8 thg 8, 2020

Ầu ơ... ơi lá xào dông

Dạo gần đây tôi hay nhớ về một người. Một cậu chàng trai trẻ tuổi, da ngăm ngăm đàn ông chính hiệu. Không phải người tôi trót say nắng hay thầm thương gì tôi.

Tôi nhớ cậu chàng ấy chỉ vì một ánh mắt. Ánh mắt trợn hết cỡ, vừa như sửng sốt, lại vừa đùng đùng phẫn nộ: “Là lá xào dông mà! Chị dân Phan Rang mà không biết lá xào dông!”

Cây xào dông. Ảnh: Agriviet.com

Lá Xào Dông, món ẩm thực độc đáo Ninh Thuận

Lá Xào Dông hay còn có tên gọi khác là cây Ngọc Ngũ Sắc là loại cây rừng hoang, thân gỗ, lá nhỏ, sống rất khỏe, chịu hạn, trước đây mọc ở khắp nơi trong tỉnh Ninh Thuận, mọc rất nhiều trong vùng đồi cát Hòa Thủy và Thành Tín là những nơi khô nóng và rất thiếu nước.

Gắn liền với cái tên này là loài Dông cát, một loài động vật bò sát họ thằng lằn sinh sống rất nhiều ở điều kiện khô hạn Ninh Thuận, là loại động vật ăn rất ngon tuy nhiên có mùi tanh vì vậy những người bản địa ở Ninh Thuận đã tìm ra được một loại lá cây chuyên dùng ăn kèm và đặt tên là Lá Xào Dông thường mọc hoang trong các vùng có con dông đào hang. 

Đậm đà nước mắm Vạn Phần

Đối với người dân làng nghề nước mắm Vạn Phần (huyện Diễn Châu – Nghệ An), nước mắm không chỉ là một thứ gia vị mà đã trở thành sản phẩm lưu giữ “hồn cốt” của quê hương. Và phát huy nghề làm nước mắm truyền thống của quê mình cũng chính là góp phần bảo tồn nét văn hóa, sự tinh tế của xứ Nghệ.

Không ai rõ nghề làm nước mắm xuất hiện tại đất Vạn Phần xưa tự bao giờ, chỉ biết rằng, làng nghề làm nước mắm có truyền thống nổi tiếng từ vài thế kỉ trước. Những tổ nghề từ xa xưa đã biết tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào từ biển cả, kết hợp với phương pháp ủ chượp truyền thống để cho ra loại nước mắm thơm ngon. Dần dần, làm nước mắm trở thành nghề truyền thống của địa phương theo hình thức cha truyền con nối. Sản phẩm của làng nghề đã từng có vinh dự là đặc sản “Tiến Vua”.

Nước mắm Vạn Phần càng để lâu càng ngon, màu trong, vàng sậm, sánh đặc. 

Tết “Sử giề pà” của người Bố Y

Đã thành thông lệ, năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 8 tháng 4 âm lịch hằng năm, đồng bào dân tộc Bố Y ở huyện vùng cao biên giới Mường Khương, tỉnh Lào Cai lại náo nức tổ chức một ngày Tết truyền thống rất riêng và độc đáo của dân tộc mình – đó là Tết tháng Tư – tiếng dân tộc Bố Y còn gọi là Tết “Sử giề pà”…

Tết “Sử giề pà” hay Tết tháng Tư còn mang ý nghĩa là lễ tạ ơn trâu của dân tộc Bố Y. Bởi theo lý giải về sự tích Tết “Sử giề pà” của người Bố Y về văn hóa truyền thống của dân tộc mình thì trong dân gian có lưu truyền sự tích về Tết “Sử giề pà”, đó là truyền thuyết về Trâu thần xuống trần gian giúp dân làng tìm được nguồn nước trong cơn hạn hán và sự tích con trâu xuống giúp người Bố Y làm ruộng. Đây là một trong những tín ngưỡng nông nghiệp của người Bố Y, nhằm tạ ơn Trâu thần đã đến giúp người Bố Y rất nhiều trong sản xuất nông nghiệp. Do vậy, người Bố Y làm lễ tạ ơn trâu là vì vậy. Dịp này, những con trâu được gia chủ chăm sóc ân cần, được nghỉ ngơi và ăn xôi, trứng.

Họ cùng nhau hát múa trong Tết “Sử giề pà”. 

Đình Thoại Ngọc Hầu ở Thoại Sơn – An Giang

Với địa hình đa dạng từ sông nước hữu tình đến đồng lúa mênh mông hay núi non huyền bí, vùng đất Thoại Sơn từ lâu đã là một trong những điểm đến hấp dẫn. Ngoài những danh lam thắng cảnh như lòng hồ ông Thoại, Linh Sơn Tự, tượng Phật bốn tay, bàn chân Tiên, đại thanh đao huyền bí trên núi Ba Thê, du khách đến Thoại Sơn cũng không thể quên một di tích lịch sử rất quan trọng, đó là đình Thoại Ngọc Hầu. 

Đình Thoại Ngọc Hầu 

Thoại Ngọc Hầu (1761 – 1829, tên thật là Nguyễn Văn Thoại) là tướng lĩnh thân cận của chúa Nguyễn Ánh (sau này là vua Gia Long triều Nguyễn). Ông được người dân Nam bộ rất mực tôn kính vì có công lớn trong việc lập làng lập ấp, giữ yên và phát triển vùng đất Nam Bộ, đặc biệt ở Thoại Sơn. Là một trong những nơi lưu dấu của danh thần Thoại Ngọc Hầu trong quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ, đình thần Thoại Ngọc Hầu ở thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang gắn với bia Thoại Sơn trải qua thời gian vẫn giữ nguyên nét cổ xưa, huyền bí. 

Chùa Nodol (Chùa Cò) – Ngôi chùa Khmer đặc biệt ở Trà Vinh

Trà Vinh là một trong những tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long có nhiều người dân tộc Khmer sinh sống. Người Khmer rất sùng đạo Phật với các lễ hội phong phú, đa dạng, tạo nên một bản sắc đặc trưng cho văn hóa Khme. Khắp các làng xã, phum, sóc ở Trà Vinh đều có chùa chiền; mỗi ngôi chùa Khmer đều là một công trình nghệ thuật, trong đó không thể không nhắc đến Chùa Cò. Chùa Nodol – chùa Cò là một trong những địa điểm du lịch Trà Vinh nổi bật mà du khách không nên bỏ qua. 

Chùa Nodol – Chùa Cò 

6 thg 8, 2020

Dinh Bà ở Phú Quốc

Ở Phú Quốc có tới 4 Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu, trong đó Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu ở Dương Đông là một trong 2 dinh lớn nhất (còn lại là Dinh Bà ở Hàm Ninh). Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu Dương Đông chỉ nằm cách Dinh Cậu vài chục mét.


Mặt tiền Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu Dương Đông. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Thủy Long Thánh Mẫu là thần Nước (Bà chớ không phải Ông, tất nhiên rồi). Bà còn được gọi với nhiều tên khác nhau: Thủy Long Thần nữ, Bà Thủy, Bà Thủy Tề, Thủy Đức Thánh Phi...

Vịnh Đầm Bấy - Nha Trang: Điểm đến đẹp không kém Maldives

Fun Island (Vịnh Đầm Bấy) là một trong số ít hòn đảo ở Nha Trang vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên và bình yên đến lạ kỳ. 

Fun Island (Vịnh Đầm Bấy) nằm phía Đông Nam đảo Hòn Tre, cách vịnh Nha Trang khoảng 6km. Mất chừng 20 phút di chuyển bằng cano cao tốc bạn đã có mặt và thỏa sức khám phá hòn đảo xinh đẹp quanh năm biển êm đềm dịu nhẹ này. Biển xanh ngút ngàn với những bãi cát trắng mịn thoai thoải trải dài cùng làn nước êm đềm, mát mẻ, độ sâu vừa phải, cho bạn cảm giác thật thoải mái, dễ chịu, quên đi những nóng bức, khó chịu của mùa hè oi ả. 

Đến Quảng Bình tắm mát suối Chày, Nước Moọc

Quảng Bình có núi, có sông, có biển, hang động. Nước suối Chày, suối Nước Moọc xanh màu ngọc bích, tựa như tạo hóa đã đổ cả bảng màu lên dòng sông. 

Thành phố Đồng Hới thanh bình cùng dòng sông Nhật Lệ êm ả nhìn từ trên cao 

Những ngày đầu tháng 6-2020, đoàn du lịch tới Quảng Bình của công ty chúng tôi gồm 137 người đã khởi hành lúc 20h tại ga Hà Nội. Trên chuyến tàu ấy, có người lần đầu tiên trải nghiệm tàu đêm, có người phải uống mấy viên chống say xe, có người mang đàn, micro, loa để chuẩn bị cho một đêm không ngủ. Ai nấy đều không giấu nổi sự háo hức của một chuyến đi sau thời gian dài nghỉ COVID-19. 

Mời em về Pù Mát thăm thác Kèm ngang trời

Dòng nước mát lạnh từ núi đá cao chảy xuống, bụi nước bay trắng xóa một vùng khiến nhiệt độ chỉ còn khoảng hơn 20 độ C. "Chiếc điều hòa" ấy chính là điểm nhấn, thu hút hàng chục nghìn lượt khách du lịch mỗi tháng.

Thác Kèm nhìn từ xa 

Không phải ngẫu nhiên mỗi khi nhắc tới du lịch Nghệ An, du khách thường nhớ tới hai địa điểm tắm mát là bãi biển Cửa Lò (thị xã Cửa Lò) và thác Kèm (huyện Con Cuông).