18 thg 7, 2018

Dầu Giây - Một thời oanh liệt, một thời vàng son

Dầu Giây là thị trấn thuộc huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai ngày nay. Một địa danh gắn với thời kỳ lịch sử hào hùng, ghi dấu mốc của sự chiến thắng vẻ vang, là điểm gút giao thông trong sự phát triển của khu vực Đông Nam bộ. 

Ngã ba Dầu Giây – Địa danh một thời oanh liệt, một thời vàng son 

Đi tìm nguồn gốc xôi chiên phồng

Trong một lần tình cờ tôi được gặp bà Út Ha – được coi là người lưu giữ bí quyết chế biến ra món Xôi chiên phồng trứ danh, có nguồn gốc từ Biên Hòa, Đồng Nai. Bà Út Ha tên thật là Đinh Thị Ha, ngụ ở phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa. Bà là người tiếp quản Tân Hiệp Quán nổi tiếng, do mẹ bà là bà Huỳnh Thị Sớm, sáng lập năm 1952. Xưa quán nằm ngay đường Hàm Nghi, Biên Hòa, cạnh bờ sông Đồng Nai hiền hòa, mà nay là đường Cách Mạng Tháng Tám. 

Theo lời kể của bà thì từ khi mở quán, mẹ bà thường bán những món ăn bình dân phục vụ thực khách lao động là chính như bánh mì, hủ tiếu…Rồi dần dần Tân Hiệp Quán phục vụ các món ăn ngon hơn, chế biến cầu kỳ hơn như bánh canh đầu cá, chả giò, nem nướng, bì cuốn… Lúc này khách vãng lai từ các tỉnh lân cận ghé ăn nhiều hơn, quán trở thành điểm dừng chân đón khách Sài Gòn, Vũng Tàu, miền Tây… Sức phục vụ lớn, cần nhân lực nhiều, quán phải thuê thêm đầu bếp.




Nóng trời lại nhớ sương sâm

Khi cái nắng oi bức của mùa hè ập đến, cũng là lúc tôi nhớ về món thạch sương sâm, ăn kèm nước đường và hột é. Đó là món ăn vặt dân dã làm từ lá sương sâm mọc hoang trên đồi núi, từng mê hoặc hết thảy lũ trẻ thôn quê chúng tôi ngày trước.

Nhớ ngày xưa, lũ trẻ con chúng tôi chưa có cơ hội được thưởng thức đủ loại thức ăn vặt như bây giờ. Ngày ấy, quanh đi quẩn lại chỉ có đường đen, kẹo chanh đen, kẹo dẻo... bởi vậy, chúng tôi cứ háo hức chờ đến mùa hè, khi lá sương sâm vào mùa sinh sôi và chờ những ngày ba mẹ rảnh rang việc đồng áng... được ba mẹ làm cho món thạch sương sâm thanh mát, ngọt ngon.

Thạch sương sâm thanh mát, ăn kèm nước đường, hạt é là món ăn giải nhiệt, bổ dưỡng ngày hè. Ảnh: Ý THU 

Chim sẻ chiên giòn

Chim sẻ có thể chế biến nhiều món ngon, nhưng với tôi ngon nhất vẫn là món chim sẻ chiên giòn. Ai đã từng ăn món này một vài lần chắc chắn sẽ nhớ mãi...

Tôi nhớ ngày xưa, ở nông thôn, lứa tuổi thiếu niên như tôi, đứa nào cũng một buổi đi học, một buổi đi chăn bò. Mỗi lần chăn bò, chúng tôi rủ nhau bẫy chim sẻ. Dụng cụ bẫy chim của chúng tôi rất đơn giản, chỉ có hai tấm lưới, một vài con chim mồi, với bao trấu, chứ không như bây giờ. Bây giờ, người ta bẫy chim sẻ không dùng lưới mà thay vào đó là những cành cây quấn keo và sử dụng tiếng chim giả để nhử chim. Chính vì bẫy kiểu này mà chim sẻ ngày một ít dần.

Chim sẻ chiên giòn. Ảnh: Internet 

Mùa hè đến với thác Liliang

Từ vùng ven thị trấn Di Linh, men theo QL28 chạy vòng qua các đồi rẫy cà phê đến ngã ba vào thác Liliang khoảng chừng 12 km. Mới đây nhân dịp họp mặt lớp ngữ văn Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh (cũ), chúng tôi đã đến thăm thác. Để đến thác, chúng tôi đi bộ trên con đường đất đỏ gồ ghề ven đồi dài 500 m, phía bên dưới là các tầng lá cà phê xanh tốt. Buổi xế trưa đầu hè không khí khắp vùng cao nguyên oi bức, nóng nực, vậy mà khi cả đoàn đến điểm đầu dừng chân để xuống thác đã thấy mát dịu lạ thường. Dòng suối Liliang từ thượng nguồn trong veo đến đây len qua các kẽ đá bắt đầu đổ xuống phía dưới thấp, tạo thành thác. Tận cùng của thác lại là con suối nhỏ cùng những cây cổ thụ. Hai bên con suối này vẫn to cao, thẳng tắp và rừng thông ở phía đồi bên trên tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình… Những ngày hè dài, các bạn hãy thử một chuyến đi mô tô ngược QL28 lên khám phá vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí thác Liliang. Từ thành phố biển Phan Thiết đến Liliang chỉ hơn 2 tiếng đồng hồ. Thăm Liliang, bạn sẽ có chuyến dã ngoại đầy lý thú, hấp dẫn…


Thụy Khanh

Người nước ngoài thích thú với chợ quê ở miền biển xứ Nghệ

Phiên chợ quê Mai Hùng (TX. Hoàng Mai) với các món đồ dân dã và thức quà thơm ngon khiến các du khách ngoại quốc thích thú. 

Nằm kế bên cầu Hoàng Mai, chợ Mai Hùng là nơi buôn bán thân thuộc của bà con nhân dân trong vùng. Ảnh: Long Hồ 

Làng nghề trăm tuổi yên bình

Không có những homestay nhỏ xinh, cũng chẳng hề sở hữu thắng cảnh nức tiếng, nhưng ngôi làng nép mình bên sông Đáy lại níu chân người qua bởi vẻ đẹp bình yên đến lạ.

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 km về phía Tây, làng Chuông không chỉ nổi tiếng với nghề làm nón suốt hơn 3 thế kỷ, mà còn sở hữu vẻ đẹp thanh bình với không khí an yên nhuốm vào từng ngõ nhỏ, ngôi nhà và khoảng sân. 

Rực rỡ sắc màu với con đường bích họa đầu tiên trên đảo Lý Sơn

Dù không quá mới mẻ tại Việt Nam, những con đường bích họa vẫn tạo điểm nhấn cho nhiều điểm trên cả nước nhằm thu hút du khách, bên cạnh các sản phẩm du lịch vốn đã quen thuộc. 

Những ngày đầu tháng bảy đổ lửa, khi tới tham quan đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), du khách có thể chiêm ngưỡng những bức tranh tường sống động đầy màu sắc trên con đường mới ngang biển, dẫn từ cảng chính đến cổng Tò Vò. 

Chuyện Huế

Tôi trở lại Huế dịp cuối tuần, ngỡ ngàng nhận ra có một Huế đã rất khác trong hình dung cố hữu của tôi về Huế mộng Huế mơ.

Ảnh: Phương Nguyễn 

Ở một góc phố đi bộ giữa Huế, bên những bàn nhậu đầy bia bọt bày ra mùa World Cup, bỗng dưng những cô gái giọng Huế rặt ăn mặc gợi cảm ngồi gác chân lên ghế bàn chuyện bóng banh và trai đẹp. Cuộc sống hiện đại mà, những cô gái cũng được “cấp phép” của thời cuộc để trở nên hiện đại hơn về lối sống. Nhưng tôi chợt thấy một Huế lạ lẫm vô cùng.

Bếp lửa trong đời sống của người Cor

Đối với người Cor ở huyện vùng cao Bắc Trà My (Quảng Nam), bếp lửa có vai trò, vị trí quan trọng, vừa là chỗ đun nấu, bảo quản lương thực, vừa đề phòng thú dữ và cầu mong sự may mắn, ấm no, hạnh phúc. Chính vì lẽ đó, các gia đình người Cor luôn quây quần sinh hoạt bên không gian bếp lửa.

Khởi nguồn sự sống


Khi tìm hiểu về bếp lửa, chúng tôi được ông Trần Văn Thái (74 tuổi), dân tộc Cor hiện đang sinh sống tại thôn 2A, xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) chia sẻ: Bếp lửa với người Cor luôn chiếm một vị trí trong không gian sinh hoạt của gia đình. Bếp lửa tuy nhỏ bé, nhưng mang trong mình cả hơi thở cuộc sống sinh hoạt và nét đẹp văn hóa truyền thống của người Cor vùng cao, cho nên bếp lửa cũng có lúc vui, lúc buồn. Đối với đồng bào dân tộc Cor, ngọn lửa trong căn bếp không chỉ là biểu tượng của sự sống mà còn thể hiện sự chống chọi mãnh liệt của con người với thiên nhiên khắc nghiệt.