28 thg 4, 2019

Hành trình săn ảnh chim trên vùng rừng núi Fansipan

Không chỉ là điểm du lịch nổi tiếng, Fansipan còn là nơi chiêm ngưỡng và săn ảnh thú vị của những tay máy yêu thiên nhiên.

Đầu tháng 4, nhiếp ảnh gia Thuần Võ (thứ hai từ trái sang) cùng các đồng nghiệp Nguyễn Mạnh Hiệp, Phạm Hồng Phương trải nghiệm quan sát, ghi nhận loài và săn ảnh các giống chim quý tại Fansipan thuộc Vườn quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai và Lai Châu). Chuyến đi có sự hỗ trợ của anh Nguyễn Hào Quang, hướng dẫn viên chuyên về quan sát chim cùng các "thổ địa" dân tộc Mông. Ảnh: Nguyễn Hào Quang. 

27 thg 4, 2019

Cá vồ đém

Khi anh Lâm văn Sơn dẫn tui vô bếp của Vườn trái cây Vàm Xáng để chọn món ăn, tui được hỏi: Ăn cá gì? Cá lóc hay cá vồ đém?

Tui hả họng, hỏi anh Sơn: Cá vồ đém là cá gì? Ảnh nói: Nó là một loại cá tra, hiếm và ngon hơn cá lóc. Chọn ăn vồ đém đi. Và ảnh chỉ cho tui coi một dĩa cá vồ đém đã làm sẵn như trong hình sau.


Tui hỏi: Sao kiu là vồ đémAnh Sơn trả lời là: Tại hai bên ngực nó có hai cái đémMấy bạn nhà bếp nghe vậy liền kêu lên: Dẫn ổng ra ngoài ao bắt con vồ đém còn sống lên coi thì mới biết chớ con này đã chặt khúc ra rồi sao thấy cái đém!

Quảng hương mộc – cánh chim lạ trong rừng mai Huế

Vườn mai của ông Nguyễn Đình Lam (16 Cao Bá Đạt, Thủy Phương, Hương Thủy, Thừa Thiên –Huế) có một loài mai mới với cái tên rất lạ là “Quảng hương mộc mai” với lá, cánh, đặc biệt là mùi hương độc đáo, quyến rũ như hương hoa mộc...

Ông Nguyễn Đình Lam và chậu "Quảng hương mộc mai". Ảnh: H.V.M 

Chuyện của “Quảng hương mộc mai” bắt đầu từ năm 2002, khi ông Nguyễn Đình Lam tình cờ mua được một cây mai Huế - Hoàng mai bị đột biến nở tới 9 cánh ở huyện Phú Lộc, sau đó mang đi trưng bày ở chợ hoa trong thành phố Huế dịp Tết.

Gác Trịnh – Một chốn lui về

Ghé Gác Trịnh một buổi trưa chớm hạ, những vị khách lạ ngỡ ngàng khi căn gác cũ mà lại sáng bừng. Nơi ấy như chất chứa một miền thương cho một chốn lui về của cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn.

Gác Trịnh là căn phòng ở tầng 2, số 203/19 dãy nhà C khu tập thể đường Nguyễn Trường Tộ, TP. Huế. Đây là nơi 9 người gia đình Trịnh Công Sơn từng sống từ năm 1962 cho đến khi chuyển vào Nam.

Thăm hải đăng Gành Đèn

Nổi bật trên gành đá hoang sơ mộc mạc là hình ảnh ngọn hải đăng Gành Đèn với hai màu trắng – đỏ sừng sững giữa nền trời. Hải đăng giúp điều hướng hoạt động ra vào của tàu thuyền trên vùng biển Phú Yên, cụ thể là đoạn vịnh Xuân Đài và vũng Chào.

Gành đèn Phú Yên thuộc huyện Tuy An cách TP. Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) 30km về phía Bắc với điểm đến nổi bật là hải đăng gành Đèn. Tên ban đầu của nơi đây là gành Đá Đen, nhưng từ khi những ngọn hải đăng được xây dựng lên thì ngư dân quen gọi là gành Đèn.

Kỳ lạ hàng vạn con cò trắng quần tụ nơi thánh đường

Vườn cây của giáo xứ Trại Lê tại xã Quang Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) xuất hiện đàn cò trắng hàng vạn con bay đến trú ngụ.

Hàng vạn cánh cò trắng bỗng dưng bay về giáo xứ Trại Lê. Ảnh: Minh Lý 

Tam Kỳ vàng rực mùa hoa sưa

Những ngày này, trên các tuyến phố ở TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam lại rợp màu vàng của hoa sưa, tạo nên một khung cảnh hết sức lãng mạn. Và năm nay, TP Tam Kỳ tổ chức lễ hội “Tam Kỳ mùa hoa sưa”, diễn ra trong khoảng 3 ngày đầu của tháng 4, tại 3 địa điểm chính là đình làng Hương Trà, sân vận động Hòa Hương và không gian Vườn Cừa.

26 thg 4, 2019

Chìm đắm giữa sắc trắng hoa mận Nà Ka ngày cuối năm

Nà Ka (Mộc Châu, Sơn La) là một điểm đến quen thuộc với nhiều “phượt thủ” dịp cận tết nhiều năm trở lại đây. Sẽ là một điều đáng tiếc nếu đến Mộc Châu ngày đầu xuân mà bạn không ghé thăm những vườn mận giăng sắc trắng tinh khôi đang vào mùa rộ hoa.


Mộc Châu vốn đã quen thuộc những điểm đến nổi tiếng như đồi chè trái tim, rừng thông bản Áng với những vườn cải, vườn dâu… và không thể bỏ qua bản Nà Ka – nơi có thung lũng mận nổi tiếng ở Tây Bắc.

Tháng tư chạm ngõ, rừng Cúc Phương đón mùa hồ điệp

Từ tháng 4 đến cuối tháng 5, khi thời tiết trở nên mát mẻ sau những cơn mưa xuân, Vườn quốc gia Cúc Phương lại xuất hiện hàng vạn con bướm đủ màu sắc bay lượn trong nắng.


Vườn quốc gia Cúc Phương nằm cách Hà Nội khoảng 120 km, trải dài trên địa bàn ba tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa.

Nét độc đáo của tháp cổ Bình Lâm

Tháp Bình Lâm nằm ven sông Gò Tháp đổ ra cửa biển Thị Nại thuộc xóm Long Mai (thôn Bình Lâm, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, Bình Định). Người xưa đã lấy tên thôn Bình Lâm để đặt tên cho ngọn tháp này.


Tháp Bình Lâm cao 20m, bình đồ vuông, về hình thức tạo dáng, tháp cũng được xây cất theo kiểu tầng như các tháp khác, cửa chính quay về phía đông, còn ba mặt là cửa giả quay về ba hướng Tây – Nam – Bắc.