Đình Sừng được người dân Kẻ Sừng - làng Quỳ Lăng khởi dựng vào năm 1583. Nguyên xưa đình được làm bằng tranh tre, nứa, lá, sau mới được tôn tạo lại. Ảnh: Huy Thư
15 thg 8, 2020
Độc đáo nghệ thuật điêu khắc của ngôi đình cổ gần 500 tuổi
Với gần 500 năm tồn tại, đình Sừng ở xã Lăng Thành, huyện Yên Thành không chỉ là một di tích lịch sử nổi tiếng mà còn là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo.
13 thg 8, 2020
Ngôi giáo đường có mái đầu đao
Nhìn từ bờ bên kia kênh xáng Xà No, nhà thờ Vị Hưng nổi bật với màu ngói đỏ, nhiều lớp mái xếp chồng lên nhau.
Nhà thờ Vị Hưng được thành lập vào những năm cuối thế kỷ thứ 19 do cha Phaolô Nguyễn Thanh Cần sáng lập. Thời gian đầu, họ đạo tên là Vị Thanh, sau đổi tên thành Vị Hưng, tọa lạc tại khu vực 2, phường 4, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
Vườn chôm chôm Huyền Vũ – Cao Lãnh – Đồng Tháp
Vườn chôm chôm Huyền Vũ rộng 2ha nằm cạnh bờ sông Doi Me thuộc tổ 9, ấp Tịnh Mỹ, xã Tịnh Thới, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Vườn chôm chôm có cách nay 40 năm, những cây được trồng bổ sung sau này tính đến nay cũng trên 6 năm tuổi.
Chôm chôm sớm sẽ thu hoạch được trái vào khoảng đầu tháng 5 và chôm chôm chính vụ sẽ được thu hoạch vào khoảng đầu tháng 7 hằng năm. Du khách nên đến đây vào khoảng thời gian từ tháng 5 kéo dài đến hết tháng 8.
Du lịch Đồng Tháp, đến thăm vườn chôm chôm, sau khi mua vé bạn được tha hồ hái trái và thưởng thức những trái chôm chôm ngọt nước chín mọng.
Du lịch Đồng Tháp, đến thăm vườn chôm chôm, sau khi mua vé bạn được tha hồ hái trái và thưởng thức những trái chôm chôm ngọt nước chín mọng.
Vườn sầu riêng chị Thảo – Cờ Đỏ – Cần Thơ
Vườn Sầu Riêng Chị Thảo tọa lạc tại ấp Thạnh Phước 2, Xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ. Ghé thăm vườn sầu riêng chị Thảo, bạn sẽ ấn tượng bởi phong cảnh đậm chất Miền Tây và chủ vườn thân thiện, mến khách.
Với diện tích trên 10.000 mét vuông, trồng nhiều loại cây đặc sản như sầu riêng, măng cụt, bòn bon không gian thoáng mát yên tĩnh. Trong vườn chủ nhân bố trí nhiều chòi lá mát rượi được trang bị nhiều bàn ghế, võng cho du khách nghỉ ngơi, thư giãn.
12 thg 8, 2020
Cái giếng cổ ở Lò Heo - chuyện ngày xưa về quán Lẩu tôm Năm Ri
Anh Bùi Thuận là dân sống lâu năm ở Biên Hòa nên biết nhiều chuyện hay ở đây thuở xa xưa. Rất may là anh có dịp kể lại đây đó những câu chuyện ấy qua những bài báo, quyển sách đã phát hành cho đám hậu sinh như tui và các bạn cùng biết. Từng mảnh vụn trong những câu chuyện kể của anh có thể thành một câu chuyện riêng thú vị. Thí dụ như câu chuyện về quán Lẩu tôm Năm Ri mà tui mạn phép trích ra ở đây.
Câu chuyện này là cắt một miếng trong bài viết về ông Lương văn Lựu - tác giả bộ sách nổi tiếng Biên Hòa sử lược toàn biên - và bài này lại là cắt một phần trong bộ sách Rạng rỡ tài danh đất Đồng Nai gồm nhiều tập do anh Bùi Thuận biên soạn.
Ghi chú: Do bài trích cắt ngang hông nên xin chú thích thêm một chút: ông Hai Quan tức Võ văn Quan là người kể chuyện, thành viên ban quý tế đình Tân Lân. Thầy Tư Lựu là ông Lương văn Lựu.
Quán Lẩu tôm Năm Ri nằm cạnh ngôi chùa Bửu Sơn, cũng rất nổi tiếng
Câu chuyện này là cắt một miếng trong bài viết về ông Lương văn Lựu - tác giả bộ sách nổi tiếng Biên Hòa sử lược toàn biên - và bài này lại là cắt một phần trong bộ sách Rạng rỡ tài danh đất Đồng Nai gồm nhiều tập do anh Bùi Thuận biên soạn.
Ghi chú: Do bài trích cắt ngang hông nên xin chú thích thêm một chút: ông Hai Quan tức Võ văn Quan là người kể chuyện, thành viên ban quý tế đình Tân Lân. Thầy Tư Lựu là ông Lương văn Lựu.
Đám cưới đêm của người Dao Mẫu Sơn
Cô dâu phải rời nhà từ lúc 2h sáng và sẽ tới nhà chú rể lúc 3h, khi cả bản làng vẫn chìm trong giấc ngủ.
Mẫu Sơn tập trung gần 80 đỉnh núi, đồi lớn nhỏ, trải dài từ xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình đến xã Công Sơn, Mẫu Sơn, huyện Cao Lộc. Dân tộc Dao Lù Gang ở Mẫu Sơn giữ gìn văn hóa Dao thuần túy, từ cách ăn, nếp ở, trang phục cho tới phong tục thờ cúng và lễ hội, bao gồm nghi lễ đám cưới truyền thống.
Thịt quay đòn gánh làng Đường Lâm
Làng Cổ Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội) còn lưu giữ món thịt quay đòn gánh gắn với câu chuyện lịch sử thủa Ngô Quyền (939 – 944) đánh đuổi quân Nam Hán bảo vệ non sông nước nhà.
Làng cổ Đường Lâm nơi đây vẫn còn lưu giữ lại những nét ẩm thực truyền thống với nhiều món ăn ngon như gà mía, bánh tẻ, kẹo dồi và đặc biệt là thịt quay đòn gánh. Tương truyền vua Ngô Quyền sau khi thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng đã làm món thị quay đòn gánh để khao quân. Đến nay thịt quay đòn gánh vẫn là món ăn có trên mâm cỗ của người dân nơi đây cũng thiết đãi bạn bè, du khách đến thăm Đường Lâm.
Làng cổ Đường Lâm nơi đây vẫn còn lưu giữ lại những nét ẩm thực truyền thống với nhiều món ăn ngon như gà mía, bánh tẻ, kẹo dồi và đặc biệt là thịt quay đòn gánh. Tương truyền vua Ngô Quyền sau khi thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng đã làm món thị quay đòn gánh để khao quân. Đến nay thịt quay đòn gánh vẫn là món ăn có trên mâm cỗ của người dân nơi đây cũng thiết đãi bạn bè, du khách đến thăm Đường Lâm.
Thịt ba chỉ lợn được chọn lọc kỹ càng để làm ra món thịt quay đòn.
Thơm ngon gỏi măng nướng của người Ê đê
Măng là một trong những nguyên liệu phổ biến, ưa thích trong ẩm thực của người Ê đê. Nhiều món ăn ngon được chế biến từ măng làm bữa ăn thêm đa dạng, đặc sắc như măng luộc, măng xào, măng muối chua… Người Ê đê trên địa bàn Đắk Nông còn có món gỏi măng nướng thơm ngon.
Món gỏi măng nướng của người Ê đê.
Món nướng của người Mạ
Người Mạ trên địa bàn tỉnh ưa thích chế biến các món ăn bằng cách nướng. Các loại thịt nướng từ heo, gà, chuột đồng, chồn, cá suối… trở thành đặc sản trong ẩm thực cộng đồng Mạ. Tuy cách nướng và gia vị khá đơn giản nhưng qua bàn tay khéo léo của người dân nơi đây, món ăn có hương vị riêng biệt, hấp dẫn đến lạ.
Đối với những người con sinh ra trong gia đình người Mạ, họ đã ngấm cái hương vị đồ nướng khi còn chưa biết đi. Nướng là một cách chế biến món ăn phổ biến nhất, gắn với nếp sống, sinh hoạt của người Mạ.
Đối với những người con sinh ra trong gia đình người Mạ, họ đã ngấm cái hương vị đồ nướng khi còn chưa biết đi. Nướng là một cách chế biến món ăn phổ biến nhất, gắn với nếp sống, sinh hoạt của người Mạ.
Đồng bào Mạ giã ớt sả để ướp thịt trước khi nướng trong lễ hội
Nhớ thời “về sông ăn cá…"
Thuở xưa, ở quê tôi cá tôm đầy sông mặc sức thưởng thức hương vị thơm ngon của đồng đất. Giờ đây, thiên nhiên không còn hào sảng nữa, cá, tôm trở nên hiếm hoi, đắt đỏ…
Đặc sản ở chợ
Chiều chiều, chúng tôi rảo ngang chợ Bình Khánh hoặc Mỹ Long (TP. Long Xuyên, An Giang) để tìm mua những con cá ngon về thưởng thức. Nhiều lúc phải tranh thủ dữ lắm mới mua được vài ba con cá sông, cá đồng chế biến. Hôm trước, ghé qua chợ Bình Khánh thấy người phụ nữ bưng thau cá sông đủ loại như: cá xát, cá vồ đém, cá dảnh, cá mè vinh… Vừa đặt thau cá xuống, nhiều phụ nữ “bu” lại. Chỉ trong chớp mắt, thau cá đã được bán sạch. Từ đó cho thấy, nhu cầu ăn cá sông của dân thành thị là rất cao.
Đặc sản ở chợ
Chiều chiều, chúng tôi rảo ngang chợ Bình Khánh hoặc Mỹ Long (TP. Long Xuyên, An Giang) để tìm mua những con cá ngon về thưởng thức. Nhiều lúc phải tranh thủ dữ lắm mới mua được vài ba con cá sông, cá đồng chế biến. Hôm trước, ghé qua chợ Bình Khánh thấy người phụ nữ bưng thau cá sông đủ loại như: cá xát, cá vồ đém, cá dảnh, cá mè vinh… Vừa đặt thau cá xuống, nhiều phụ nữ “bu” lại. Chỉ trong chớp mắt, thau cá đã được bán sạch. Từ đó cho thấy, nhu cầu ăn cá sông của dân thành thị là rất cao.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)