14 thg 5, 2018

Bánh ướt quê nhà

Ở thành phố sầm uất có rất nhiều món lót dạ vào mỗi buổi sớm mai, nhưng tôi vẫn nhớ hoài món bánh tráng ướt nơi quê nhà.

Buổi sớm mai ở phố, tôi cùng với nhỏ bạn thường ăn bánh tráng ướt. Bánh ướt ở phố khác nhiều với bánh ướt vùng quê. Cũng từ bột gạo tráng ra, nhưng nếu bánh ướt ở phố có thêm tí nhân thịt bằm với mộc nhĩ, rau giá luộc, nước mắm pha ngọt để thưởng thức, thì bánh tráng ướt ở quê chỉ có bột gạo nguyên chất chấm với nước mắm nêm, tuy dân dã, nhưng hương vị khó quên.

Tráng bánh ướt.Ảnh: Internet 

Ẩm thực thời chiến - Kỳ 3: Món chuột rán thơm lừng

Khi đi chiến trường qua đồng Tháp Mười, tôi đã nhiều lần được ăn thịt chuột. Chuột ở Đồng Tháp mập mạp, tinh khiết, nướng trui ăn còn ngon hơn thịt gà. Những ngẫm lại, vẫn không bằng thịt chuột rừng ăn ở rừng. 

Có những lúc ở rừng cũng thật đáng nhớ. Tôi nhớ, nhiều đêm ở rừng ven sông Vàm Cỏ, tôi với Tư Xuân ngồi uống trà chuyện bao đồng, khoảng 10 giờ đêm, thì nghe tiếng Hai Hoàng kêu thất thanh : "Thảo ơi! Tư Xuân ơi! Chuột!". Người ngoài nghe tiếng kêu ấy sẽ không hiểu gì cả. Nhưng tôi với Tư Xuân thì hiểu ngay. Hai Hoàng vừa đánh chết được mấy con chuột ăn gạo trong kho gạo cơ quan.

Không phải Hai Hoàng quá tích cực bảo vệ kho gạo, mà đơn giản hơn, anh rình bẫy chuột, đánh chuột ăn gạo để mấy anh em chúng tôi ăn… chuột. Mang mấy con chuột chiến lợi phẩm về nhà, Hai Hoàng nổi lửa. Tôi với Tư Xuân phụ vào. Chẳng mấy chốc, đám chuột được làm sạch sẽ và cho vào chảo mỡ. Rán. Thơm nức nở luôn.


Ẩm thực thời chiến - Kỳ 2: Lục bình chấm kho quẹt

Tôi không thể quên thời gian tôi sống ở chiến trường Nam lộ Bốn Cai Lậy-Mỹ Tho. Đó là thời gian tôi được ăn nhiều món “ẩm thực thời chiến” rất thú vị. Kể như món lục bình chấm kho quẹt.

Bây giờ, nếu món này được chế biến đúng điệu, giữ nguyên hương vị tự nhiên của nó, thì sẽ là món “hot” trên bàn ăn ở nhiều nhà hàng sang trọng. Một món ăn không thể bình dân hơn. Và nó đơn giản tới mức không thể đơn giản hơn. Vậy mà rất ngon.

Khi viết bài này, tôi đã gọi điện thoại tham khảo một bậc “mét”( maitre) của ẩm thực thời chiến là nữ nhà thơ Lê Giang. Chị Lê Giang sinh năm 1930, tới nay đã tròn 89 tuổi, nhưng giọng nói vẫn còn mạnh mẽ và đầy tình cảm.

Ẩm thực thời chiến- Kỳ 1: Ăn nấm mối trong rừng

Chắc chắn rằng, bữa cơm người lính thời chiến tranh rất khác so với khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng của các chiến sĩ ngày nay. Và, thế hệ trẻ - những người “sinh sau, đẻ muộn”, chưa từng chứng kiến đất nước trong những ngày lầm than, khói lửa cũng không thể nào hình dung được hết được sự vất vả, gian lao của những người đi trước. 

Kỳ 1: Ăn nấm mối trong rừng

Bây giờ, nấm mối là một đặc sản. Nhớ có lần tôi xuống Bến Tre thăm lão nhà văn Trang Thế Hy, ông đã cất công dẫn tôi và nhà thơ Chim Trắng đi lòng vòng, cốt để tìm mua cho được nấm mối khô thứ thiệt. Chỉ có Trang tiên sinh mới chỉ ra đúng loại nấm mối tự nhiên được phơi khô này. Dĩ nhiên, nấm mối khô thì không thể ngon bằng nấm mối tươi, nhưng nó vẫn ngon, và nó quý. Vì hiếm.

13 thg 5, 2018

Hoa ngô đồng nở rộ trong Hoàng cung Huế

Hoa ngô đồng, một trong những loài hoa được khắc trên Cửu Đỉnh, đang khoe sắc và tạo thêm nét cuốn hút cho Hoàng cung Huế. 

Giữa tháng 5, loài hoa ngô đồng nở rộ khoe sắc tím giữa Hoàng cung Huế. Theo sách Đại nam Nhất thống chí, vua Minh Mạng đã cho người sang Quảng Đông (Trung Quốc) đem giống về trồng ở hai bên góc điện Cần Chánh. Sau đó, nhà vua sai lính đem lá lên các núi để tìm rồi đem trồng ở các góc điện.

Thác Bản Giốc chìm sâu trong biển nước lũ

Toàn bộ cụm thác Bản Giốc, Cao Bằng bị bao phủ bởi biển nước đục ngàu, khung cảnh hoang tàn khiến nhiều người không khỏi sửng sốt. 

Sau trận mưa lớn đầu mùa, một số điểm ở Cao Bằng bị ngập nặng. Thác Bản Giốc là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nhất. 

Bán đảo Sơn Trà mùa 'thay áo'

Những cây cổ thụ trổ lộc non xanh, đỏ hay những cây lim xẹt nở rộ hoa vàng, đã biến những góc rừng Sơn Trà, Đà Nẵng như bức tranh.

Sơn Trà - bán đảo độc nhất vô nhị Việt Nam đang vào mùa "thay áo", với hàng nghìn loài cây trổ lộc non đủ màu xanh, vàng, đỏ cả một góc rừng. 

Đầm Lập An: Chốn giao tình giữa núi và biển

Đầm Lập An (hay còn được gọi là Vụng An Cư) là một đầm nước lợ lớn chạy qua địa phận thị trấn Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), chảy qua chân đèo Phú Gia và đổ ra Vịnh Lăng Cô. Nơi đây được chọn là điểm ghé lý tưởng trên tuyến du lịch Đà Nẵng – Huế.

Không chỉ được dãy Bạch Mã bao bọc và phủ xuống mặt nước màu xanh rì của núi non, đầm Lập An còn in bóng mây trời như nới rộng khoảng không trong vắt của một vùng nước bao la. Nơi đây còn giữ được gần như vẹn nguyên cảnh sắc thiên nhiên nguyên sơ, thanh bình và ít bị tác động bởi những xô bồ, nhốn nháo từ hoạt động khai thác của con người.

Khi ghé thăm đầm Lập An, du khách còn có thể tận mắt ngắm nhìn rất nhiều loại cá bơi lội thành đàn và nhiều sinh vật giáp xác khác dưới làn nước trong veo có thể nhìn thấy đáy. 


Con đường “ngăn đôi dòng nước” tại đầm Lập An. Ảnh: TH 

Hội An: Giếng cổ ngàn năm không cạn


Nằm khuất sâu trong con hẻm nhỏ trên đường Trần Hưng Đạo, giếng cổ Bá Lễ tồn tại hơn nghìn năm qua không chỉ là chứng nhân lịch sử của biết bao nhiêu thăng trầm nơi đô thị cổ mà còn trở thành một phần linh thiêng đối với người dân phố Hội…

Cho đến nay vẫn chưa xuất hiện một ghi chép chính thức nào về sự ra đời cũng như tên gọi của giếng cổ Bá Lễ. Những người cao tuổi tại Hội An cũng chỉ biết rằng giếng được xây vào khoảng thế kỷ XIII – IX. Cái tên Bá Lễ ra đời từ khoảng thế kỷ XX, là tên của người thời bây giờ đứng ra trùng tu giếng.

Xí mà phù: Phong vị ẩm thực khó quên ở Hội An

Là một món quà sáng thanh mát giản dị, gánh xí mà hai thế hệ đã trở thành một điểm ghé chân của biết bao người dân phố Hội và du khách tại đây.

Gánh xí mà (chí mà phù – chè mè đen) của vợ chồng cô Thị nằm trên đường Nguyễn Trường Tộ. Chỉ vài năm trước, hình ảnh cụ ông Ngô Thiếu mỗi sáng cần mẫn bên gánh xí mà nóng hổi đã đi sâu trong ký ức những người dân nơi đây.

Hơn 100 tuổi, khi mà sức khỏe không còn được tốt, cụ mới chịu nghỉ ngơi và truyền lại gánh hàng cùng “bí quyết gia truyền” nấu xí mà cho vợ chồng con gái.

Gánh chè không chỉ thơm ngon có tiếng mà chính người bán cũng toát lên vẻ hồn hậu của người dân phố cổ. Một tay cô thoăn thoắt múc chè, rồi lại nhiệt tình ngoái lại chỉ dẫn cho chúng tôi những ngóc ngách nào có món ăn ngon ở Hội An.