13 thg 3, 2019

Phở Clinton - cà phê Trudeau - thực đơn Bush ở Sài Gòn

Phở, cà phê cóc hay mít non trộn... là những món mà các nguyên thủ Quốc gia đã thưởng thức trong chuyến thăm Việt Nam tại TP HCM. 

Phở Clinton



Năm 2000, trong chuyến thăm Việt Nam cùng vợ và con gái, Tổng thống Bill Clinton đã phải lòng món phở ở Hà Nội. Vì thế, khi vào Sài Gòn, vợ chồng ông đã ghé quán phở bên hông chợ Bến Thành để thưởng thức. Về sau, quán đổi tên thành Phở 2000 để đánh dấu cột mốc đáng nhớ khiến nó trở nên nổi tiếng. Lâu dần, người ta quen gọi đây là 'quán phở Clinton' cho dễ nhận dạng.



Kiến trúc Pháp hơn 100 năm trong Đại Nội Huế

Phủ Nội Vụ gắn với nhiều giai đoạn lịch sử của triều Nguyễn và những bí ẩn về hầm vàng của vua Minh Mạng. 

Quần thể kiến trúc Phủ Nội Vụ được xây dựng từ năm 1837 dưới thời vua Minh Mạng, là nơi quản lý, chế tác và lưu giữ các loại vàng bạc, châu báu phục vụ cho triều đình nhà Nguyễn. Đến năm 1906, công trình được xây dựng lại theo kiến trúc Pháp, ngày nay chỉ còn lại tòa nhà chính hai tầng sót lại sau chiến tranh, vị trí gần cửa Hiển Nhơn thuộc khuôn viên Tử Cấm Thành. 

Chùa Giác Nguyên bên hồ Đa Nhim

Bên cạnh kiến trúc đặc sắc, chùa Giác Nguyên còn nằm ở một vị thế đẹp, nhìn ra hồ thủy điện Đa Nhim với vẻ đẹp hữu tình. Từ sân chùa, du khách cũng có thể ngắm nhìn khung cảnh yên bình của thị trấn Đơn Dương với những nếp nhà nhỏ nằm giữa đồi núi, vườn tược…

Nằm trên một ngọn đồi ở thôn Đường Mới, xã Lạc Nghiệp, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng, chùa Giác Nguyên là một ngôi chùa cổ nổi tiếng với cảnh quan đẹp và kiến trúc độc đáo gần thành phố Đà Lạt

Ngôi chùa lưu giữ bộ sưu tập tượng cổ đặc sắc

Chùa Tây Phương là một trong những ngôi chùa cổ độc đáo nhất Việt Nam, với sự kết hợp giữa kiến trúc truyền thống, các tác phẩm nghệ thuật đặc sắc và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp.

Nằm trên núi Câu Lâu ở thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, chùa Tây Phương (tên chữ là Sùng Phúc tự) là một ngôi chùa cổ nổi tiếng với những nét đặc sắc trong kiến trúc và nghệ thuật

Lăng mộ cổ của các võ tướng nổi tiếng sử Việt

Nguyễn Tri Phương, Ông Ích Khiêm, Nguyễn Hữu Cảnh, Thoại Ngọc Hầu... là các võ tướng nổi tiếng sử Việt. Tên của các ông đã được đặt cho nhiều đường phố ở Việt Nam. Cùng khám phá nơi an nghỉ của các danh tướng này.

1. Nơi an nghỉ của cha con võ tướng Nguyễn Tri Phương là một gò đất nằm giữa cánh đồng lúa thuộc địa phận làng Chí Long, xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Trong hai ngôi mộ ở đây, ngôi mộ ở ngoài là của Nguyễn Lâm, con thứ hai của danh tướng Nguyễn Tri Phương, người được phong Phò mã Đô úy thời vua Tự Đức.

12 thg 3, 2019

Cây đa nghìn năm 'biết đi' quanh đền cổ ở Ninh Bình

Vị trí thân chính của cây cổ thụ trong đền Gối Đại ở cố đô Hoa Lư thay đổi 2 lần sau hàng nghìn năm. 

Đền Gối Đại thuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, cách trung tâm thành phố Ninh Bình hơn 10 km. Người dân ở đây kể lại, Thắng Đại Vương được Đinh Tiên Hoàng giao cho trấn giữ cửa phía tây trong tứ trấn Hoa Lư xưa kia. Khi ông qua đời, nhà vua cho xây ngôi đền ngay dưới gốc đa để đời sau nhớ đến công lao của ông. Phần giới thiệu được đặt trước đền có ghi: "Suốt ngàn năm qua, cây đa đã di chuyển quanh ngôi đền Gối Đại thờ Thắng Đại Vương, một vị tướng tài dưới triều đại nhà Đinh". 

Ngôi nhà 120 năm lưu giữ nhiều đồ cổ ở Tây Ninh

Ngoài kiến trúc cổ, ngôi nhà còn có bộ bát bửu gồm 8 loại binh khí thời xưa rất giá trị. 

Căn nhà số 39 đường Phan Châu Trinh (TP Tây Ninh) được xây dựng năm 1894 và giữ được kiến trúc nguyên bản đến ngày nay, thu hút nhiều du khách tham quan. Năm 2017, công trình được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh. 

Khách xếp hàng chụp ảnh với nấc thang 'lên thiên đường' ở Sài Gòn

Bạn sẽ có bức hình giống như bước lên bầu trời khi chụp trên chiếc cầu thang ở công viên Đầm Sen. 

Từ Tết Nguyên đán, chiếc cầu thang được mệnh danh là "nấc thang lên thiên đường" được bố trí tại công viên Đầm Sen (quận Tân Phú, TP HCM). Mô hình này phỏng theo cầu thang vô cực từng "gây sốt" ở Đà Lạt hồi cuối năm ngoái. 

Lễ hội lớn nhất Lạng Sơn: Dân ùa ra đường chật kín các con phố

Lễ hội Đền Kỳ Cùng - Tả Phủ diễn ra từ ngày 22 - 27 tháng Giêng âm lịch hàng năm, là một trong những lễ hội quy mô lớn và dài nhất tại thành phố Lạng Sơn. Đoàn rước kiệu di chuyển từ đền Tả Phủ về đền Kỳ Cùng thu hút hàng vạn người dân địa phương cũng như du khách thập phương. 

Là một trong những lễ hội quy mô lớn và dài nhất tại thành phố Lạng Sơn, lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương tham dự. Từ năm 2016, lễ hội đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. 

Bí ẩn lễ cúng rừng của người Mông ở khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu

Đến giờ lành, thầy cúng kính cẩn dâng hương, lần lượt quay về 4 phía gõ mõ và khấn mời thần linh về chứng giám, hưởng lễ vật, phù hộ, ban lộc rừng cho người dân, cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu.

Cứ vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hằng năm, đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu lại tổ chức Lễ hội cúng rừng - nghi lễ truyền thống có ý nghĩa lớn nhất, quan trọng nhất trong năm đối với người dân nơi đây và còn được gọi là “Tết rừng”.

Tờ mờ sáng, ông Mùa A Vừ (bản Tát, xã Nà Hẩu, Văn Yên, Yên Bái) cùng thanh niên trong thôn đi bắt lợn về thịt chuẩn bị cho ngày “Tết rừng”. Ông Vừ cho biết, cứ đến ngày cuối cùng của tháng Giêng, bà con các thôn lại góp tiền mua lợn, mang ra bìa rừng mổ và chế biến sau khi cúng thần rừng. Mọi người trong thôn sẽ cùng nhau ăn ngay tại bìa rừng, hoặc trong rừng. “Năm nay kinh tế khá nên bản mổ con lợn to, con này hơn 1 tạ đấy”, ông Mùa A Vừ khoe với PV Dân Việt. 

Ông Mùa A Vừ: “Năm nay kinh tế khá nên bản mổ con lợn to, con này hơn 1 tạ đấy”. Ảnh: Hoàng Hữu