Nghề làm trống ở Bình An đã có từ hơn 200 năm trước.
3 thg 12, 2019
Âm vang tiếng trống Bình An
Gần 200 năm qua, tiếng trống Bình An đã vang vọng trong những sinh hoạt lễ hội khắp miền Nam, miền Trung, theo các đoàn lân sư rồng đi khắp thôn làng ngõ xóm, lưu giữ những âm thanh rất riêng cho nhiều sinh hoạt quan, hôn, tang, tế, đình đám… Ngày nay, tiếng trống Bình An vẫn vang vọng khắp muôn nơi, ra cả trời Tây.
Gỏi cá hoa chuối
Ẩm thực của bà con dân tộc Thái rất phong phú. Trong đó, góp phần làm nên nét riêng trong phong cách ẩm thực đó là việc người Thái dựa theo sông suối để khai thác và chế biến những món ăn. Món gỏi cá ra đời, đã trở thành món ăn đặc sắc...
Trong các món gỏi cá, thì món gỏi cá với hoa chuối rừng được xem một món ăn khá cầu kỳ, thú vị.
Để làm món gỏi cá hoa chuối cần chuẩn bị nhiều nguyên liệu.
Trong các món gỏi cá, thì món gỏi cá với hoa chuối rừng được xem một món ăn khá cầu kỳ, thú vị.
Bánh cuốn Hà Giang
Ẩm thực Hà Giang khá đa dạng, trong đó có nhiều món mà du khách nên ăn như cháo ấu tẩu, thắng cố, thịt chuột La Chí, phở chua và đừng nên bỏ qua bánh cuốn trứng.
Bánh cuốn trứng có thể gặp ở nhiều nơi, song, bánh cuốn trứng Hà Giang có nhiều điểm khác biệt. Đây là một món ăn mà du khách nên lựa chọn cho bữa sáng của mình khi đặt chân tới Hà Giang. Bánh cuốn trứng được ăn cùng bát nước lèo nóng hổi, bạn sẽ cảm thấy ấm bụng hơn trong thời tiết se se lạnh ở vùng cao nguyên đá này.
Món bánh cuốn trứng Hà Giang.
Bánh cuốn trứng có thể gặp ở nhiều nơi, song, bánh cuốn trứng Hà Giang có nhiều điểm khác biệt. Đây là một món ăn mà du khách nên lựa chọn cho bữa sáng của mình khi đặt chân tới Hà Giang. Bánh cuốn trứng được ăn cùng bát nước lèo nóng hổi, bạn sẽ cảm thấy ấm bụng hơn trong thời tiết se se lạnh ở vùng cao nguyên đá này.
Núi Nàng Tô Thị – Thành Nhà Mạc
Núi nàng Tô Thị và thành nhà Mạc nằm phía trước cửa động Tam Thanh là một quần thể di tích nằm trong khu di tích danh thắng Nhị-Tam Thanh đã được xếp hạng cấp quốc gia từ năm 1962.
Tượng đá nàng Tô Thị ở Lạng Sơn đã đi vào truyền thuyết, ca dao của dân tộc ta với câu ca dao nổi tiếng:
“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh…”
Làng du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn – Bắc Sơn
Đền Quan giám sát
Đền Quan Giám Sát nằm ở thôn Việt Thắng, xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng, cách thị trấn Hữu Lũng 14km về hướng đông nam.
Đền Bắc Lệ
Đền Bắc Lệ (Đền Bà Chúa Thượng Ngàn) nằm ở thôn Bắc Lệ, xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, cách thành phố Lạng Sơn khoảng 80 km về phía nam.
Đền Bắc Lệ cổ kính, ẩn trong tán lá của những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Từ cổng Đền, có thể bao quát cả một vùng đồi núi rộng lớn ở phía trước. Đền Bắc Lệ được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVI-XVII, trải qua năm tháng ngôi đền nhiều lần được trùng tu, tôn tạo nhưng vẫn giữ được nét đẹp của kiến trúc và những di vật cổ có giá trị như: 19 bức tượng lớn nhỏ làm từ gỗ mít, những bức hoành phi, câu đối được chạm trổ tinh tế.
Đền Bắc Lệ cổ kính, ẩn trong tán lá của những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Từ cổng Đền, có thể bao quát cả một vùng đồi núi rộng lớn ở phía trước. Đền Bắc Lệ được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVI-XVII, trải qua năm tháng ngôi đền nhiều lần được trùng tu, tôn tạo nhưng vẫn giữ được nét đẹp của kiến trúc và những di vật cổ có giá trị như: 19 bức tượng lớn nhỏ làm từ gỗ mít, những bức hoành phi, câu đối được chạm trổ tinh tế.
2 thg 12, 2019
Hồng treo gió
Mùa này, ở nhiều nơi từ Sơn La cho tới Cao Bằng, Hà Giang… bà con vào vụ thu hoạch trái hồng. Các loại hồng ở mỗi vùng miền đều có vị ngon riêng. Trong đó, hồng Đà Lạt đã tạo được thương hiệu và được du khách ưa chuộng. Thời gian gần đây, món hồng treo gió được nhiều người tìm kiếm.
Món hồng treo gió được chế biến rất cầu kỳ.
Chợ cửa khẩu Tân Thanh
Cách thành phố Lạng Sơn khoảng 30km, chợ cửa khẩu Tân Thanh là khu chợ lớn nhất trong các chợ biên giới ở Lạng Sơn.
Khu chợ Tân Thanh mới được đưa vào sử dụng đầu năm 2000. So với các cửa khẩu khác, hàng hóa ở đây được đưa ra gần đường biên hơn, người dân ở các địa phương lân cận, dù là người Việt Nam hay người Trung Quốc đều được tự do đi lại buôn bán.
Tại khu cửa khẩu Tân Thanh có nhiều trung tâm mua bán. Ngoài khu trung tâm mua sắm 2 tầng, còn có trung tâm thương mại Hồng Kông, khu Thế giới Phụ nữ, chợ cửa khẩu và khu chợ trời nằm sát đường biên giới Việt – Trung. Do mang tính chất trao đổi hàng hóa giữa hai bên của vùng biên, chợ Tân Thanh có cả hàng Việt Nam và hàng Trung Quốc, các mặt hàng rất phong phú và đa dạng.
Với khoảng cách không quá xa thành phố Lạng Sơn, cùng với những sản phẩm hàng hóa đa dạng, chợ Tân Thanh luôn là điểm đến lý tưởng cho du khách tham quan, mua sắm khi đến với Lạng Sơn.
Tại khu cửa khẩu Tân Thanh có nhiều trung tâm mua bán. Ngoài khu trung tâm mua sắm 2 tầng, còn có trung tâm thương mại Hồng Kông, khu Thế giới Phụ nữ, chợ cửa khẩu và khu chợ trời nằm sát đường biên giới Việt – Trung. Do mang tính chất trao đổi hàng hóa giữa hai bên của vùng biên, chợ Tân Thanh có cả hàng Việt Nam và hàng Trung Quốc, các mặt hàng rất phong phú và đa dạng.
Với khoảng cách không quá xa thành phố Lạng Sơn, cùng với những sản phẩm hàng hóa đa dạng, chợ Tân Thanh luôn là điểm đến lý tưởng cho du khách tham quan, mua sắm khi đến với Lạng Sơn.
Chợ Kỳ Lừa
Chợ Kỳ Lừa nằm ở phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn. Đây là khu chợ do Hán quận công Thân Công Tài mở ra từ thế kỷ XVII cho cư dân hai nước Việt-Trung giao lưu buôn bán, trở thành một trung tâm buôn bán phồn thịnh, tấp nập của Lạng Sơn từ đó đến nay.
Những năm trước đây chợ Kỳ Lừa là chợ chính của thị xã Lạng Sơn (nay là thành phố Lạng Sơn) không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ, giao lưu văn hóa của đồng bào các dân tộc: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa… Chợ Kỳ lừa mỗi tháng họp 6 phiên vào các ngày 2, ngày 7 âm lịch.
Đến năm 1996, do nhu cầu trao đổi hàng hóa của nhân dân ngày càng tăng lên, chợ truyền thống Kỳ Lừa được đầu tư xây dựng mới, với diện tích khoảng 2.700 m², có tên gọi là Chợ đêm Kỳ Lừa. Hình thức hoạt động kinh doanh trong chợ là bán lẻ, bán buôn các loại hàng hóa với chất lượng, mẫu mã đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu giao lưu buôn bán, tham quan, mua sắm của các thương nhân và khách du lịch.
Những năm trước đây chợ Kỳ Lừa là chợ chính của thị xã Lạng Sơn (nay là thành phố Lạng Sơn) không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ, giao lưu văn hóa của đồng bào các dân tộc: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa… Chợ Kỳ lừa mỗi tháng họp 6 phiên vào các ngày 2, ngày 7 âm lịch.
Đến năm 1996, do nhu cầu trao đổi hàng hóa của nhân dân ngày càng tăng lên, chợ truyền thống Kỳ Lừa được đầu tư xây dựng mới, với diện tích khoảng 2.700 m², có tên gọi là Chợ đêm Kỳ Lừa. Hình thức hoạt động kinh doanh trong chợ là bán lẻ, bán buôn các loại hàng hóa với chất lượng, mẫu mã đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu giao lưu buôn bán, tham quan, mua sắm của các thương nhân và khách du lịch.
Chợ Kỳ Lừa mang đậm bản sắc văn hóa vùng biên cương, sẽ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách khi đến với Lạng Sơn.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)