc lộ Nam Sông Hậu, cách tỉnh Trà Vinh qua một nhánh sông, mất khoảng 10-15 phút đi phà, Cù Lao Dung là huyện cực Đông của tỉnh Sóc Trăng, nằm cuối nguồn dòng sông Hậu, với hai cửa Định An và Trần Đề đổ ra biển Đông. Riêng chúng tôi đi xe từ trung tâm TP Sóc Trăng khoảng 20km theo đường quốc lộ 60. Từ đất liền nhìn ra xa, Cù Lao Dung hiện ra như một tấm thảm xanh trải dài đến tận cửa biển.

Thăm thánh đường xưa ở xứ cù lao

Trên cù lao khuất nẻo giữa sông Tiền, một ngôi thánh đường theo kiểu Tây phương xuất hiện tại vùng sông nước như thế này làm cho nhiều người không khỏi ngạc nhiên và thích thú. Nhà thờ Cù Lao Giêng (xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) được Pháp xây dựng vào năm 1877 và được xem là một trong những nhà thờ xưa nhất miền Nam. Nhiều năm qua, nơi đây không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo của bà con họ đạo tại địa phương mà còn là điểm tham quan hấp dẫn du khách gần xa.

Thú vị với món đọt mây nướng của người M'nông

Người M’nông có nhiều món ăn gắn với đọt mây, nhưng giữ được vị nguyên thủy của nguyên liệu phải kể đến món đọt mây nướng. Món ăn đơn giản, dễ chế biến lại mang hương vị độc đáo, thơm ngon, tốt cho sức khỏe.

Người M’nông lấy đọt mây bằng cách chặt lấy phần ngọn của cây mây, đoạn dài khoảng 50 cm đến 1m. Đọt mây được róc bỏ phần gai sắc nhọn bên ngoài vỏ trước khi đem nướng. Người có kinh nghiệm thường chọn những đọt mây mập mạp nhất khi nướng sẽ ngon hơn. 

Những đoạn đọt mây đã róc bỏ gai trước khi nướng 

Chiêm ngưỡng cổng Tam quan có một không hai ở Hà Tĩnh

Hoàn thành sau gần 2 năm thi công, cổng Tam quan của chùa Thanh Lương ở thị trấn Xuân An (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) khiến nhiều người ấn tượng bởi kiến trúc đẹp, sự đồ sộ, bề thế.

Chùa Thanh Lương thuộc thị trấn Xuân An (Nghi Xuân), là ngôi cổ tự có từ thời Lý, do Hoàng tử thứ 8 của Đức vua Lý Thái Tổ tên là Lý Nhật Quang dựng lập khi vào trấn giữ Hoan Châu. Từ năm 2012, chùa được xây dựng, trùng tu lại. Cổng Tam quan nằm trong hạng mục được xây dựng lại. Cổng được dựng vào tháng 1/2018, hoàn thành vào tháng 12/2019, có chiều dài 16m, chiều rộng 18m.

Triều Âm Tự

Triều Âm Tự (tên dân gian là chùa Trà Bông, chùa Ông Chín Hứa) là ngôi chùa theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương của Phật Thầy Tây An Đoàn Minh Huyên. Chùa được ông Đặng Văn Ngoạn (tục gọi ông Đạo Ngoạn) sáng lập tại thôn Nhị Mỹ, huyện Kiến Phong, tỉnh Định Tường (nay là ấp Hòa Dân, xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp). Đây là một trong những nơi hiếm hoi còn lưu giữ được lọn tóc của Phật Thầy Tây An. 

Ngôi thờ Chùa Ông Chín với lối kiến trúc như một ngôi nhà cổ Nam bộ. Ảnh: THANH THUẬN