25 thg 11, 2018

Đồn điền chè đầu tiên của người Pháp ở Gia Lai

Hình thành cách đây 100 năm, Biển Hồ chè là điểm tham quan lý tưởng cho người thích thiên nhiên và chụp ảnh sống ảo. 

Đồi chè được trồng từ những năm 1920 nằm trên địa phận huyện Chư Pah, cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 13 km. Do nằm ở phía bờ bắc của Biển Hồ (hồ T'Nưng) nên nơi này còn được biết đến với tên gọi Biển Hồ chè. 

Đàn đá, “báu vật” 3.000 tuổi của VN

Đàn đá không chỉ là một nhạc cụ gõ cổ nhất của Việt Nam mà còn là một trong những loại nhạc cụ cổ sơ nhất của loài người. Cùng ngắm nhìn bộ sưu tập đàn đá cổ lớn nhất Việt Nam ở Đà Lạt.

Bảo tàng Lâm Đồng (thành phố Đà Lạt) là nơi đang lưu giữ một bộ sưu tập đàn đá cổ được đánh giá là "báu vật" nhạc cụ có quy mô lớn nhất Việt Nam

Quả chuông 800 tuổi có lịch sử lạ lùng

Là một trong ba quả chuông cổ nhất Việt Nam, xung quanh chuông Vân Bản này có nhiều câu chuyện nửa hư nửa thực được lưu truyền, khiến quả chuông này được coi là một trong những quả chuông kỳ lạ nhất Việt Nam.

Được tìm thấy năm 1958 tại vùng biển Đồ Sơn, Hải Phòng, chuông Vân Bản là một quả chuông cổ có số phận lịch sử rất đặc biệt. Hiện vật này đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam,

Bảo tàng trầm hương ở xứ… trầm hương

Người ta ví Khánh Hòa là xứ trầm hương là bởi ở Khánh Hòa, hễ nơi nào có rừng già là nơi đó có trầm kỳ, nhưng nhiều nhất là Ninh Hòa và Vạn Ninh. Và nhiều, tốt nhất là trầm hương Vạn Giả của Vạn Ninh. Chả thế mà ca dao Khánh Hòa có câu: “Cây quế Thiên Thai mọc ngoài khe đá/ Trầm nơi Vạn Giả hương tỏa sơn lâm”.

Tranh vẽ về xông trầm hương ở Ai Cập thời cổ đại. Ảnh: tư liệu 

Và nếu như Khánh Hòa là xứ trầm hương của Việt Nam thì Việt Nam lại là “xứ trầm hương” của cả thế giới. Điều này không phải do chúng ta “tự sướng” mà là sự công nhận từ nhiều nguồn sách báo nước ngoài.

23 thg 11, 2018

Ta gọi tên chùa Khmer

Chùa Monivongsa Bopharam ở Cà Mau

Miền Tây Nam bộ có nhiều ngôi chùa Khmer đẹp và nổi tiếng. Tên chùa bằng tiếng Khmer dài và khó nhớ (nhớ... chết liền!), cho nên người Việt ta... tự đặt ra những cái tên mới cho dễ gọi, dễ nhớ. Cách gọi tên thường là dựa theo đặc điểm của chùa hoặc phiên âm nôm na tên Khmer theo giọng Nam bộ.

Ngôi làng ở Phú Quốc được khách Tây ví như 'vương quốc sao biển'

Thưởng thức hải sản tươi sống và chụp ảnh check-in cùng sao biển là trải nghiệm hấp dẫn nhất ở làng chài Rạch Vẹm. 

Trong khi làng chài Hàm Ninh là cái tên quen thuộc ở Phú Quốc thì Rạch Vẹm gần đây mới được nhiều du khách nhắc tới. Để đến làng, du khách phải băng qua vài km đường đất gồ ghề, nhiều ổ gà xuyên rừng nguyên sinh. Tuy nhiên, đích đến sẽ làm bạn hài lòng. 

Vườn hồng trĩu quả giữa trời thu Đà Lạt

Mùa thu, "trốn nắng" ở các nhà vườn và tự tay hái, thưởng thức hồng là trải nghiệm hấp dẫn nhiều du khách. 

Khoảng tháng 11, vườn hồng trở thành điểm đến được nhiều du khách "săn" tìm ở Đà Lạt, đặc biệt là các bạn trẻ. Khách đến vườn có thể tham quan, chụp ảnh lưu niệm và mua hồng về làm quà. 
Các vườn hồng ở đây được trồng tự nhiên mà không có nhà lồng hay mái che. Dù vậy, vào mùa thu hoạch, chỉ cần bước chân vào vườn, bạn vẫn sẽ cảm nhận được mùi hồng chín thoang thoảng. 

Có một người mang tên Kon Tum

Sau khi tỉnh Kon Tum được thành lập 3 tháng, ngày 3/5/1913, có một cậu bé cất tiếng khóc chào đời và được gia đình đặt tên Ngụy Như Kon Tum để ghi lại dấu ấn lịch sử của sự kiện tỉnh Kon Tum được thành lập (9/2/1913)- vùng đất gắn bó nhiều kỷ niệm với gia đình .

Thông thạo tiếng Ba Na hơn tiếng Việt

Giáo sư Ngụy Như Kon Tum chào đời ở Kon Tum, trong một gia đình công chức nhỏ. Thân sinh ông là cụ Ngụy Như Bích, lục sự bưu điện. Bà cụ thân sinh, giống như nhiều bà vợ công chức thời đó, ở nhà làm nội trợ, không tham gia công tác xã hội.

Kon Tum vào những năm đầu thế kỷ XIX nhỏ bé, nép mình bên bờ sông Đăk Bla, lèo tèo vài con phố nhỏ, nơi tập trung các gia đình viên chức chính quyền thuộc địa. Gia đình của Giáo sư Ngụy Như Kon Tum sống ở Rue de La Marne (ngày nay là đường Trần Hưng Đạo - TP Kon Tum). Cư dân ở Kon Tum chủ yếu là dân tộc Ba Na, sống trong các làng Kon Ra Chót, Kon Tum Kpâng, Kon Tum Knâm... mà ngày nay vẫn còn. Suốt thời thơ ấu, giáo sư làm bạn với núi rừng Kon Tum, với trẻ em đồng bào DTTS ở Kon Tum, mà đa số là trẻ em người Ba Na. Bởi vậy, Giáo sư Ngụy Như Kon Tum ngay từ thời đó đã nói thạo tiếng Pháp, tiếng Ba Na.

Giáo sư Nguỵ Như Kon Tum 

Bok Wừu - người Anh hùng chống Pháp

Hỏi bất cứ một người già Bana nào ở Đăk Đoa về Bok Wừu hay Anh hùng Wừu, bạn sẽ được kể cho nghe câu chuyện về ông - liệt sỹ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, một trong những biểu tượng của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên tham gia kháng chiến chống Pháp.

"Tôi sẵn sàng chết, chứ không chịu đầu hàng..."

Sau một hồi lòng vòng, chúng tôi mới tìm được nhà của ông Hnhăk - con trai liệt sỹ Bok Wừu dù nhà thơ Tạ Văn Sỹ vốn là “thổ địa” Tây Nguyên đã xung phong dẫn đường. Khác với sự sầm uất của thị trấn trung tâm cùng những căn nhà khang trang nằm thấp thoáng sau bóng cây cà phê, căn nhà của Hnhăk ở làng Tul Đoa, xã Đak Sơ Mei, huyện Đak Đoa như được phủ bóng thời gian. Mà cũng lạ, bước vào không gian ấy, cả chủ và khách đều cảm thấy mọi thứ như ngưng đọng lại, ông Hnhăk và nhà thơ Tạ Văn Sỹ như chìm vào dòng suy tưởng về người anh hùng của vùng đất bazan. Mỗi người một câu, kẻ tiếng Kinh, người tiếng Bana cứ thế dắt tôi trở lại những tháng ngày Tây Nguyên cháy rực lửa căm thù giặc Pháp.

Thiên nhiên – Văn hóa từ vùng đất Mã Đà Sơn Cước

Trải qua 320 tuổi, vùng đất Đồng Nai đã để lại nhiều di tích lịch sử gắn liền với sự phát triển của Nam Bộ nơi đây có phù sa màu mỡ do sông Đồng Nai bồi đắp cho cây trái tươi tốt quanh năm. Đồng Nai cũng nổi tiếng với hồ Trị An, diện tích rộng lớn nhiều tôm cá. Về Đồng Nai để thăm chiến khu Đ nơi ghi dấu những chiến tích hào hùng của dân tộc trong hai cuộc chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. 


Cách thành phố Hồ Chí Minh chỉ 30 km. Giờ đây Đồng Nai là điểm đến quen thuộc của dân phượt thành phố yêu thiên nhiên, thích khám phá những điều mới lạ để rời xa thành phố ồn ào náo nhiệt, thả hồn vào thiên nhiên với sông nước mênh mông mây trời lộng gió.