Thác Hang Dơi (thị trấn Kbang) là một trong những danh thắng thiên nhiên với vẻ đẹp hiếm có của tỉnh Gia Lai.
Thác Hang Dơi gần với khu dân cư. Từ thị trấn Kbang, men theo con đường mòn về hướng Đông chưa đầy 5km là đã tới được thác Hang Dơi.
Con đường đất đỏ ngoằn nghèo uốn lượt dẫn du khách vượt qua bạt ngàn nương rẫy của người dân. Và đặc biệt, đây chính là con đường đi xuyên qua rừng thực nghiệm nguyên sinh rộng hàng trăm ha.
Tại đây, những cánh rừng nguyên sinh vẫn được giữ gìn trọn vẹn. Những thân gỗ khổng lồ năm, bảy người ôm với chi chít phong lan trên ngọn cao, những rặng dây leo đặc trưng của rừng già… chắc chắn sẽ giúp du khách ít nhiều cảm nhận được không khí của rừng nguyên sinh.
23 thg 4, 2018
Kiêu hùng danh thắng Lam Thành
Trải dài trên địa bàn các xã Hưng Phú, Hưng Lam và Hưng Khánh (Hưng Nguyên), núi Lam Thành được biết đến là một di tích lịch sử - văn hóa gắn liền với sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Đặc biệt, nơi đây từng ghi dấu ấn quan trọng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, cũng là một thắng cảnh của đất Nghệ.
Từ thành phố Vinh, ngược theo tuyến đường ven sông Lam (còn gọi đường đê 42 hay đê tả Lam), qua núi Dũng Quyết, chúng tôi tìm đến núi Lam Thành để thưởng ngoạn phong cảnh. Ghé thăm Phủ Mẫu Lam Thành, nơi đây có thể ngắm cánh đồng đang xanh mượt màu lúa, bãi bờ xanh thắm ngô non, làng quê mọc lên những ngôi nhà mới khang trang.
Cuộc sống đang từng ngày khởi sắc, núi Lam Thành vẫn sừng sững như một “chứng nhân” đứng đó từ bao đời, chứng kiến bao cuộc thăng trầm, dâu bể. Từ lưng chừng núi phóng tầm mắt ra xa, phía trước là cả một không gian rộng lớn với làng mạc trù phú, đồng bãi ngút ngàn, dòng sông Lam uốn quanh như dải lụa tung bay trước gió. Xa xa, phía bên kia là dãy Hồng Lĩnh trải dài tưởng chừng như vô tận, tất cả hiện lên như một bức tranh thủy mặc.
Từ thành phố Vinh, ngược theo tuyến đường ven sông Lam (còn gọi đường đê 42 hay đê tả Lam), qua núi Dũng Quyết, chúng tôi tìm đến núi Lam Thành để thưởng ngoạn phong cảnh. Ghé thăm Phủ Mẫu Lam Thành, nơi đây có thể ngắm cánh đồng đang xanh mượt màu lúa, bãi bờ xanh thắm ngô non, làng quê mọc lên những ngôi nhà mới khang trang.
Cuộc sống đang từng ngày khởi sắc, núi Lam Thành vẫn sừng sững như một “chứng nhân” đứng đó từ bao đời, chứng kiến bao cuộc thăng trầm, dâu bể. Từ lưng chừng núi phóng tầm mắt ra xa, phía trước là cả một không gian rộng lớn với làng mạc trù phú, đồng bãi ngút ngàn, dòng sông Lam uốn quanh như dải lụa tung bay trước gió. Xa xa, phía bên kia là dãy Hồng Lĩnh trải dài tưởng chừng như vô tận, tất cả hiện lên như một bức tranh thủy mặc.
Núi Lam Thành - Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Ảnh: Công Kiên
Tháng Ba về với suối Chí
Tháng Ba, nắng trải vàng trên các sườn đồi. Dòng nước suối Chí chảy róc rách, tung bọt trắng xoá qua kẽ đá. Về đây, du khách không chỉ tận hưởng được không khí mát lành từ khu rừng nguyên sinh bao bọc suối Chí mà còn được nghe kể về Đội du kích Ba Tơ năm xưa thành lập xưởng công binh để rèn vũ khí phục vụ cách mạng.
Suối Chí thu hút nhiều khách tham quan.
Suối Chí thuộc thôn Khánh Giang và Trường Lệ, xã Hành Tín Đông (Nghĩa Hành), được bao bọc bởi khu rừng nguyên sinh có diện tích hơn 1.000ha. Trải qua bao mùa mưa nắng, dòng suối vẫn chảy róc rách, hiền hòa, tạo vẻ đẹp nên thơ nơi triền suối; ở hạ lưu suối là nơi trú ngụ của nhiều loài động, thực vật và cũng là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt, sản xuất cho người dân trong vùng.
Vài nét về di tích Quốc gia đặc biệt Địa điểm về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ
Di tích Quốc gia đặc biệt Địa điểm về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ vừa được Thủ tướng ra Quyết định xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt, gắn liền với Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ ngày 11/3/1945 và sự ra đời, hoạt động của Đội du kích Ba Tơ anh hùng. Các điểm di tích này phân bố chủ yếu trên địa bàn các xã Ba Vinh, Ba Động, Ba Thành và thị trấn Ba Tơ, huyện Ba Tơ.
Lịch sử Việt Nam hiện đại ghi nhận Khởi nghĩa Ba Tơ là cuộc khởi nghĩa từng phần đầu tiên trong cả nước nổ ra và giành thắng lợi. Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ là một trang ngời sáng trong lịch sử Quảng Ngãi và lịch sử cả nước.
Lịch sử Việt Nam hiện đại ghi nhận Khởi nghĩa Ba Tơ là cuộc khởi nghĩa từng phần đầu tiên trong cả nước nổ ra và giành thắng lợi. Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ là một trang ngời sáng trong lịch sử Quảng Ngãi và lịch sử cả nước.
Tượng đài Khởi nghĩa Ba Tơ
20 thg 4, 2018
Từ Biên Hòa tới Chợ Lớn, từ 7 còn 2
Hi hi, đặt cái tựa như vậy để câu view thôi, chớ không có gì ghê gớm đâu!
Chuyện là vầy:
Ở Cù lao Phố, Biên Hòa có ngôi miếu cổ là Thất Phủ Miếu (dân gian gọi là chùa Ông, và bây giờ miếu đã cổ rồi nên còn gọi là Thất Phủ cổ miếu). Ở Chợ Lớn có ngôi miếu cổ là Nhị Phủ Miếu (dân gian gọi là chùa Ông Bổn). Vậy là... từ Biên Hòa tới Chợ Lớn, từ 7 còn 2.
Cuối thế kỷ 17, di dân người Hoa đến lập nghiệp miền Nam nước ta. Để tương trợ lẫn nhau và để có nơi thờ tự đáp ứng nhu cầu tâm linh, họ lập ra những hội quán và đồng thời là miếu. Thất Phủ Miếu ở Biên Hòa ra đời năm 1684 trong hoàn cảnh ấy, và là ngôi miếu thờ - hội quán đầu tiên của người Hoa ở Nam bộ.
Chuyện là vầy:
Ở Cù lao Phố, Biên Hòa có ngôi miếu cổ là Thất Phủ Miếu (dân gian gọi là chùa Ông, và bây giờ miếu đã cổ rồi nên còn gọi là Thất Phủ cổ miếu). Ở Chợ Lớn có ngôi miếu cổ là Nhị Phủ Miếu (dân gian gọi là chùa Ông Bổn). Vậy là... từ Biên Hòa tới Chợ Lớn, từ 7 còn 2.
Cuối thế kỷ 17, di dân người Hoa đến lập nghiệp miền Nam nước ta. Để tương trợ lẫn nhau và để có nơi thờ tự đáp ứng nhu cầu tâm linh, họ lập ra những hội quán và đồng thời là miếu. Thất Phủ Miếu ở Biên Hòa ra đời năm 1684 trong hoàn cảnh ấy, và là ngôi miếu thờ - hội quán đầu tiên của người Hoa ở Nam bộ.
Miếu Nhị phủ
Cận cảnh Nhà trưng bày Hoàng Sa
Sáng 28-3, Nhà trưng bày Hoàng Sa, tọa lạc ở ngã ba Hoàng Sa - Phan Bá Phiến (quận Sơn Trà) do UBND thành phố Đà Nẵng được khánh thành và đi vào hoạt động.
Bằng cách trưng bày có hệ thống các tư liệu, hiện vật, Nhà trưng bày Hoàng Sa sẽ là một gạch nối gắn kết thiêng liêng không gian văn hóa biển với chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với Hoàng Sa, là nơi để mỗi người Đà Nẵng nói riêng, Việt Nam nói chung đến để học tập, nghiên cứu và cảm nhận về Hoàng Sa theo cách riêng của mình.
Bằng cách trưng bày có hệ thống các tư liệu, hiện vật, Nhà trưng bày Hoàng Sa sẽ là một gạch nối gắn kết thiêng liêng không gian văn hóa biển với chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với Hoàng Sa, là nơi để mỗi người Đà Nẵng nói riêng, Việt Nam nói chung đến để học tập, nghiên cứu và cảm nhận về Hoàng Sa theo cách riêng của mình.
Nhà trưng bày Hoàng Sa cao 18m với 1 tầng trệt, 3 tầng nổi
Di tích khảo cổ học Suối Chình ở huyện đảo Lý Sơn
Di tích khảo cổ học Suối Chình ở huyện đảo Lý Sơn thuộc địa phận thôn Đông, xã An Hải (huyện đảo Lý Sơn), cách khu vực Trung tâm hành chính huyện chừng 3 km về phía Đông Bắc.
Suối Chình là một dòng suối cổ bắt nguồn từ phía Tây Bắc núi Thới Lới. Đây là ngọn núi lửa đã tắt cách đây hàng vạn năm nhưng dấu tích nham thạch còn vung vãi khắp trên đảo, đặc biệt là hồ nước khá rộng trên đỉnh núi, dấu tích của miệng núi lửa. Diện tích núi rất lớn, chiếm khoảng một phần tư diện tích của đảo. Suối Chình là dòng suối nước ngọt chảy từ đỉnh núi Thới Lới và tràn ra biển. Trước kia, khi chưa có đập ngăn của hồ chứa nước Thới Lới, suối Chình có nước chảy quanh năm, trong suối có loài cá chình sinh sống nên mới có tên gọi như vậy.
Di tích khảo cổ học suối Chình được Viện Khảo cổ học Việt Nam phát hiện và đào thám sát năm 1999, sau đó được Viện khảo cổ học và Sở Văn hóa Thông tin Quảng Ngãi tiến hành khai quật lần I vào tháng năm 2000; lần II năm 2005.
Suối Chình là một dòng suối cổ bắt nguồn từ phía Tây Bắc núi Thới Lới. Đây là ngọn núi lửa đã tắt cách đây hàng vạn năm nhưng dấu tích nham thạch còn vung vãi khắp trên đảo, đặc biệt là hồ nước khá rộng trên đỉnh núi, dấu tích của miệng núi lửa. Diện tích núi rất lớn, chiếm khoảng một phần tư diện tích của đảo. Suối Chình là dòng suối nước ngọt chảy từ đỉnh núi Thới Lới và tràn ra biển. Trước kia, khi chưa có đập ngăn của hồ chứa nước Thới Lới, suối Chình có nước chảy quanh năm, trong suối có loài cá chình sinh sống nên mới có tên gọi như vậy.
Di tích khảo cổ học suối Chình được Viện Khảo cổ học Việt Nam phát hiện và đào thám sát năm 1999, sau đó được Viện khảo cổ học và Sở Văn hóa Thông tin Quảng Ngãi tiến hành khai quật lần I vào tháng năm 2000; lần II năm 2005.
TS Phạm Thị Ninh (x) tại hiện trường khai quật di tích Suối Chỉnh
Biển Cửa Lò hoang sơ làm "cháy lòng" du khách
Có một biển Cửa Lò nước trong, cát trắng...Ảnh: Trần Lưu
Đã được công nhận là đô thị du lịch biển từ nhiều năm, song biển thị xã Cửa Lò (Nghệ An) vẫn giữ được những nét hoang sơ làm mê mẩn lòng du khách.
Cây cầu gỗ dài nhất Việt Nam
Nằm cách Quốc lộ 1A khoảng chừng trăm mét, đoạn gần dốc Vườn Xoài, cầu gỗ Miếu Ông Cọp (hay tên khác là cầu Ông Cọp, Bình Thạnh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) bắc qua sông Bình Bá có chiều dài hơn 700m nối liền các thôn phía bắc xã An Ninh Tây (huyện Tuy An) với thị xã Sông Cầu là cây cầu gỗ dài nhất Việt Nam.
Ông Trần Văn Thủy (48 tuổi) một trong số những người đứng ra làm cây cầu chia sẻ: "Cầu được xây dựng từ năm 1998 với tổng chi phí hơn 1 tỷ đồng, có chiều dài hơn 700m và rộng 1,5m. Vật liệu chính của cầu là những tấm ván gỗ làm từ thân cây phi lao. Thành cầu làm bằng những thân tre già".
Ông Trần Văn Thủy (48 tuổi) một trong số những người đứng ra làm cây cầu chia sẻ: "Cầu được xây dựng từ năm 1998 với tổng chi phí hơn 1 tỷ đồng, có chiều dài hơn 700m và rộng 1,5m. Vật liệu chính của cầu là những tấm ván gỗ làm từ thân cây phi lao. Thành cầu làm bằng những thân tre già".
Từ quốc lộ 1A du khách có thể nhìn trọn chiều dài cây cầu. Ảnh: Văn Định
Băng giá bao phủ Fansipan, đỗ quyên biến thành hoa tuyết
Nhiều du khách đến Fansipan ngỡ ngàng khi được ngắm hiện tượng băng giá giữa tháng 4, đúng mùa hoa đỗ quyên nở.
Hiện tượng băng giá xuất hiện trên đỉnh Fansipan, Sa Pa, Lào Cai từ đêm qua và kéo dài đến sáng nay. Cây cỏ và nhiều công trình ở độ cao hơn 3.000 m sáng 7/4 vẫn bao phủ bởi lớp băng giá trong suốt.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)