Từ những mẻ cá cơm tươi được phơi vàng rụm dưới ánh nắng tự nhiên, không cần chất bảo quản, các chị, các mẹ ở xóm chài (thôn 7, xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai) đã chế biến nên món bánh tráng cá cơm thơm ngon, hấp dẫn, đậm đà. Chẳng biết tự bao giờ, từ món ăn vui miệng, cho các đấng mày râu “lai rai” trong những buổi chiều trên sông, bánh tráng cá cơm dần được nhiều người biết đến và trở thành đặc sản nức tiếng khắp vùng.
Chiều đến, xóm chài ở dòng Sê San yên bình đến lạ. Dưới nắng hoàng hôn chiếu rọi, nhà nhà chuẩn bị cơm chiều sau một ngày làm việc mệt mỏi. Trên những ngôi nhà nổi đã được làm vững chãi, người dân í ới hú nhau chèo ghe, tập trung tại nhà xóm trưởng Hai Triều (ông Nguyễn Văn Triều - PV) để cùng tiếp đón khách đường xa. Thế rồi chỉ sau vài phút hỏi thăm, tay bắt mặt mừng, ai nấy đều tranh thủ bắt tay hái rau nhút, sơ chế cá, chế biến các món tươi ngon thết đãi khách.
19 thg 3, 2018
Tên ai được đặt thành tên đường nhiều nhất TPHCM?
Sài Gòn có một số con đường trùng tên nhau. Theo thống kê, có tới hơn 300 con đường trùng tên. Thí dụ như có ông Nguyễn Đình Chiểu ở quận 3 và có ông Nguyễn Đình Chiểu khác ở quận Phú Nhuận, có ông Lý Thường Kiệt ở quận 10 và ông Lý Thường Kiệt khác ở Gò Vấp,... Đó là chưa kể trường hợp không trùng tên nhưng... trùng người. Thí dụ như đường Quang Trung (Gò Vấp) với đường Nguyễn Huệ (quận 1), đường Đinh Tiên Hoàng (quận 1, Bình Thạnh) với đường Đinh Bộ Lĩnh (Bình Thạnh)...
Ngoài đường Nguyễn Huệ nổi tiếng ở quận 1, ta còn có các con đường... Quang Trung ở Gò Vấp. Hóc Môn và quận 9!
Hang Tú Làn, hang động 5 triệu tuổi
Để khám phá hệ thống hang động Tú Làn nằm sâu trong núi rừng ở huyện Minh Hóa (Quảng Bình), phải trải qua 5 ngày băng rừng, lội suối, bơi qua sông ngầm, leo vách đá cao, để chạm vào các thạch nhũ triệu năm tuyệt đẹp, chưa từng được công bố ở Việt Nam.
Nằm sâu trong núi rừng Tân Hóa, Minh Hóa, Quảng Bình, hệ thống hang động Tú Làn có tuổi từ 2 đến 5 triệu năm được xem như kỳ quan của tạo hóa ban tặng. Không phải là hang động lớn nhất, nhưng về vẻ đẹp, các chuyên gia đánh giá nơi đây không thua kém hang Sơn Đoòng là bao. Ngoài Tú Làn, hệ thống hang động còn các hang phụ như Song, Ươi, Chuột, Hung Ton, Kim, Ken, Tổ Mộ...
Trai tráng Lạng Sơn đua sức tại Hội thi Phài Lừa
Sự hấp dẫn, kịch tính tại Hội thi Phài Lừa trên con sông Kỳ Cùng chảy qua TP.Lạng Sơn thu hút đông đảo du khách và người dân tham gia cổ vũ. Đây là một lễ hội độc đáo hội tụ đầy đủ các yếu tố truyền thuyết, tín ngưỡng văn hóa và thể hiện tinh thần thể thao, thượng võ.
Hội Phài Lừa (Hội đua bè mảng) diễn ra vào sáng 10.3 (tức ngày 23 tháng Giêng) trên con sông Kỳ Cùng thơ mộng chảy qua địa bàn TP.Lạng Sơn là một trong những lễ hội đặc trưng, truyền thống của huyện Bình Gia và huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. Để hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia, tỉnh Lạng Sơn đã quyết định tổ chức hội thi mang quy mô tỉnh với sự tham gia của 12 đội thi đến từ 6 thôn, bản của huyện Bình Gia và Tràng Định.
Hội Phài Lừa (Hội đua bè mảng) diễn ra vào sáng 10.3 (tức ngày 23 tháng Giêng) trên con sông Kỳ Cùng thơ mộng chảy qua địa bàn TP.Lạng Sơn là một trong những lễ hội đặc trưng, truyền thống của huyện Bình Gia và huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. Để hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia, tỉnh Lạng Sơn đã quyết định tổ chức hội thi mang quy mô tỉnh với sự tham gia của 12 đội thi đến từ 6 thôn, bản của huyện Bình Gia và Tràng Định.
Ban tổ chức trao cờ cho đại diện 2 huyện Bình Gia và Tràng Định.
Bí ẩn đội trống nữ nổi tiếng chỉ kết nạp thành viên đã lập gia đình
Làng Đọi Tam với nghề làm trống truyền thống đã có từ 200 năm. Hiện nay, trong 3.000 nhân khẩu của làng có tới 80% theo nghề làm trống. Với đặc thù làng nghề, ngay từ thuở bé, các chị em làng Đọi Tam đã có tình yêu và cảm nhận sâu sắc với âm điệu phát ra từ những chiếc trống.
Hàng nghìn người dân đổ xô về lễ hội Đền Cờn để xin lộc
Hàng nghìn người dân tập trung về bãi biển tham dự lễ hội Đền Cờn. Ảnh:HQ
Mới sáng sớm đã có hàng nghìn người dân tập trung tại bãi biển Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An để tham dự lễ hội Đền Cờn và cầu xin lộc cầu mong sự may mắn.
Lễ hội đền Cờn là một trong những lễ hội truyền thống được công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Lễ hội mang đậm bản sắc vùng biển, được tổ chức hàng năm để tưởng nhớ Tứ Vị Thánh Nương.
18 thg 3, 2018
Xạo!
Gần đây, mọi người đọc trên mạng sẽ thấy những bài như vầy:
- Phát sốt "Công viên thế giới kỳ quan" ở Long An cách Sài Gòn chỉ 30 km
- Đẹp mê hồn 'công viên kỳ quan' mở cửa miễn phí ở Long An
- Long An: Hội tụ “7 kỳ quan thế giới"
Tít bài đã kêu rổn rảng như vậy rồi, lại thêm ảnh chụp minh họa đẹp lung linh khiến cho người đọc bị hút hồn, phát sốt và khó cưỡng (chữ đánh italic là chữ dùng của các soái ca báo mạng).
Đến Hội An nhớ dạo chợ đêm
Chợ đêm Hội An khi đi vào hoạt động sẽ tạo thêm điểm vui chơi, mua sắm cho du khách, góp phần thúc đẩy kinh tế ở khu vực phía đông phố cổ. Ảnh: LP
Với mục đích tạo thêm sản phẩm du lịch, tạo điều kiện cho nhân dân buôn bán, làm ăn ở khu vực phía đông phố cổ, TP Hội An hình thành khu chợ đêm tại phường Minh An nhằm phục vụ du khách và hỗ trợ người dân.
Ngũ Hành Sơn - Nơi đá hóa tâm hồn
Có người ví, Ngũ Hành Sơn là nơi đá hóa tâm hồn, bởi ở đó đá núi được tạo tác thành những tuyệt phẩm mang hơi thở của cuộc sống và tâm hồn của người nghệ sĩ. Và cũng ở đó, cái tên Làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước đã được tôn vinh thành di sản, trở thành một cái tên đáng chú ý trên bản đồ nghệ thuật điêu khắc đá thế giới.
Sử cũ kể rằng, làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước được hình thành vào khoảng thế kỷ thứ 18. Ông tổ nghề vốn là người gốc xứ Thanh, quê hương của nghề làm đá nổi tiếng xứ Đàng Ngoài.
Thuở ban sơ, làng chủ yếu sản xuất các loại cối đá, chày đá, bia mộ đá… để phục vụ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Đến khoảng đầu thế kỷ 19, khi triều nhà Nguyễn ở Huế cho xây dựng nhiều cung điện, đền đài, lăng tẩm thì nghề điêu khắc đá ở đây thực sự khởi sắc, nhiều thợ giỏi được triều đình trọng dụng mời ra giúp việc xây dựng, có người còn được phong quan.
Điêu khắc đá vốn là nghề vất vả, cực nhọc, người thợ quanh năm tay búa tay dùi, bán mặt cho đá bán lưng cho trời để kiếm lấy hạt gạo nuôi thân, ấy vậy mà suốt mấy trăm năm qua dân làng nghề Non Nước vẫn kiên trì bám trụ để mong giữ lấy nghiệp Tổ và kiếm kế sinh nhai.
Sử cũ kể rằng, làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước được hình thành vào khoảng thế kỷ thứ 18. Ông tổ nghề vốn là người gốc xứ Thanh, quê hương của nghề làm đá nổi tiếng xứ Đàng Ngoài.
Thuở ban sơ, làng chủ yếu sản xuất các loại cối đá, chày đá, bia mộ đá… để phục vụ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Đến khoảng đầu thế kỷ 19, khi triều nhà Nguyễn ở Huế cho xây dựng nhiều cung điện, đền đài, lăng tẩm thì nghề điêu khắc đá ở đây thực sự khởi sắc, nhiều thợ giỏi được triều đình trọng dụng mời ra giúp việc xây dựng, có người còn được phong quan.
Điêu khắc đá vốn là nghề vất vả, cực nhọc, người thợ quanh năm tay búa tay dùi, bán mặt cho đá bán lưng cho trời để kiếm lấy hạt gạo nuôi thân, ấy vậy mà suốt mấy trăm năm qua dân làng nghề Non Nước vẫn kiên trì bám trụ để mong giữ lấy nghiệp Tổ và kiếm kế sinh nhai.
Nhà điêu khắc đá Nguyễn Long Bửu, người đầu tiên và duy nhất cho đến nay của làng đá Non Nước được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân. Ảnh: Thanh Hòa
Nét xưa, nhà cổ...
Nhiều ngôi nhà cổ ở Hà Nam vẫn giữ được nguyên vẹn những nét truyền thống. Ảnh: Q.H
Dưới cái nắng dịu nhẹ của những ngày đầu xuân mới Mậu Tuất 2018, chúng tôi có dịp về làng Cao Đà (xã Nhân Mỹ, huyện Lý Nhân, Hà Nam) để tận hưởng không khí yên bình của làng quê truyền thống, nơi lưu giữ những giá trị văn hóa lịch sử tồn tại hàng trăm năm nay.
Và thật ấn tượng, trước mắt chúng tôi là những ngôi nhà gỗ cổ xưa, nằm nép mình giữa vườn cây, ao cá, như tô điểm thêm cho vẻ đẹp hoàn mỹ của bức tranh phong cảnh làng quê Việt. Có “mục sở thị” nơi đây, chúng tôi mới cảm nhận hết được vẻ đẹp của những ngôi nhà cổ, nơi ghi dấu ấn riêng của những nghệ nhân mộc nổi tiếng một thời.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)