Nếu một lần đến ngắm và cảm nhận vẻ đẹp Huế mộng mơ ở đồi Vọng Cảnh, bạn chắc chắn sẽ in đậm mãi chẳng quên. Ảnh: PĐ.
6 thg 3, 2019
Đồi Vọng Cảnh - thu trọn xứ Huế mộng mơ vào tầm mắt
Tọa lạc ở phía Nam TP. Huế, đồi Vọng Cảnh được xem như một công viên phục vụ các hoạt động đi dạo, thưởng ngoạn ngắm cảnh, nghỉ ngơi kết hợp các chuyến du lịch đường bộ và đường thủy dọc sông Hương cho người dân và du khách gần xa.
5 thg 3, 2019
Sản vật đậm chất quê ở Đất Mũi Cà Mau
Là tỉnh có diện tích phần đất nội đồng rộng, có nhiều sông ngòi, kênh rạch hướng ra biển lớn, ấy vậy mà vùng đất Cà Mau từ xa xưa đã rất nổi tiếng với những loại “sản vật” đặc trưng. Những loại sản vật ấy được sinh ra từ chính thiên nhiên của miệt rừng U Minh hạ; từ chính những cánh đồng lúa, từ môi trường biển mặn dạt dào...
Cá lóc đồng nướng rơm nơi miệt vườn U Minh Hạ
Ghềnh Bàng - viên ngọc hoang sơ giữa lòng Sơn Trà
Bán đảo Sơn Trà với nhiều điểm đến nổi tiếng như chùa Linh Ứng, Bãi Bụt, Bãi đá Obama, khu du lịch Tiên Sa, Bãi Cát Vàng, đỉnh Bàn Cờ... luôn là lựa chọn hàng đầu trong hành trình khai thác du lịch của các đơn vị lữ hành khi đưa khách tham quan Đà Nẵng. Tuy nhiên, vẫn còn đó một "viên ngọc hoang sơ" chưa được khai thác đầy đủ tiềm năng du lịch, đó là ghềnh Bàng.
Hành trình đến với ghềnh Bàng thật sự không dễ dàng, nếu không muốn nói là nguy hiểm. Bởi sau khi vượt quãng đường tầm 20km theo hướng từ trung tâm thành phố về đường Hoàng Sa lên bán đảo Sơn Trà, du khách phải gửi xe máy và băng qua một con đường rừng dài 1km với nhiều dốc cao và cây cối um tùm. Nếu không chú ý kỹ đường đi hoặc chưa có kinh nghiệm đi rừng, sẽ rất dễ bị trượt ngã hoặc đi lạc trong cánh rừng này.
Một góc ghềnh Bàng nhìn từ trên cao.
Hành trình đến với ghềnh Bàng thật sự không dễ dàng, nếu không muốn nói là nguy hiểm. Bởi sau khi vượt quãng đường tầm 20km theo hướng từ trung tâm thành phố về đường Hoàng Sa lên bán đảo Sơn Trà, du khách phải gửi xe máy và băng qua một con đường rừng dài 1km với nhiều dốc cao và cây cối um tùm. Nếu không chú ý kỹ đường đi hoặc chưa có kinh nghiệm đi rừng, sẽ rất dễ bị trượt ngã hoặc đi lạc trong cánh rừng này.
Công viên Biển Đông
Bạn lần đầu vào Đà Nẵng, ngỏ ý muốn ra biển chơi cho biết thế nào là “bãi biển quyến rũ nhất hành tinh”, bèn chở bạn qua cầu Sông Hàn, chạy thẳng đường Phạm Văn Đồng để đến Công viên Biển Đông, xem như đây là nơi bắt đầu cho hành trình khám phá biển Đà Nẵng của khách phương xa.
Chẳng phải tự nhiên mà nhiều người dân Đà Nẵng rất thích giới thiệu về Công viên Biển Đông cho bạn bè, người thân ở ngoại tỉnh. Một trong những điểm đặc biệt nhất của Công viên Biển Đông chính là vị trí của nó. Chỉ cần chạy một mạch từ cầu Sông Hàn (cây cầu trung tâm nhất của thành phố) là ra đến biển. Một mặt công viên nhìn về “trái tim” Đà Nẵng, một mặt lại hướng thẳng tầm nhìn ra quần đảo Hoàng Sa ngoài Biển Đông.
Với địa thế, cảnh quan đặc biệt, Công viên Biển Đông là nơi tổ chức nhiều lễ hội của thành phố. TRONG ẢNH: Cảnh quan bãi biển trong chương trình “Đà Nẵng - Điểm hẹn mùa hè 2018”.
Chẳng phải tự nhiên mà nhiều người dân Đà Nẵng rất thích giới thiệu về Công viên Biển Đông cho bạn bè, người thân ở ngoại tỉnh. Một trong những điểm đặc biệt nhất của Công viên Biển Đông chính là vị trí của nó. Chỉ cần chạy một mạch từ cầu Sông Hàn (cây cầu trung tâm nhất của thành phố) là ra đến biển. Một mặt công viên nhìn về “trái tim” Đà Nẵng, một mặt lại hướng thẳng tầm nhìn ra quần đảo Hoàng Sa ngoài Biển Đông.
Vào mùa ốc lể
Những ngày này, khi hương ốc quyện với vị ớt, vị sả thơm lừng khắp các khu chợ, khi những xe ốc dạo ngân nga "điệp khúc" quen thuộc "Ai ốc lể không?" cũng là lúc mùa ốc lể bắt đầu.
Những con ốc tí hon, chưa bằng chiếc cúc áo nhưng lại mang đến "ma lực" quyến rũ nhiều thế hệ người dân ở Quảng Nam và Đà Nẵng.
Cây di sản trên Ngũ Hành Sơn
Bên cạnh hệ thống chùa chiền, hang động và núi đá độc đáo, di tích cấp quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn còn sở hữu quần thể 4 loài với 7 cây đại thụ quý được vinh danh là cây di sản Việt Nam.
Quần thể 7 cây di sản tại di tích cấp quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn có những cây đại thụ với tuổi đời từ 206 đến 611 năm tuổi, mang nhiều ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, gồm có: Cây đa sộp (đa lá đỏ) ở sườn đông ngọn Thủy Sơn (sau lưng chùa Linh Ứng), 2 cây bàng âm dương trước cổng chùa Tam Thai trên ngọn Thủy Sơn, cây thị sau lưng chùa Tam Thai và cụm 3 cây bồ kết ở động Tàng Chơn thuộc khu vực phía nam ngọn Thủy Sơn.
Cây đa sộp (đa lá đỏ) có tuổi đời khoảng 600 năm, nằm ở sườn đông ngọn Thủy Sơn (sau lưng chùa Linh Ứng).
Quần thể 7 cây di sản tại di tích cấp quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn có những cây đại thụ với tuổi đời từ 206 đến 611 năm tuổi, mang nhiều ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, gồm có: Cây đa sộp (đa lá đỏ) ở sườn đông ngọn Thủy Sơn (sau lưng chùa Linh Ứng), 2 cây bàng âm dương trước cổng chùa Tam Thai trên ngọn Thủy Sơn, cây thị sau lưng chùa Tam Thai và cụm 3 cây bồ kết ở động Tàng Chơn thuộc khu vực phía nam ngọn Thủy Sơn.
Đồi thông trên đỉnh Hải Vân quan
Bên cạnh những cung đường đèo uốn lượn thử thách tay lái, những khung hình đẹp ngút ngàn, di tích cấp quốc gia Hải Vân quan với nhiều giá trị lịch sử, đèo Hải Vân vẫn còn đó những điểm dừng chân chưa được nhiều người biết tới. Trong số đó có đồi thông trên đỉnh Hải Vân quan được một số du khách ưa khám phá đặt cho cái tên là "Đà Lạt thu nhỏ".
Theo lịch trình, du khách di chuyển từ hướng cầu Nam Ô (thuộc phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu) men theo đèo Hải Vân đến di tích quốc gia Hải Vân quan. Sau khi tham quan Hải Vân quan, du khách có thể chạy xe theo con đường dốc nằm ngay bên cạnh di tích này để đến với đồi thông.
Hàng thông trên đỉnh Hải Vân quan.
Theo lịch trình, du khách di chuyển từ hướng cầu Nam Ô (thuộc phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu) men theo đèo Hải Vân đến di tích quốc gia Hải Vân quan. Sau khi tham quan Hải Vân quan, du khách có thể chạy xe theo con đường dốc nằm ngay bên cạnh di tích này để đến với đồi thông.
Độc đáo củi hứa hôn của thiếu nữ Giẻ-Triêng
Trước khi cưới, các cô gái phải chuẩn bị hàng trăm bó củi rừng để đưa sang nhà chồng. Họ gọi đó là củi hứa hôn. Đây là nét văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc của người Giẻ-Triêng ở vùng biên giới 2 huyện Ngọc Hồi và Đăk Glei. Bây giờ, tục này vẫn duy trì...
Chuẩn bị củi hứa hôn từ tuổi 15
Đầu năm 2019, theo chân ông A Xíu - cán bộ Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Đăk Glei về làng Đăk Ung (xã Đăk Nhoong), chúng tôi chứng kiến nhiều nhà có "núi" củi hai đầu phẳng phiu xếp ngay ngắn bên hiên nhà, trước sân.
A Xíu cho biết đó là "củi hứa hôn" của con gái người Giẻ -Triêng trong làng, phần lớn là củi đã "bắt chồng" rồi (nghĩa là đã làm đám cưới).
Đến nhà bà Y Lép, thấy đống củi cao còn mới, hỏi thì quả là nhà vừa làm đám cưới cho con trai.
"Con gái Giẻ -Triêng là vậy. Muốn cưới chồng phải chuẩn bị củi hứa hôn. Bây giờ mỗi đứa chỉ làm 100-200 bó củi thôi, còn ngày xưa phải làm gấp 2-3 lần" - bà Y Lép nói.
Chuẩn bị củi hứa hôn từ tuổi 15
Đầu năm 2019, theo chân ông A Xíu - cán bộ Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Đăk Glei về làng Đăk Ung (xã Đăk Nhoong), chúng tôi chứng kiến nhiều nhà có "núi" củi hai đầu phẳng phiu xếp ngay ngắn bên hiên nhà, trước sân.
A Xíu cho biết đó là "củi hứa hôn" của con gái người Giẻ -Triêng trong làng, phần lớn là củi đã "bắt chồng" rồi (nghĩa là đã làm đám cưới).
Đến nhà bà Y Lép, thấy đống củi cao còn mới, hỏi thì quả là nhà vừa làm đám cưới cho con trai.
"Con gái Giẻ -Triêng là vậy. Muốn cưới chồng phải chuẩn bị củi hứa hôn. Bây giờ mỗi đứa chỉ làm 100-200 bó củi thôi, còn ngày xưa phải làm gấp 2-3 lần" - bà Y Lép nói.
Giúp thiếu nữ chuẩn bị củi hứa hôn
Dân làng Kon Braih vui lễ hội Kă Pơ Lêh
Theo phong tục truyền thống trước đây và bây giờ đã được đưa vào quy ước, hương ước của thôn (làng), cứ đúng ngày 25 tháng 2 hàng năm - thời điểm chuẩn bị bước vào vụ sản xuất rẫy - bà con dân làng Kon Braih (xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà) lại tổ chức lễ hội Kă Pơ Lêh (tết làng) dưới góc độ cộng đồng làng.
Khác với mọi ngày, sáng nay, gian bếp của gia đình chị Y Dênh (ở thôn Kon Braih) đỏ lửa từ rất sớm để chế biến các món ăn truyền thống kịp đầu giờ chiều mang lên nhà rông cùng bà con trong làng tổ chức lễ hội Kă Pơ Lêh.
Chị Y Dênh cho biết, để chuẩn bị cho lễ hội đặc biệt quan trọng trong năm này, ngày hôm trước, chồng chị - anh A Thu phải tranh thủ đi rừng để bẫy chuột, bẫy sóc; còn chị thì cùng chị em phụ nữ trong làng đi rừng để hái lá ming, đọt mây về chế biến các món ăn.
Khác với mọi ngày, sáng nay, gian bếp của gia đình chị Y Dênh (ở thôn Kon Braih) đỏ lửa từ rất sớm để chế biến các món ăn truyền thống kịp đầu giờ chiều mang lên nhà rông cùng bà con trong làng tổ chức lễ hội Kă Pơ Lêh.
Chị Y Dênh cho biết, để chuẩn bị cho lễ hội đặc biệt quan trọng trong năm này, ngày hôm trước, chồng chị - anh A Thu phải tranh thủ đi rừng để bẫy chuột, bẫy sóc; còn chị thì cùng chị em phụ nữ trong làng đi rừng để hái lá ming, đọt mây về chế biến các món ăn.
Bà con dân làng cùng chẻ ống cơm lam cho vào nia để già làng làm lễ cúng thần linh
2 thg 3, 2019
Độc đáo sáo mũi Khơ Mú
Chị Quàng Thị Dua, (bản Púng Giắt 1, xã Mường Mươn, Mường Chà, Điện Biên) là một trong số ít nghệ nhân diễn tấu và chế tác được sáo mũi của người Khơ Mú. Không chỉ lưu giữ một di sản văn hóa quý báu của người Khơ Mú đang bị thất truyền, chị còn tích cực truyền dạy cho thế hệ trẻ.
Nắm giữ di sản âm nhạc dân gian quý báu
Người Khơ Mú vốn gắn liền tập quán canh tác nương rẫy và cuộc sống sinh hoạt với thiên nhiên, đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào vì thế mang đậm dấu ấn của núi rừng. Nhạc cụ truyền thống của đồng bào hầu hết được làm bằng tre, nứa và đều có nguồn gốc từ những vật dụng quen thuộc để sản xuất, sinh hoạt. Phụ nữ Khơ Mú không những chăm chỉ, tháo vát mà còn có khả năng đặc biệt trong thẩm âm, cảm thụ âm nhạc cũng như khéo léo chế tác và diễn tấu nhạc cụ tre nứa. Hầu hết phụ nữ ở bản Púng Giắt 1 đều biết sử dụng thành thạo các nhạc cụ tre, nứa như đao đao, tăng bu hoặc sáo và gìn giữ được làn điệu Tơm trong sinh hoạt văn hóa. Những di sản văn hóa dân gian đơn sơ, mộc mạc như chính cuộc sống của đồng bào, được đồng bào lưu truyền qua bao thế hệ.
Nắm giữ di sản âm nhạc dân gian quý báu
Người Khơ Mú vốn gắn liền tập quán canh tác nương rẫy và cuộc sống sinh hoạt với thiên nhiên, đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào vì thế mang đậm dấu ấn của núi rừng. Nhạc cụ truyền thống của đồng bào hầu hết được làm bằng tre, nứa và đều có nguồn gốc từ những vật dụng quen thuộc để sản xuất, sinh hoạt. Phụ nữ Khơ Mú không những chăm chỉ, tháo vát mà còn có khả năng đặc biệt trong thẩm âm, cảm thụ âm nhạc cũng như khéo léo chế tác và diễn tấu nhạc cụ tre nứa. Hầu hết phụ nữ ở bản Púng Giắt 1 đều biết sử dụng thành thạo các nhạc cụ tre, nứa như đao đao, tăng bu hoặc sáo và gìn giữ được làn điệu Tơm trong sinh hoạt văn hóa. Những di sản văn hóa dân gian đơn sơ, mộc mạc như chính cuộc sống của đồng bào, được đồng bào lưu truyền qua bao thế hệ.
Chị Quàng Thị Dua diễn tấu sáo mũi .
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)