27 thg 11, 2018

Sơn Trà – Quà của tạo hóa

Tạo hóa ban cho Đà Nẵng không chỉ biển xanh, cát trắng, nắng vàng… mà còn có cả một bán đảo Sơn Trà hoang sơ, kiều diễm nằm cách trung tâm thành phố không xa. Sơn Trà được đánh giá là bán đảo “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam, bởi ngoài vị trí trọng yếu về mặt an ninh quốc phòng, đây còn là bán đảo có hệ sinh thái rừng tự nhiên gắn liền với biển duy nhất ở Việt Nam. Vì vậy, bán đảo Sơn Trà đã sớm được Chính phủ quy định là rừng cấm, tạo cơ sở cho việc quy hoạch phát triển thành khu bảo tồn thiên nhiên, và là khu du lịch quốc gia theo hướng bền vững, bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học...

Sự hào phóng của thiên nhiên
 


Thiên nhiên luôn khắc nghiệt, khó lường nhưng cũng hào phóng ban cho bán đảo Sơn Trà vẻ đẹp và sự giàu có hiếm nơi nào sánh được. Sơn Trà vào thu, những khu rừng chò nảy lộc đỏ rực đẹp như những cánh rừng thu châu Âu vào mùa thay lá. Thảng hoặc, những cơn mưa rừng bất chợt xối xả rồi cũng bất chợt tạnh để cho những tia nắng bừng lên lung linh trên tàn cây, ngọn cỏ.

Huế mờ ảo khi bước vào mùa sương mù cuối năm

Dưới làn mưa bụi nhỏ cùng cái se lạnh sáng sớm, cầu Trường Tiền, Đại Nội... mang nét trầm mặc khi đông sang. 

Khác với các tỉnh thành phía bên kia đèo Hải Vân, Huế vẫn mang khí hậu của miền Bắc với mùa đông giá buốt. Khi xuất hiện đợt không khí lạnh và độ ẩm cao cũng là lúc kinh thành Huế bước vào mùa sương phủ mỗi buổi sáng. 

Lễ thổi tai - nghi thức đầu đời của người Ba Na

Thổi tai là nghi lễ cho em bé dưới 24 tháng, gửi gắm mong muốn các thần linh tiếp tục bảo vệ và dạy bảo con trẻ lớn lên. 

Đồng bào dân tộc Ba Na (Tơ Tung, K’bang, Kon Tum) quan niệm vạn vật hữu linh và cầu cúng là phương thức phổ biến để đồng bào giao tiếp với thần linh. Trong những giai đoạn nhất định, đời người sẽ chịu tác động của những thần linh khác nhau. Những đứa trẻ luôn được bao quanh bởi nhiều vị thần. Muốn chúng được mạnh khỏe, đồng bào phải thực hiện các nghi lễ cầu xin các vị thần phù hộ từ khi đứa bé mới sinh ra đến tuổi trưởng thành.
Để tiến hành nghi lễ, người thân trong gia đình và thầy cúng tiến hành là cây nêu. Đây là loại cây đặc trưng của đồng bào được làm bằng tre, tỉa hoa, vẽ hoa văn bằng tiết gà. 

Thả hồn giữa đồi cỏ hồng mộng mơ ở Đà Lạt

Thành phố ngàn hoa không chỉ có hoa, tháng 11 này, Đà Lạt còn có những đồi cỏ hồng đẹp như mơ. Đừng ngại ngần cho những tháng cuối năm, bạn sử dụng những ngày phép cuối cùng để tận hưởng một Đà Lạt mộng mơ khó tả.


Nổi tiếng từ nhiều năm qua, đồi cỏ hồng Đà Lạt thường xuất hiện vào cuối tháng 11 đến tháng 12 hằng năm. "Nở rộ" dưới chân những đồi thông, bên hồ nước nên những bạn cỏ hồng đã tạo thành một khung cảnh Đà Lạt vô cùng lãng mạn.

Di tích Lịch sử - Nghệ thuật Chùa Phật Lớn – Rạch Giá

Chùa Phật Lớn toạ lạc tại 151 Quang Trung, P. Vĩnh Quang, Tp. Rạch Giá là một trong 75 chùa Phật giáo Nam tông của tỉnh Kiên Giang được hình thành và phát triển khá sớm vào khoảng năm 1504 – thế kỷ XVI.

CHÙA PHẬT LỚN – TP. RẠCH GIÁ
  • Tên chùa: Phật Lớn
  • Pháp hiệu: UTTUNGAMEANJAYA (UttanùgaMen-Chey)
  • Địa chỉ: 151 Quang Trung – P. Vĩnh Quang – TP. Rạch Giá – tỉnh Kiên Giang
  • Thành lập năm: 1504
  • Người sáng lập: Hòa thượng MEN CHEY
  • Lần thay đổi vị trí: 3 lần
  • Vị trí hiện tại từ năm: 1884
  • Các đời Trụ trì : 21 đời
  • Trụ trì hiện nay: Đại đức HUỲNH VĂN TÀI
  • Hệ phái gốc: Nam Tông (Theravada)
  • Năm trùng tu: 2009
Cổng chính và lối vào chùa

Chùa Sắc Tứ Thập Phương – TP. Rạch Giá

Vào thập niên 1790, có một vị Sa môn (không rõ thế danh, pháp danh và hành trạng) đến mé sông Rạch Giá (trên đường Nguyễn Công Trứ hiện nay) dựng một ngôi chùa đơn sơ bằng cây lá để tu tịnh và đặt tên hiệu là Thập Phương tự.

Chùa Sắc Tứ Thập Phương

  • Địa điểm : 9/2 Lê Lai, khu phố Mạc Cửu, Phường Vĩnh Thanh, TP. Rạch Giá
  • Thành lập năm : 1790
  • Người sáng lập : Một vị Sa môn và Hòa thượng Vĩnh Thùy
  • Hệ phái gốc : Thiền Lâm
  • Năm trùng tu : 1890, 1904, 1990, 1995, 1997, 2009, 2011

26 thg 11, 2018

Ngôi miếu nhỏ ở Năm Căn

Tui đang đứng lớ ngớ ở một quán nước nơi bến tàu Năm Căn (Cà Mau) thì thấy một chiếc xe 7 chỗ, bảng số Sài Gòn trờ tới. Tui nghĩ bụng: Chắc là khách Sài Gòn ra thuê ca nô cao tốc hay vỏ lãi để ra mũi Cà Mau đây mà!

Nhưng không phải. Một người phụ nữ đứng tuổi bước xuống xe và ghé vào quán, hỏi thăm chị chủ quán đường tới một ngôi miếu nào đó. Chị chủ quán vồn vã chỉ đường. Thế rồi trên xe vài ba người nữa bước xuống, có lẽ là con cháu gì đó, mang theo nhang đèn, hoa quả. Họ cùng đi bộ theo con hẻm nhỏ cạnh bến tàu.

Tui thắc mắc tự hỏi: Đã đi gần 400 cây số tới đây rồi sao không phải đi ca nô ra Đất Mũi, cũng không phải tham quan những điểm gần đây mà lại đi ra miếu? Đã chủ tâm đi ra miếu rồi, mang nhang đèn hoa quả rồi, sao lại... không biết miếu nằm ở đâu để phải hỏi đường?

Phải lòng bánh dây thì về Bồng Sơn

Sau bao lần nhấp nha trong ước muốn, tôi đã đặt chân đến được Bồng Sơn (H.Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) để rồi "phải lòng" món đặc sản Bình Định có tên bánh dây.

Tạo nên nét đặc biệt cho bánh dây Bồng Sơn chính là sự khéo léo trong quá trình nêm nếm gia vị. THANH LY 

Ngỡ ngàng rừng săng lẻ nơi miền tây xứ Nghệ

Rừng săng lẻ thuộc xã Tam Đình, huyện Tương Dương (Nghệ An) là một quần thể cây săng lẻ độc nhất vô nhị mà ai đi qua cũng phải dừng chân để chiêm ngưỡng. Khu rừng đặc dụng săng lẻ Tương Dương được bảo vệ nghiêm ngặt bởi Ban quản lý Vườn quốc gia Pù Mát và các cơ quan chức năng địa phương.

Không gian đẹp đến ngỡ ngàng nơi rừng săng lẻ 

Chùa Sắc tứ Tam Bảo - Kiên Giang

Địa điểm: Phường Vĩnh Lạc, TP. Rạch Giá
Thành lập năm: Cuối thế kỷ 18
Người sáng lập: Bà Dương Thị Oán
Hệ phái gốc: Bắc Tông
Năm trùng tu: 1915, 1917, 1961, 1972, 1997 đến 2001


Vào thập niên cuối thế kỷ 18, một Phật tử tại Rạch Giá là bà Dương Thị Oán (cư dân địa phương gọi là Bà Hoặng) đã đứng ra xây dựng một ngôi chùa trên một khu đất thuộc phường Vĩnh Lạc, thị xã Rạch Giá hiện nay và đặt tên hiệu là chùa Tam Bảo. Đến nay, người ta vẫn chưa rõ tiểu sử của bà Dương Thị Oán cũng như những vị trụ trì đầu tiên của ngôi chùa mà chỉ biết rằng, trong những năm chiến tranh với nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã từng có một thời gian tạm lánh tại chùa Tam Bảo nên sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã ban Sắc tứ cho chùa vào năm 1803 và từ đó, được gọi là chùa Sắc Tứ Tam Bảo. Nhà văn Sơn Nam trong quyển Hồi ký (tập 1 : Từ U Minh đến Cần Thơ) của ông kể lại rằng bà Dương Thị Oán giàu có nhờ buôn bán lúa gạo tại địa phương đã cho Nguyễn Ánh, khi đang trốn chạy Tây Sơn, những cuộn tơ tằm quý giá để làm quai chèo không đứt khi vượt biển thay cho loại quai chèo thắt bằng gai, bằng bố dễ đứt và có thể từ công ơn này mà sau này vua Gia Long đã ban Sắc tứ cho chùa Tam Bảo.