7 thg 11, 2017

Đền An Mạ- điểm du lịch tâm linh trên hồ Ba Bể

Đến với du lịch hồ Ba Bể, ngoài việc đắm mình, thưởng ngoạn vẻ đẹp nên thơ của các hang động, các điểm vòng quanh hồ thì du khách còn được vãn cảnh đền An Mạ- điểm đến tâm linh tọa lạc trên đảo An Mã giữa hồ, để cầu may mắn và bình an. 

Du khách thắp hương bên ngoài Đền An Mạ 

An Mã là một hòn đảo đá vôi, nằm ở vị trí bể hai (Pé Lù), cao khoảng 30m so với mực nước hồ. Đảo có hình dáng như hình con ngựa đang lội nước, khum hình mai rùa, khắp đảo phủ xanh cây cối, là điểm thuận tiện để quan sát cảnh quan vùng hồ. Trên đảo có ngôi đền An Mạ, thờ Phật, Mẫu Thượng Ngàn, Chúa Sơn Trang, Đức Thánh Trần... Đây vốn là ngôi đền cổ được trùng tu xây dựng lại vào năm 2007, có chiều dài 9m, rộng 6m, vật liệu làm bằng gỗ, lợp ngói vẩy. 

Tôm cuốn Thùa Lâm

Người dân thôn Thù Lâm, xã Tiên Phong (T.X Phổ Yên, Thái Nguyên) có một món ăn độc đáo và lâu đời, đó là món tôm cuốn tổng hợp. Đặc biệt, món ăn này mới được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam bầu chọn vào Top 100 món ăn ẩm thực, đặc sản tiêu biểu của cả nước trong giai đoạn 2011-2016. 


Tên món ăn “Tôm cuốn Thùa Lâm” khiến chúng tôi băn khoăn, bởi tra cứu mãi mà không thấy ở Thái Nguyên có địa danh Thùa Lâm. Hỏi thăm nhiều cụ cao niên mới vỡ lẽ, Thùa Lâm với Thù Lâm (thuộc xã Tiên Phong, T.X Phổ Yên) là một. Xưa kia, người dân các vùng lân cận thường gọi miền đất Tiên Phong là Thùa. 

Cơm lam – món ăn quen thuộc của người Mạ

Từ xưa, đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và người Mạ nói riêng có tập quán du canh du cư, sinh sống trên nương rẫy nên thường tận dụng, sáng tạo những nguyên liệu và dụng cụ thô sơ từ rừng để chế biến thức ăn. Cơm lam cũng xuất phát từ đó.

Gạo được cho vào ống lồ ô, tre, dùng nước ở con suối, vách đá chảy ra nấu thành cơm ngay tại rừng. Cách làm cơm này vô cùng đặc sắc vì gạo được nấu trong ống cây bịt kín, giữ nguyên mùi hương và không mất đi chất dinh dưỡng. Đối với người Mạ trên địa bàn tỉnh ta, cơm lam là món ăn phổ biến và không thể thiếu trong các dịp lễ, hội. 

Cơm lam, thịt nướng là sự kết hợp quen thuộc trên mâm cơm của đồng bào Mạ 

“Pẻng tải” của người Nùng trên đất Đắk Nông

“Pẻng tải” là món ăn quen thuộc trong đời sống người Nùng. Vào giữa tháng 7, dù ở quê hương hay trên những vùng đất mới, người Nùng thường làm bánh này để cúng tổ tiên, biếu cha mẹ, gia đình cùng ăn.

Theo chuyện kể dân gian của người Nùng, thời vua Lý Thái Tông (thế kỷ X), đồng bào Nùng, Tày vùng cao (Cao Bằng) đã làm bánh “tải” cho các chiến binh đem theo làm lương thực ra vùng biên ải đánh giặc ngoại xâm. Bánh được xâu thành từng cặp để đeo trên người cho thuận tiện hành quân nên được gọi là pẻng tải (bánh mang theo). Ngày nay, bánh có nhiều tên gọi khác như bánh đeo, bánh vắt vai, bánh đoàn kết. 

“Pẻng tải” trở thành nét văn hóa trong đời sống người Nùng 

6 thg 11, 2017

Công tử Bạc Liêu, dù sao cũng đáng yêu!

Nào giờ cứ nghe tới danh Công tử Bạc Liêu là người ta nghĩ ngay tới hình tượng công tử nhà giàu chơi ngông, kèm theo chút ác cảm. Chút ác cảm này phần lớn được tạo nên bởi sự dạy dỗ của ai đó rằng hễ là giới địa chủ thì tất nhiên phải tàn ác, bóc lột tá điền, mà cậu Ba Huy - Công tử Bạc Liêu - là công tử nhà giàu, con địa chủ ắt phải là kẻ tệ hại!


Ngôi nhà của Công tử Bạc Liêu ở TP Bạc Liêu, hiện nay là điểm tham quan do ngành văn hóa - du lịch quản lý. Lưu ý rằng ở ngay cạnh ngôi nhà này là khách sạn mang tên Công tử Bạc Liêu thì lại không phải là nhà gia đình ông Trần Trinh Trạch mà là của người khác.

Cuối tuần dạo chơi thảo nguyên hoa bạt ngàn giữa lòng Hà Nội

Không chỉ có nhiều loại hoa mà ở đây mỗi loài hoa đều được trồng trên diện tích rộng mênh mông cho du khách tha hồ chụp ảnh.

Từ 2 năm nay, thảo nguyên hoa nằm ở phố Thạch Cầu, Long Biên có diện tích rộng 6 ha đã trở thành điểm đến khá yêu thích của nhiều người ở Hà Nội và các khu vực lân cận. 

Hấp dẫn ẩm thực mẹt

Thay vì đựng thức ăn trong chén, đĩa, một số quán ăn tại BR-VT đã dùng mẹt để bày trí món ăn, tạo cảm giác dân dã, gần gũi thiên nhiên. Chiếc mẹt tre nhỏ xinh, trải lớp lá chuối xanh, phía trên bày biện các món ăn, rau xanh nhiều màu sắc bắt mắt, khiến thực khách vừa nhìn đã muốn nếm thử. 

Tại BR-VT, nhiều món ăn được bày trí trên mẹt như: bánh hỏi, bún đậu mắm tôm, heo mẹt, thậm chí là cả lẩu bò, lẩu gà, lẩu cá đuối.

Bánh hỏi Vũng Tàu

Bánh hỏi không quá xa lạ với du khách khi đến BR-VT. Thế nhưng, quán Bánh hỏi Vũng Tàu (80A4, Trương Công Định, TP.Vũng Tàu) mới khai trương ngày 27-9 đã tạo được sự chú ý của thực khách bởi cách bày biện món ăn lạ lẫm và ngon miệng. Anh Hồ Sĩ Phi Long, chủ quán cho biết, khi khách gọi điện thoại đặt bàn và có yêu cầu, quán sẽ phục vụ bánh hỏi trên mẹt gồm các món: bánh hỏi, chả giò, thịt nướng, các loại rau ghém, rau thơm, dưa leo, cà rốt, củ cải. Cắn miếng bánh hỏi gồm thịt nướng, chả giò, rau thơm được cuốn trong chiếc bánh tráng ăn cùng nước mắm ớt trộn lẫn đồ chua ngọt, thực khách cảm nhận được vị thơm, ngon, chua chua, cay cay, ngọt ngọt nơi đầu lưỡi. 

Khách thưởng thức bánh hỏi tại quán Bánh hỏi Vũng Tàu (80A4, Trương Công Định, TP. Vũng Tàu). 

Biăp pŭ – món ăn quen thuộc của người M’nông

Trong đời sống hằng ngày, bên cạnh nhiều món ăn truyền thống dân dã, ngon và hấp dẫn như cơm lam – thịt nướng, cà đắng nấu lòng bò, đọt mây nấu cá hộp, canh thụt…, người M’nông trên địa bàn còn có một món ăn rất đặc sắc là “biăp pŭ”.

Nguyên liệu chính để nấu món biăp pŭ là lá bép già 

Không đơn giản như cách nấu của một số món ăn khác, biăp pŭ đòi hỏi sự tỉ mỉ, công phu từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến cách thức nấu. Nguyên liệu chính để chế biến biăp pŭ có: Lá bép, bột gạo, vỏ chuối khô, thịt lợn hay cá suối…

Gỏi cà đắng cá cơm

Trước khi đến Tây Nguyên thưởng ngoạn, những người bạn từng đi bảo: “Lên đó cậu nhớ dùng thử món gỏi cà đắng cá cơm, ngon lắm đấy!”. Thực sự tôi chưa nghe qua món này nên ngẩn ngơ. Nhưng khi đến nơi, thưởng thức và cảm nhận món ăn, tôi mới biết nó không còn là lời đồn nữa mà thật là tuyệt. 

Tây Nguyên không chỉ có núi rừng hùng vĩ, sông hồ thơ mộng, con người hiền hòa mà có cả những món ăn đậm chất các dân tộc bản địa. Trong đó có món gỏi cà đắng cá cơm. 

Ảnh tư liệu 

Chết lặng trên Mã Pí Lèng

Chiều dài chỉ khoảng 20 km, cao 2.000m so với mực nước biển nhưng Mã Pí Lèng (Hà Giang) làm bất cứ ai đặt chân đến cũng phải ngợp, nỗi choáng ngợp trước những điều kỳ vỹ, vượt quá sức tưởng tượng của con người. 

Các huyện Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc của Hà Giang vào trước năm 1960 tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài bởi những dãy núi cao hùng vĩ áng ngữ. Ở đó, có hơn 8 vạn đồng bào chìm trong đói nghèo, lạc hậu và chưa từng biết đến một con đường đúng nghĩa.

Để đem ánh sáng văn minh đến với những con người phía sau cổng trời, Trung ương Đảng, Khu uỷ Việt Bắc quyết định mở đường Hà Giang, Đồng Văn, Mèo Vạc dài 200 km. 

Hơn 2 vạn người bao gồm TNXP và người dân thuộc 16 dân tộc ở 6 tỉnh phía Bắc Việt Nam được huy động làm đường. Phải mất gần 6 năm con đường mới hoàn thành và được đặt tên là Hạnh Phúc.

Trong 6 năm đó, những người làm đường phải treo mình suốt 11 tháng trời bên vách đá để đục đẽo, để vắt một dải lụa đẹp như thơ trên dãy núi thẳng đứng như sóng mũi con ngựa, Mã Pí Lèng. 

Cao nguyên đá Đồng Văn nhìn từ Mã Pí Lèng chẳng khác nào thiên đường. Ảnh: H. Lân