Chợ đầu mối Vinh nằm trên đường Hồng Sơn, ngay cạnh chợ Vinh, được biết đến là đầu mối cung cấp rau củ, hoa quả lớn nhất của thành phố. Ảnh: Kiên Rose
3 thg 7, 2018
Nhộn nhịp nơi chợ đầu mối thành Vinh lúc nửa đêm về sáng
Ở thời điểm phố xá im lìm trong giấc ngủ, vẫn có một khu chợ chật kín người bán người mua và những xe chở hàng chất đầy rau củ tươi ngon ra vào nhộn nhịp.
Hoang sơ ngọn thác có tên lạ “Đừng buông tay“
Thác Xói Voi xã biên giới Nhôn Mai, huyện Tương Dương (Nghệ An) gần đây được nhiều người quan tâm bởi cảnh quan hoang sơ và không khí trong lành.
Từ quốc lộ 16 xuống thác chỉ chừng 50 mét và được xây bậc tam cấp rất thuận lợi. Ảnh: Hữu Vi
Hoang sơ bãi biển Quỳnh Lập
Quỳnh Lập (TX Hoàng Mai) có một dải biển khá dài và còn nguyên vẻ đẹp hoang sơ. Nhiều du khách đánh giá, đây là một trong những dải biển đẹp nhất miền Bắc. Đến nơi đây, không chỉ được thưởng thức cảnh sắc mà khám phá cuộc sống ngư dân làng chài cũng là một nét thú vị.
Bãi tắm Đông Hồi (Quỳnh Lập, Hoàng Mai) nằm bên eo biển, xa cửa sông nên nước trong vắt. Ảnh: Duy Sơn
Độc đáo chiếc cối xay lúa cổ của người Mông
Chiếc cối xay lúa tập thể của bản Piềng Vai, xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn được xem là một trong những vật dụng cổ xưa độc đáo còn sót lại của đồng bào Mông nơi đây.
Piềng Vai là bản của đồng bào Mông, nơi đây có hơn 40 hộ dân sinh sống. Đến nay bản vẫn chưa có điện lưới, tuy vậy, những chiếc máy xay lúa chạy bằng máy nổ đã thay thế chiếc cối xay tay. Ảnh: Hồ Phương
Khám phá bản Mông trên đỉnh Huồi Cọ
Nằm trên đỉnh núi Huồi Cọ, 46 hộ, hơn 300 người dân đồng bào Mông của bản Huồi Cọ, xã biên giới Nhôn Mai, huyện Tương Dương (Nghệ An) vẫn giữ gần vẹn nguyên bản sắc độc đáo của dân tộc mình.
Nằm trên đỉnh núi Huồi Cọ, là bản của 100% người Mông này với 46 hộ dân, hơn 300 nhân khẩu. Nơi đây chưa có điện, chưa có đường bê tông, sóng điện thoại chập chờn và trường học vẫn đang là trường tạm. Ảnh: Hồ Phương
30 thg 6, 2018
Quan Âm tu viện Biên Hòa - Tổ đình của Liên tông Tịnh độ Non Bồng
Trên quốc lộ 1K từ TPHCM về Biên Hòa, lúc sắp đến cầu Hóa An du khách sẽ nhìn thấy bên tay phải có một khuôn viên yên bình rợp bóng cây xanh, đó là Quan Âm Tu viện. Ngôi chùa này có vị trí rất đẹp, phía trước là dòng sông Đồng Nai, phía sau là núi Châu Thới, cảnh quan yên bình tĩnh lặng, với những rặng cây cao. Quan Âm tu viện là Tổ đình của Liên tông Tịnh độ Non bồng, là nơi liên hệ của 172 cơ sở thờ tự trên toàn quốc cùng một môn phong pháp phái, một Thầy Tổ với danh nghĩa tự, viện, tịnh xá, tịnh thất, Niệm Phật Đường.
Nếu bạn là khách phương xa đến Biên Hòa, đây là một nơi tôn nghiêm có nhiều ý nghĩa với người kính ngưỡng Phật pháp; một nơi có nhiều cảnh quan kiến trúc, điêu khắc đẹp mắt, hài hòa; một điểm đến vãn cảnh yên bình, thơ mộng với người yêu thiên nhiên. Với người sống ở Biên Hòa, đây ngoài việc là nơi viếng chùa lễ Phật của Phật tử còn là nơi đến để có những phút giây yên ả tạm quên đi những náo nhiệt ồn ào nơi phố thị.
Nếu bạn là khách phương xa đến Biên Hòa, đây là một nơi tôn nghiêm có nhiều ý nghĩa với người kính ngưỡng Phật pháp; một nơi có nhiều cảnh quan kiến trúc, điêu khắc đẹp mắt, hài hòa; một điểm đến vãn cảnh yên bình, thơ mộng với người yêu thiên nhiên. Với người sống ở Biên Hòa, đây ngoài việc là nơi viếng chùa lễ Phật của Phật tử còn là nơi đến để có những phút giây yên ả tạm quên đi những náo nhiệt ồn ào nơi phố thị.
Khám phá nghề làm gốm Gia Thủy
Xã Gia Thủy, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình nổi tiếng với làng nghề gốm truyền thống có tuổi đời hơn 50 năm. Đến nay, làng nghề gốm Gia Thủy không chỉ lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động.
Theo các nghệ nhân của làng, gốm Gia Thủy có tiền thân là gốm Long Thịnh. Năm 1959, một số thợ gốm ở Thanh Hoá đã di cư về đây và mở lò gốm để làm các vật dụng phục vụ đời sống sinh hoạt như nồi, niêu, chum, vại. Từ đó, làng gốm Gia Thuỷ ra đời. Đến năm 2007, làng gốm Gia Thủy được công nhận là làng nghề truyền thống. Hơn 50 năm đã trôi qua nhưng gốm Gia Thủy vẫn giữ được nét riêng biệt bởi những sản phẩm đơn sơ, mộc mạc và không kém phần tinh tế do những người thợ gốm nơi đây tạo nên.
Theo các nghệ nhân của làng, gốm Gia Thủy có tiền thân là gốm Long Thịnh. Năm 1959, một số thợ gốm ở Thanh Hoá đã di cư về đây và mở lò gốm để làm các vật dụng phục vụ đời sống sinh hoạt như nồi, niêu, chum, vại. Từ đó, làng gốm Gia Thuỷ ra đời. Đến năm 2007, làng gốm Gia Thủy được công nhận là làng nghề truyền thống. Hơn 50 năm đã trôi qua nhưng gốm Gia Thủy vẫn giữ được nét riêng biệt bởi những sản phẩm đơn sơ, mộc mạc và không kém phần tinh tế do những người thợ gốm nơi đây tạo nên.
Người thợ đang nhào đất.
Nhà mồ Ba Na - những giá trị văn hoá
Kiến trúc nhà mồ của người Ba Na mang đầy tính giao cảm âm - dương và rất gần gũi với buôn làng. Bởi họ tin rằng, có một thế giới người chết tồn tại song hành với cuộc sống dương gian.
Vẻ đẹp nguyên sơ, mộc mạc
Theo quan niệm của người Ba Na, chết là bắt đầu cuộc sống mới ở một thế giới khác - thế giới của hồn ma. Chính vì vậy, họ tạc ra những bức tượng gỗ với nhiều hình thù khác nhau để tiễn đưa và trông coi linh hồn cho người chết.
Nhà mồ được xây dựng bằng những vật liệu và kiến trúc hoàn toàn thô sơ, chỉ có hệ thống kết nối bằng gá, buộc chứ không có hệ thống kèo, mộng. Vật liệu xây dựng chỉ có gỗ nứa, lá mà không dùng gạch; công cụ xây dựng chỉ có dao, rìu mà không có cưa… Chính điều đó tạo cho nhà mồ một dáng vẻ nguyên sơ mộc mạc với nét đẹp tự nhiên nguyên thủy.
Theo quan niệm của người Ba Na, chết là bắt đầu cuộc sống mới ở một thế giới khác - thế giới của hồn ma. Chính vì vậy, họ tạc ra những bức tượng gỗ với nhiều hình thù khác nhau để tiễn đưa và trông coi linh hồn cho người chết.
Nhà mồ được xây dựng bằng những vật liệu và kiến trúc hoàn toàn thô sơ, chỉ có hệ thống kết nối bằng gá, buộc chứ không có hệ thống kèo, mộng. Vật liệu xây dựng chỉ có gỗ nứa, lá mà không dùng gạch; công cụ xây dựng chỉ có dao, rìu mà không có cưa… Chính điều đó tạo cho nhà mồ một dáng vẻ nguyên sơ mộc mạc với nét đẹp tự nhiên nguyên thủy.
Độc đáo kiến trúc nhà mồ Ba Na.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp nghệ thuật từ cát
“Thủ đô resort” Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận không chỉ nổi tiếng với những khu nghỉ dưỡng lý tưởng cùng các loại hình du lịch hấp dẫn, mà du khách trong nước và quốc tế từ lâu còn được biết đến Công viên tượng cát Forgotten Land - một điểm đến độc đáo, mang đặc trưng của một miền gió cát.
Điều đầu tiên mọi người thường nghĩ khi nhắc đến địa danh Mũi Né chính là những đồi cát vàng óng, mịn màng, nằm yên bình dưới cái nắng, cái gió của một vùng biển xanh trong mát. Những đồi cát được tạo hóa tạo hình nên nhiều hình hài như được sắp đặt sẵn mà trí não con người có thể thỏa sức tưởng tượng. Giờ đây, ngoài điểm du lịch nổi tiếng mà thiên nhiên ban tặng cho Mũi Né như Đồi Cát hay Bàu Trắng, du khách còn có thể chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật “độc nhất vô nhị” từ cát trong Công viên tượng cát Forgotten Land, được biết đến là công viên tượng cát đầu tiên trên thế giới.
Các nhà khoa học quốc tế sau một thời gian dài khảo sát cát Mũi Né đã khẳng định chất lượng cát nơi đây hoàn toàn đạt yêu cầu để làm nguyên liệu cho nghệ thuật điêu khắc trên cát. Loại hình này tuy khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng đã rất phổ biến trên thế giới. Để hình thành nên công viên tượng cát, các nghệ nhân điêu khắc cát từ 15 quốc gia trên thế giới bao gồm: Hà Lan, Canada, Italia, Brazil, Hoa Kỳ, Nhật Bản… đã được mời về để trực tiếp thực hiện những tác phẩm điêu khắc trên cát.
Điều đầu tiên mọi người thường nghĩ khi nhắc đến địa danh Mũi Né chính là những đồi cát vàng óng, mịn màng, nằm yên bình dưới cái nắng, cái gió của một vùng biển xanh trong mát. Những đồi cát được tạo hóa tạo hình nên nhiều hình hài như được sắp đặt sẵn mà trí não con người có thể thỏa sức tưởng tượng. Giờ đây, ngoài điểm du lịch nổi tiếng mà thiên nhiên ban tặng cho Mũi Né như Đồi Cát hay Bàu Trắng, du khách còn có thể chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật “độc nhất vô nhị” từ cát trong Công viên tượng cát Forgotten Land, được biết đến là công viên tượng cát đầu tiên trên thế giới.
Các nhà khoa học quốc tế sau một thời gian dài khảo sát cát Mũi Né đã khẳng định chất lượng cát nơi đây hoàn toàn đạt yêu cầu để làm nguyên liệu cho nghệ thuật điêu khắc trên cát. Loại hình này tuy khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng đã rất phổ biến trên thế giới. Để hình thành nên công viên tượng cát, các nghệ nhân điêu khắc cát từ 15 quốc gia trên thế giới bao gồm: Hà Lan, Canada, Italia, Brazil, Hoa Kỳ, Nhật Bản… đã được mời về để trực tiếp thực hiện những tác phẩm điêu khắc trên cát.
Công viên tượng cát Forgotten Land được hoàn thành sau một năm thực hiện.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)