5 thg 1, 2018

Độc đáo nghệ thuật chưng kết ở Tiền Giang

Nghệ thuật chưng kết, nói tắt của chưng hoa kết trái, là sản phẩm nghệ thuật đặc thù của miệt vườn, xứ sở của cây trái và là sự phát triển của nghệ thuật chưng mâm ngũ quả vốn là một truyền thống lâu đời của người dân Nam bộ và Tiền Giang.

Ngày xưa các phương tiện trang trí nhà cửa chưa phong phú như bây giờ nên mỗi khi có đám tiệc hay lễ tết người ta thường bày ra nghệ thuật chưng kết để làm đẹp cho ngôi nhà và tiệc lễ. Tác phẩm chưng kết này thường được đặt trang trọng trên bàn nghi ở trước bàn thờ, ngay giữa nhà trên, nên loại hình nghệ thuật này còn được gọi là chưng nghi.


Một kiểu chưng nghi theo rồng - phụng. 

Khám phá Long An

Khi tiết trời se lạnh, những tờ lịch cuối cùng của năm sắp hết cũng là lúc nhiều người lên kế hoạch du lịch, thư giãn sau một năm làm việc. Nếu không có thời gian cùng gia đình tận hưởng những chuyến đi xa, sao bạn không thử tìm đến những điểm du lịch trong tỉnh? Những nơi này hứa hẹn mang đến cho bạn nhiều điều thú vị, bất ngờ đấy!

Du khách đi tắc ráng tham quan Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười 

4 thg 1, 2018

Nhớ hương vị mắm còng Phước Lại

Mắm còng là một trong những đặc sản của vùng hạ huyện Cần Giuộc, món ăn ưa thích trong bữa cơm hàng ngày của người dân vùng sông nước Nam bộ. Địa phương làm mắm còng nổi tiếng phải kể đến là xã Phước Lại, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.

Đến xã Phước Lại, ai cũng biết ông Huỳnh Thanh Hải (46 tuổi) - một trong những người làm mắm còng nổi tiếng ở ấp Tân Thanh B. Ngoài sân, ông chất đầy thùng nhựa đựng mắm còng đang được phơi nắng với mùi thơm đặc trưng; trong nhà, các thành viên trong gia đình tất bật chiết mắm vào hũ để giao cho khách.

Nghề làm mắm còng ở đây có từ lâu đời, song do quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nên nghề này dần mai một. Dù là con “nhà nòi” nhưng mãi đến năm 24 tuổi, ông Hải mới theo nghề truyền thống của gia đình. Ông cho biết: “Lúc nhỏ, tôi thường theo ba mẹ ra đồng bắt còng và phụ làm những việc lặt vặt chứ chưa chú tâm học nghề. Lớn lên, với mong muốn cuộc sống ổn định nên tôi quyết định tiếp nối và phát triển nghề truyền thống của gia đình”.

Ông Huỳnh Thanh Hải chiết mắm còng vào hũ

Khám phá ốc vú nàng – đặc sản gợi cảm nhất nhì vùng biển Việt Nam

Ốc vú nàng là một trong những đặc sản tiến Vua trứ danh ở nhiều vùng biển nước ta. Cái tên ốc vú nàng được xuất phát từ ngoại hình của chúng bởi khi nhìn, nhiều người dễ dàng liên tưởng ngay đến hình dạng gợi cảm giống như bầu ngực của thiếu nữ.


Ốc vú nàng là một loại đặc sản biển quý hiếm, có hình chóp lệch, trên đỉnh có một cái núm nhỏ, vỏ ngoài màu đen xám, mặt trong lấp lánh xà cừ.

Loại ốc này chỉ sinh sống trên các ghềnh đá tại một số nơi như biển Côn Đảo, Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Khánh Hòa, Lý Sơn (Quảng Ngãi)… 

Vẻ đẹp hút hồn, lịch sử đặc biệt của điện Long An ở Huế

Có kiến trúc hoa mỹ, điện Long An ở Huế đã trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, từng vài lần chuyển đổi công năng và một lần phải di dời địa điểm.

Tọa lạc tại số 3 Lê Trực, cạnh góc Đông Nam Hoàng thành Huế, Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế chính là điện Long An, một cung điện tráng lệ của nhà Nguyễn xưa

Điều đặc biệt của cầu sắt Bạch Hổ trăm tuổi ở xứ Huế

Cầu sắt Bạch Hổ là một di tích quan trọng gắn với nhiều thăng trầm lịch sử của xứ Huế và cả lịch sử phát triển của ngành đường sắt Việt Nam.

Bắc qua sông Hương ở góc Tây Nam kinh thành Huế, cầu sắt Bạch Hổ là tên thường gọi của cây cầu đường sắt có tuổi đời một thế kỷ ở đất Cố đô

Xứ lụa Tân Châu…

Trong ký ức của nhiều thế hệ người dân Nam bộ, hình ảnh tấm lụa Lãnh Mỹ A phất phơ bay trong gió, luôn gợi nhớ về một thời kiêu sa, rực rỡ. Đó là thương hiệu của xứ lụa Tân Châu (An Giang). 

“Lãnh Mỹ A” có thời được ví như “nữ hoàng tơ tằm” vượt ra khỏi biên giới Việt Nam sang các quốc gia châu Á, châu Âu và châu Mỹ. Lãnh Mỹ A thành món quà tặng con gái ngày xuất giá, hoặc tặng cho nhà thông gia trong ngày cưới. Lụa Tân Châu là biểu hiện sự sang trọng, quý phái, đỉnh cao của loại lụa tơ tằm ở phương Nam

Người Tân Châu cũng có câu ca rằng:

“Trai nào thanh bằng trai sông Của
Gái nào thảo bằng gái Tân Châu
Tháng ngày dệt lụa, trồng dâu
Phụng dưỡng cha mẹ quản đâu nhọc nhằn...”.

Ai lên quán dốc chợ Giầu…

Không đâu sướng như dân làng Giầu. Vùng đất mai rùa này đầy đủ những yếu tố làm ăn phong lưu: “Nhất cận thị - nhị cận giang - tam cận lộ”. Hơn thế nữa, ngay bên làng ngã ba sông Tiêu phình ra thành cái đầm rộng hàng chục mẫu, trở thành “bến cảng” của làng Giầu một thời. Dân khắp nơi đổ về buôn bán xông xênh. Vui đầy con mắt. Chính vì thế mà dân cả làng ở đây chỉ mỗi một nghề chạy chợ.

Phố chợ trong làng

Làng Giầu, nay thuộc phường Phù Lưu, huyện Từ Sơn, bám hai bên quốc lộ xưa, chạy từ kinh thành Thăng Long về Bắc Ninh. Con đường làng sớm mọc lên phố chợ, dân buôn từ nhiều nơi đổ về, hội tụ đông đúc mua bán đủ các mặt hàng. Họ chở hàng bằng tàu thuyền qua sông Đuống, sông Hồng, về cập bến sông Tiêu. Người thì gồng gánh, hoặc đẩy xe hàng qua con lộ chính về chợ. Nơi đây bỗng trở thành chợ giao lưu sản vật, hàng hóa giữa kinh thành Thăng Long với thành Bắc Ninh, tấp nập ngày đêm.

3 thg 1, 2018

Kiến trúc cổ xưa và dấu ấn lịch sử của nhà ga Huế

Trong hơn một thế kỷ tồn tại, ga Huế đã in dấu chân của của rất nhiều nhân vật quan trọng trong lịch sử Việt Nam.

Tọa lạc tại phường Phường Đúc của thành phố Huế, ga Huế một trong những nhà ga có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam

Theo tàu ra biển bắt ốc cà na

Giữa mùa gió chướng khắc nghiệt trên biển Gò Công, tỉnh Tiền Giang, lão ngư dân nhỏ bé cố trụ chân vững trước mỗi con sóng lớn, trong khi tay thoăn thoắt kéo từng lọp ốc nặng trĩu lên tàu,...

Ngư dân khoe “chiến tích” đầy ốc 

1. Năm giờ sáng, ông Năm Đực (Phạm Văn Đực) thức dậy trên con tàu nhỏ, cũ kỹ của người em trai đang neo tại một cái vịnh có hàng bần che chắn. Đây cũng là chỗ cho hàng chục chiếc ghe, tàu khác tạm trú khi đang vào giữa mùa gió chướng.