9 thg 4, 2018

Hít hà cá bò nấu canh chua

Những ngày đầu giêng hai, chợ vùng miệt biển xứ Quảng rộn rã người mua kẻ bán.

Nguyên liệu nấu canh chua cá bò. Ảnh: Thanh Ly 

Không kì kèo “bớt một thêm hai”, những con cá ngừ, cá hố, cá cơm... và cả cá bò còn tươi nguyên được các bà, các chị nhanh chóng chọn lựa.

Thoạt nhìn bề ngoài, cá bò không được “đẹp mã” lắm, thân cá cứng, vây lại rất nhọn nhưng bù lại thịt cá trắng, mùi vị thơm, ngọt, dai, nhiều dưỡng chất và có thể chế biến thành nhiều món ngon, hấp dẫn như kho, nướng. Đặc biệt, sau những ngày ê hề thịt chả cùng bia rượu, có được tô canh chua cá bò thì còn gì bằng.

Hẹ nước - rau ngon Vùng Đồng Tháp Mười

Hẹ nước – Nếu không phải là dân miền Tây chính hiệu và quen thuộc cuộc sống hoang dã, nắng bụi mưa sình thì ít ai biết một thứ rau đồng ăn vô mê mệt là hẹ nước.

Hẹ nước là món rau đồng hoang dã mà quen thuộc

Cứ sau vài trận mưa đầu mùa, các thửa ruộng vùng đất ngập phèn Đồng Tháp Mười lại lênh láng nước. Đó là lúc những cây hẹ nước bắt đầu đâm tược. Chẳng mấy chốc, cọng hẹ đã mọc dài chừng năm, sáu tấc, mặt lá rộng cỡ bề ngang một ngón tay.

7 thg 4, 2018

Về Sa Huỳnh ăn cá thả mắm lù

Cá ngừ được đánh bắt quanh năm, nhưng rộ nhất với ngư dân Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) từ sau Tết Nguyên đán. Mỗi chuyến ra khơi có thể thu về hàng tấn cá.

Món cá thả mắm lù. Ảnh: Trang Thy 

Loại hải sản này được cư dân nơi đây chế biến nhiều món ngon: gỏi, kho với thơm hay nước dừa, nướng cùng lá chanh… Và, nhiều người sành ăn luôn mời khách quý món cá thả mắm lù.

Điểm đến ở Bắc Giang

Đến Bắc Giang du khách sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, các làng nghề truyền thống và được vãn cảnh ở những ngôi đình, chùa, đền cổ.

Đền Suối Mỡ


Đền Suối Mỡ nằm ở vùng chân núi sườn Tây Yên Tử, huyện Lục Nam (Bắc Giang).

Hàng năm vào ngày 30-3 và 1-4 âm lịch, Lễ hội đền Suối Mỡ lại diễn ra để tưởng nhớ vị nữ thần Mỵ Nương Quế Hoa được suy tôn là Thánh Mẫu Thượng Ngàn đã có công khai phá đất đai, khơi dòng suối mát, dạy dân cày cấy để có cuộc sống ấm no.

Một nét văn hoá độc đáo không thể thiếu trong lễ hội Suối Mỡ, gắn với nhân vật thờ chính ở ngôi đền là nghi lễ hầu Thánh trong ngày lễ hội.

Ảnh: Báo Bắc Giang 

Mùa rêu xanh mướt tại rạn Nam Ô

Bãi đá ở rạn Nam Ô (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu) mùa này đang khoác lên mình tấm áo xanh mềm mại như nhung của thảm rêu non.

Ngoài bờ cát dài, nước biển xanh trong, bên cạnh những hàng dương rì rào trong gió, điểm thú vị nhất của rạn Nam Ô là đoạn biển đá chồng lên đá, có hòn cao cách mặt nước non sải tay, tạo thành rạn đá dài vươn ra biển.

Mùa này, những tảng đá được bao phủ bởi một lớp rêu xanh rờn. Khi thủy triều dần rút, bãi rêu xanh mềm mại phủ kín các tảng đá dần hiện ra tạo nên quang cảnh đẹp ngỡ ngàng.


Đến với rạn Nam Ô đúng mùa rêu, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những “hòn đá rêu” xanh mướt, nước biển trong vắt. 

Nấm tràm – đặc sản Phú Quốc

Nếu miền Tây được mọi người biết đến với đặc sản nấm mối thì Phú Quốc nổi tiếng với nấm tràm, ở hòn đảo Phú Quốc có nấm tràm, đây là loại nấm ngon không thua kém gì với nấm rơm, nấm kim chi hay nấm bào ngư.

Nấm tràm có từ đầu mùa mưa, kéo dài khoảng 1 tháng thì hết mùa

Nấm mối, món quà của đất

Nấm mối được mệnh danh là “vua nấm” không chỉ vì độ hiếm, hơn hết là vị ngon, chất dinh dưỡng mà loại thực phẩm này mang lại. 

Cháo nấm mối nóng hổi ngày mưa

Người xưa vẫn thường nói “có tiền mua tiên cũng được”, nhưng không phải ở tất cả hoàn cảnh câu nói này đều đúng.

Thiên nhiên đã tặng cho người dân miền Tây loại đặc sản không thể trồng mà chỉ có thể tìm thấy trong tự nhiên. Loại nấm được mệnh danh là “vua nấm”, chỉ có vào mùa mưa không thể “trồng” bằng men như những loại nấm khác, đôi khi có tiền, cũng không dễ dàng gì mua được.

5 thg 4, 2018

Nhộn nhịp phố "Tây" ở Sài Gòn

Đường Bùi Viện (còn gọi là phố Tây, ở phường Phạm Ngũ Lão, quận 1) là phố đi bộ thứ hai của Tp. Hồ Chí Minh, sau Nguyễn Huệ. Không chỉ khoác lên mình diện mạo mới đẹp đẽ, ngăn nắp, trên phố Bùi Viện có đầy đủ các dịch vụ tiện ích dành cho du khách thập phương khi ghé thăm thành phố bên sông Sài Gòn. 

Du khách khi đến phố đi bộ Bùi Viện sẽ được hưởng "four free" (4 miễn phí), gồm: nhà vệ sinh; wifi; cung cấp thông tin, hỗ trợ du khách miễn phí và "nụ cười miễn phí" (theo Tuoitre.vn).

Năm 1993, trong tập sách du lịch “Lonely Planet”, khu vực Phạm Ngũ Lão đã được giới thiệu là điểm đến cho khách du lịch bụi từ Pháp, Anh, Mỹ, Nhật Bản khi dừng chân ở Tp. Hồ Chí Minh. Theo thời gian, khu vực này được gọi là “Phố Tây” cùng với sự phát triển rầm rộ với các dịch vụ khách sạn, quán ăn, cửa hàng, quán bar, cà phê, các dịch vụ du lịch… Về đêm, đường Bùi Viện càng nhộn nhịp hơn, là điểm đến ưa thích của giới trẻ cũng như du khách trong và ngoài nước.

Phố đi bộ Bùi Viện là điểm đến không thể bỏ qua khi du khách ghé thăm Tp. Hồ Chí Minh.

Người Tiều chịu chơi

Doanh nhân Tiều rất giỏi làm giàu nên thành đạt và đóng góp tài lực dồi dào cho xã hội. Chịu chơi và chơi đẹp là lẽ sống của họ

Ngày trước, người Hoa đổ xô sang Việt Nam sinh sống. Người Hoa nhóm ngôn ngữ Triều Châu chiếm số đông trong cộng đồng di dân Trung Hoa. Người Hoa Triều Châu tập trung sinh sống đông đúc ở Chợ Lớn, ngoài ra còn tập trung sinh sống ở Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hà Tiên (Kiên Giang). “Tiều Chua nán” (người Hoa Triều Châu) chuyên cần làm ăn cho cuộc sống sinh ý hưng long - sống khỏe như rồng bay - mạnh mẽ trên đất mới.

“Vua” của nhiều lĩnh vực 


Dân Tiều thường mang họ Trần, Trương, Lý, Lâm, Mã, Quách, Tạ, Trầm, Nhiêu... Người Hoa Triều Châu không chịu làm công lệ thuộc người khác mà thích lập thân làm chủ sản nghiệp dù nhỏ hay lớn, kiếm được ít hoặc nhiều tiền. Ngày trước, dân Tiều nghèo thường sinh sống bằng nghề làm rẫy trên đất Chợ Lớn còn hoang vu. Ngày ngày, họ cần mẫn quảy đôi thùng thiếc tưới các liếp rau cải thẳng thớm không một ngọn cỏ dại. Rẫy Tiều cung ứng cải xà lách xon, cải xà lách, cải ná tươi ngon cho các chợ. Do vậy mới phát tích địa danh Xóm Cải, Chợ Rẫy ở Chợ Lớn. 

Vào những dịp lễ, Tết, người Tiều ở Chợ Lớn mở hội rất lớn 

Sản vật Sông Đà trên “con đường cá nướng”…

Đầu năm, nhất là thời điểm sau Tết cổ truyền, dòng Đà Giang hùng vĩ trở nên tấp nập thuyền qua lại. Hàng vạn du khách khắp các nơi trong và ngoại tỉnh đổ về khu du lịch tâm linh đền bà chúa Thác Bờ. Ngoài sự linh thiêng, núi sông hùng vĩ, thơ mộng, du khách còn bị cuốn hút bởi những sản vật của sông Đà, đặc biệt là món cá nướng…

Trong những ngày sau Tết, khu du lịch tâm linh đền bà chúa Thác Bờ tấp nập du khách đến tham quan, chiêm bái.

Chúng tôi du xuân trên lòng hồ Hòa Bình vào một ngày cuối tuần sau Tết. Những ngày này, cảng Bích Hạ chật kín tàu thuyền, dòng người đổ về đông nghịt. Theo các chủ thuyền cho biết, dù ngày thường hay cuối tuần thì thời điểm sau Tết, lượng khách đổ về đông nhất. Sức hút của khu du lịch đền chúa Thác Bờ ngày càng lớn, điều đó có thể dễ dàng nhận thấy qua dòng người tấp nập, trên bến cảng Bích Hạ, nhiều tàu thuyền cũng đã được đóng mới, to đẹp, khang trang hơn để phục vụ du khách. Dấu ấn của công trình thủy điện Hòa Bình thật đậm nét, nó đã tạo nên một thắng cảnh với biền nước rộng lớn, những ngọn núi nhô lên tạo thành những hòn đảo nhỏ. Thế nên, nhiều du khách đặt chân đến đây đã ví von nơi này như một Vịnh Hạ Long trên cạn.