13 thg 10, 2019

Thương nhớ cá căn sông...

Cá căn là loài cá có thịt béo, thơm và sống được ở vùng nước chè hai lẫn nước mặn. Song thơm ngon hơn cả vẫn là thịt cá căn sống ở vùng nước lợ nơi cửa sông. Bởi vậy, dù cá căn sông nhỏ và khó tìm hơn so với cá căn biển, nhưng vẫn được nhiều thực khách ưa chuộng.

Cá căn là loài cá có thân hình dẹp, vây cứng tương tự cá rô đồng, nhưng mình màu trắng bạc, có hai sọc đen chạy dọc trên phần thân gần sống lưng. Có lẽ, chính bởi những sọc đen trên thân khá giống loài ong, mà cá căn còn có tên gọi dân dã khác là cá ong.

Nếu như cá căn biển khi lớn có kích thước cỡ bàn tay người lớn, với trọng lượng nửa ký hoặc hơn, thì cá căn ở cửa sông chỉ nhỏ cỡ một đến hai ngón tay. Sống ở vùng nước chè hai, có sự hòa trộn giữa nước biển và nước sông, đã tạo nên hương vị khác biệt cho loài cá căn sông.

Bên trong lớp vảy cá màu trắng bạc là lớp thịt trắng ngần. Ngon nhất là phần thịt ở gần sóng lưng và bụng cá, ăn chỗ này có cảm giác béo, dai và rất ngọt. Thịt cá căn sông có vị ngọt đậm đà, béo và dai, nhưng không làm người ăn cảm thấy ngấy.

Cá căn sông nấu ngọt chấm nước mắm nhỉ là món ăn "gây thương nhớ" của người dân hạ lưu sông Trà Bồng, Trà Khúc. 

Gắn kết di sản cha ông với du lịch làng nghề truyền thống

Ngôi đình làng Nguộn với 29 đạo sắc phong gắn với những danh tích của các vị anh hùng, thành hoàng cùng với bao thăng trầm của làng quê có thể được gắn kết trong hành trình khám phá mảnh đất “danh hương”, “trăm nghề” Thường Tín. 

Niềm tự hào của làng 


Đặt ngay trên đường Quốc lộ 1A, nối giữa làng nghề gỗ Vạn Điểm với phố thị sầm uất nhưng đình làng Nguộn (thôn Nguyên Hanh, xã Văn Tự, huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn giữ được vẻ đẹp bình yên, cổ kính. Sân đình rêu phong với tán cây xanh mát, đường đi làm bằng gạch Bát Tràng dẫn lối cho du khách tới thăm và tìm hiểu về “kho báu” của làng - 29 bản sắc phong của 10 đời Hoàng Đế các triều đại như vua Lê Dụ Tông, Lê Đế, Quang Trung, Quang Toản, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định … ban tặng.

Các bậc cao niên trong làng trân trọng 29 đạo sắc phong của cha ông. 

Đặc sắc lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô

Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.

Nét đẹp văn hóa


Lễ rửa làng bắt nguồn từ một sự tích là một năm bao giờ cũng có cái may và cái rủi. Dù thu hoạch mùa màng vụ vừa rồi thắng lợi, nhưng người ta vẫn nghĩ tới rủi ro. Thế là họ phải rửa làng cho sạch sẽ, khang trang.

Lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô 3 năm tổ chức một lần thường là vào ngày 15/5 và 05/6 âm lịch, người dân trong vùng tập trung lại, họp bàn trong dòng họ dân tộc Lô Lô để bàn bạc chuẩn bị chọn ngày đẹp, mua đồ lễ, mời thầy cúng làm lễ. Theo phong tục người Lô Lô cúng xong 9 ngày sau không cho người lạ vào trong làng, với ý nghĩa người lạ vào làng là phần cúng đó không thành công, tà ma lại quay về. Và phạt người lạ đó mua lễ vật và bắt đầu cúng lại lần nữa.

Đồng bào Lô Lô tái hiện lễ rửa làng tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Ngọc Tân 

Những “đặc sản” giúp biển Ninh Chữ nổi tiếng thế giới

Với lợi thế 2 mùa gió cùng bãi biển Ninh Chữ được xem là 1 trong 9 bãi tắm đẹp nhất của Việt Nam và ngày càng quen thuộc với các tín đồ du lịch... 

Ninh Chữ (Ninh Thuận) đang ngày càng quen thuộc với tín đồ du lịch Việt trong khoảng 2 năm gần đây. Thế nhưng, thật thú vị khi trước đó, vùng biển này đã được biết tới rộng rãi trong cộng đồng hàng triệu du khách quốc tế từ nhiều năm nay…

Khi Ninh Chữ “hớp hồn” du khách quốc tế 


Trong hành trình khám phá của mình, Mark Gwyther, blogger du lịch người Mỹ đã dừng chân ở bãi biển Ninh Chữ. Bằng con mắt nhà nghề của một chuyên gia tư vấn quản lý và đầu tư bất động sản cùng trải nghiệm từng có ở nhiều vùng đất khắp thế giới, Mark Gwyther đã chia sẻ những thông tin thú vị về Ninh Chữ trên trang citypassguide.com.

Với Mark Gwyther, lý do rõ ràng nhất để đến với du lịch Phan Rang là bãi biển. “Vịnh Ninh Chữ, một đường lưỡi liềm dài 10 km lộng lẫy, được coi là một trong chín bãi biển đẹp nhất Việt Nam. Hầu hết thời gian trong năm, biển an toàn để bơi. Bình minh vô cùng ngoạn mục và thật thú vị khi được chứng kiến người dân địa phương trải qua các hoạt động buổi sáng”, Mark Gwyther viết. 

Ninh Chữ đẹp đến mê mẩn trong mỗi khoảnh khắc của ngày... 

Lễ Kin Pang Then của người Thái Trắng Điện Biên

Lễ Kin Pang Then là một trong những di sản văn hóa đặc sắc trong nghệ thuật hát Then của người Thái trắng tại Điện Biên, đến nay vẫn được trao truyền. 

Lễ Kin Pang Then thường diễn ra vào dịp đầu năm mới (sau Tết nguyên đán) khi tiết trời mát mẻ, vạn vật sinh sôi, cây cối nảy lộc, đâm chồi, đơm hoa, kết trái. Vào thời điểm thiên nhiên như hòa quyện với lòng người cũng là lúc thầy Then tổ chức lễ Kin Pang Then để gặp mặt các con nuôi về mừng mệnh Then được “vững như trụ bạc, chắc như trụ vàng". 

Nhà cổ Đức An - dấu ấn lịch sử ở phố Hội

Nhà cổ Đức An không chỉ là một kiến trúc đặc sắc mà còn là một dấu ấn lịch sử ở phố cổ Hội An, một chứng tích qua những thăng trầm thời cuộc của đất nước 

Nhà cổ Đức An có địa chỉ tại số 129 đường Trần Phú – trung tâm khu phố cổ Hội An – TP Hội An – tỉnh Quảng Nam. Công trình được xây dựng cách gần đây 190 năm – giữa thời vua Minh Mạng nhà Nguyễn năm 1830. Ngôi nhà do cụ tổ họ Phan để lại cho con cháu làm từ đường thờ cúng. Cho tới nay đã có 8 đời sinh ra và lớn lên ở ngôi nhà này. 

Cuối tuần, lên Mường La tắm khoáng nóng Ngọc Chiến

Suối khoáng nóng ở bản Lướt, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La được xem như là đặc ân của tạo hóa. 

Nằm ở độ cao 1.600 mét so với mực nước biển, cách trung tâm thành phố Sơn La gần 80 km, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Sơn La. 

Một sớm tại Lăng Kiên Thái Vương

Lăng của Kiên Thái Vương (1845-1876) tọa lạc trên một ngọn đồi kế bên lăng Vua Đồng Khánh ở phía Nam kinh thành Huế. 

Kiên Thái Vương là cha đẻ của ba vị vua triều Nguyễn: Đồng Khánh, Kiến Phúc và Hàm Nghi. Lăng Kiên Thái Vương nằm trên một ngọn đồi kế lăng Vua Đồng Khánh. 

Ngắm sông Nho Quế, vượt hẻm Tu Sản, Hà Giang

Sông Nho Quế, Hà Giang được vinh danh là một trong những Thung lũng Kiến tạo độc nhất vô nhị của Việt Nam. 

Nằm dưới chân những ngọn núi tai mèo hiểm trở của Hà Giang, dòng sông Nho Quế quanh năm êm đềm chảy giữa những vách đá, tạo thành một đường biên giới màu xanh biếc giữa đèo Mã Pí Lèng và đường Săm Pun. 

Khăn Piêu trong đời sống đồng bào dân tộc Thái

Trong văn hóa của đồng bào dân tộc Thái, chiếc khăn Piêu chứa đựng nhiều ý nghĩa đời sống và tâm linh sâu sắc. 

Trong sắc phục của phụ nữ đồng bào dân tộc Thái, khăn Piêu là vật không thể thiếu, được dùng trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, che nắng, che gió, giữ ấm về mùa đông. Ngoài ra còn vừa là điểm nhấn để tôn lên vẻ đẹp riêng có của người con gái Thái.