Có lẽ trong những vùng đất làm nghề truyền thống thì ở Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội, có cái cổng làng cổ và đơn giản nhất. Những dòng chữ đã ố vàng theo thời gian, nhưng lại gợi nhớ biết bao ký ức về thuở ban đầu hoang sơ, trên gò đất của nơi chiêm khê mùa thối đã bao năm trôi qua. Trên cổng còn ghi thêm “Xóm Gò Đậu”. Đó là một cái tên ẩn giấu bao nỗi trầm luân của làng quê...
Khởi nghiệp từ những chiếc mũ lông cò
Nghe có vẻ lạ, nhưng đó là câu chuyện có thực cách đây hàng trăm năm, ở xóm Gò Đậu này. Xưa dân cư quần tụ trên gò đất rộng lớn, với những lũy tre và cây cối xanh tốt, tạo nên làng xóm cùng cấy cày trên cánh đồng chiêm trũng, mênh mông nước mỗi ngày mưa. Đặc biệt khu đất này vốn là nơi cò đến trú ngụ. Ban ngày chúng đi kiếm ăn, chiều về rợp kín trời, rồi đậu lại trên những lũy tre và tán cây.
3 thg 1, 2018
Mắt gốm bên sông Thu Bồn
Mỗi khi đến phố cổ Hội An tôi rất thích nghe bầy trẻ cùng thổi những con chim giống bằng đất nhỏ xíu trên môi. Khi tối đến, những chiếc đèn gốm hòa cùng ánh sáng màu phát ra từ chùm đèn lồng, tạo nên những con phố lung linh trên sông Hoài. Nhiều tượng gốm như vũ nữ Apsara, tháp Chăm cùng Linga-Yuni và giống thú con bằng đất nung được bán khắp nơi, tựa như một vườn gốm ở Hội An vậy...
Ngọn lửa gốm cổ Thanh Hà
Thú chơi gốm của người dân Hội An đã hình thành từ nhiều đời nay. Có lẽ viên ngói đầu tiên ở làng gốm Thanh Hà, cách đây chừng 500 năm đã là niềm tự hào của xứ sở Quảng Nam. Những người thợ gốm từ Thanh Hóa và Nam Định đã đến đây, nhào luyện đất mở lò gốm làm gạch ngói, chum vại, bếp lò bán khắp bàn dân thiên hạ làm nên nghề gốm cho những người Chăm cổ sinh sống trên sông Thu Bồn.
Ngọn lửa gốm cổ Thanh Hà
Thú chơi gốm của người dân Hội An đã hình thành từ nhiều đời nay. Có lẽ viên ngói đầu tiên ở làng gốm Thanh Hà, cách đây chừng 500 năm đã là niềm tự hào của xứ sở Quảng Nam. Những người thợ gốm từ Thanh Hóa và Nam Định đã đến đây, nhào luyện đất mở lò gốm làm gạch ngói, chum vại, bếp lò bán khắp bàn dân thiên hạ làm nên nghề gốm cho những người Chăm cổ sinh sống trên sông Thu Bồn.
Làng đóng giày của “Thánh Gióng”
Có một hình ảnh cứ bồi hồi trong tâm hồn tôi, mỗi khi thấy chàng trai nào đó đi bán giày da trên phố, với chiếc ba lô nặng trĩu phồng căng, chứa hàng chục chiếc giày. Chưa hết, trên hai cánh tay anh cũng có bốn đôi giày, thậm chí có hôm trên cổ cũng quàng hai đôi. Ai gọi mua thì dừng lại. Ngày nắng đổ lửa hay những hôm giá rét căm căm cũng vậy. Chàng trai ấy vẫn lầm lũi trên đường...
Người làng giày cầu Giẽ
Mặc dù hiện nay có hàng trăm cửa hàng giày của nhiều hãng khác nhau mọc lên khắp nơi, cùng với phố Hàng Dầu còn được coi là trung tâm mua bán giày ở Hà Nội; nhưng không thể ngờ khi đến làng Giẽ Hạ, Giẽ Thượng, xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên, công việc làm giày da vẫn hối hả, tấp nập ngày đêm.
Người dân ở đây cho biết, giày của họ được các địa phương, cửa hàng mua về, rồi đóng nhãn mác khác để bán được lãi nhiều. Tôi quả bất ngờ. Khi hỏi những chàng trai lang thang bán giày trên phố có phải người làng mình? Thì một ông già bên quán nước nói như quát lên vậy - “Chứ sao nữa”.
Mặc dù hiện nay có hàng trăm cửa hàng giày của nhiều hãng khác nhau mọc lên khắp nơi, cùng với phố Hàng Dầu còn được coi là trung tâm mua bán giày ở Hà Nội; nhưng không thể ngờ khi đến làng Giẽ Hạ, Giẽ Thượng, xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên, công việc làm giày da vẫn hối hả, tấp nập ngày đêm.
Người dân ở đây cho biết, giày của họ được các địa phương, cửa hàng mua về, rồi đóng nhãn mác khác để bán được lãi nhiều. Tôi quả bất ngờ. Khi hỏi những chàng trai lang thang bán giày trên phố có phải người làng mình? Thì một ông già bên quán nước nói như quát lên vậy - “Chứ sao nữa”.
Chuyện về Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn (tên chính thức là Vương cung Thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội) là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận tại TPHCM. Được khởi công lần đầu tiên vào 1876, Nhà thờ Đức Bà được xây dựng với quy mô lớn và khánh thành vào năm 1880. Tính ra Nhà thờ Đức Bà đã có tuổi hơn 137 năm, trải qua với bao biến cố lịch sử cùng người dân Sài Gòn - Gia Định.
Toàn cảnh nhà thờ Đức Bà trong đêm Noel 2015.
Chỉ 50 mét nhưng đây là 'thiên đường' dành cho người Sài Gòn mê ăn vặt
Ăn xế với đĩa gỏi đu đủ khế chua hấp dẫn. Thiên An
Các món ăn được chia làm nhiều loại, ăn chơi, ăn no, hay snack tay cầm mang đi... Nhiều người đến đây ăn vài lần vẫn chưa bị trùng món vì thức ăn bán ở đây quá đa dạng.
2 thg 1, 2018
Người Hòn Sơn làm du lịch
Ông Tám Ca chỉ tay về phía đất chuẩn bị được xây dựng - Ảnh: L.T
Hòn Sơn (xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải, Kiên Giang) là một hòn đảo trong vịnh Hà Tiên thuộc biển Tây Nam của Việt Nam. Với dân số ngót nghét 9.000 hộ, diện tích 1.082,9ha, năm 2017, Hòn Sơn đón 50.000 lượt khách. Từ một xã đảo thuần nghề đi biển, làm nước mắm... nay người Hòn Sơn bắt tay vào một công việc mới... làm du lịch.
Những bí ẩn chưa có lời giải của ngôi mộ cổ Cự Thạch Hàng Gòn
Các nhà nghiên cứu đặt giả thiết đây là hầm mộ của một nhân vật quyền uy, là thủ lĩnh của liên minh các bộ lạc hùng mạnh về kinh tế và quân sự. Ảnh: H.A.C
Những cảnh đẹp "ẩn mình" tại Quảng Trị mà bạn chưa biết
UBND tỉnh Quảng Trị đã có đề án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh đến năm 2025, định hướng đến 2030. Theo ông Nguyễn Đức Chính – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, địa phương phấn đấu đến năm 2020, du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiếm tỉ trọng 7-8% GRDP của tỉnh.
Bến nước trong đời sống của người Ê Đê
Cũng như tất cả các dân tộc khác, nước có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của người Ê Đê. Nước phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của bà con, phục vụ cho nông nghiệp, chăn nuôi… Vì vai trò quan trọng của nước mà những buôn làng Ê Đê thường được lập gần những con suối, bến nước.
Nguồn sống của cả buôn làng
Ở mỗi buôn làng của người Ê Đê đều có bến nước, đây là nguồn nước sạch, nguồn nước nuôi sống cả buôn. Bến nước là nơi hội tụ sức sống của toàn buôn làng, có thể là một con suối hoặc một con sông được đắp thành một đập nhỏ để nước chảy vào những ống tre to nhằm điều hoà lưu lượng và lọc nước. Những di vật lớn như lá cây hay cành cây bị chặn lại, những thứ nhỏ hơn được gạn ra và rơi xuống, lỗ các ống nứa được đặt ngang mặt nước, hứng lấy một thứ nước tương đối trong và thoáng khí.
Nguồn sống của cả buôn làng
Ở mỗi buôn làng của người Ê Đê đều có bến nước, đây là nguồn nước sạch, nguồn nước nuôi sống cả buôn. Bến nước là nơi hội tụ sức sống của toàn buôn làng, có thể là một con suối hoặc một con sông được đắp thành một đập nhỏ để nước chảy vào những ống tre to nhằm điều hoà lưu lượng và lọc nước. Những di vật lớn như lá cây hay cành cây bị chặn lại, những thứ nhỏ hơn được gạn ra và rơi xuống, lỗ các ống nứa được đặt ngang mặt nước, hứng lấy một thứ nước tương đối trong và thoáng khí.
Sắc phục của người Cống trên rẻo cao
Cùng với tiếng nói, chữ viết, trang phục là phương tiện cấu thành và thể hiện bản sắc dân tộc rõ nét nhất. Trải qua các thời kỳ lịch sử, các dân tộc thiểu số nước ta đã tạo dựng được những bộ trang phục mang nét riêng, đẹp, độc đáo, thấm nhuần giá trị văn hóa truyền thống của mỗi tộc người.
Giản đơn nữ phục cổ truyền của người Cống
Bộ nữ phục truyền thống của người Cống gồm váy ngắn, khăn, thắt lưng và các đồ trang sức khác. Phụ nữ Cống mặc hai loại áo ngắn, loại áo mà cách may cắt, trang trí giống như áo của phụ nữ Lự láng giềng. Áo may xẻ ngực, ống tay áo được trang trí khá đặc biệt, bao gồm các mảng màu xanh, đỏ, vàng, trắng được xếp xen kẽ kết hợp với những đường chỉ thêu họa tiết độc đáo ở phần gấu áo. Khi mặc, vạt bên trái phủ lên vạt bên phải, rồi dùng dây vải buộc lại. Còn loại áo ngắn may kiểu xẻ ngực, cài khuy dọc theo nẹp áo có trang trí cúc bạc và các đường chỉ mầu. Hai cánh tay đáp những khoanh vải màu suốt từ bả vai xuống cửa tay. Theo các tư liệu hồi cố, đây chính là loại áo cổ truyền của người Cống.
Bộ nữ phục truyền thống của người Cống gồm váy ngắn, khăn, thắt lưng và các đồ trang sức khác. Phụ nữ Cống mặc hai loại áo ngắn, loại áo mà cách may cắt, trang trí giống như áo của phụ nữ Lự láng giềng. Áo may xẻ ngực, ống tay áo được trang trí khá đặc biệt, bao gồm các mảng màu xanh, đỏ, vàng, trắng được xếp xen kẽ kết hợp với những đường chỉ thêu họa tiết độc đáo ở phần gấu áo. Khi mặc, vạt bên trái phủ lên vạt bên phải, rồi dùng dây vải buộc lại. Còn loại áo ngắn may kiểu xẻ ngực, cài khuy dọc theo nẹp áo có trang trí cúc bạc và các đường chỉ mầu. Hai cánh tay đáp những khoanh vải màu suốt từ bả vai xuống cửa tay. Theo các tư liệu hồi cố, đây chính là loại áo cổ truyền của người Cống.
Phụ nữ người Cống sửa soạn trang phục dự hội.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)