3 thg 10, 2017

Phủ Tương: Nhận diện miền du lịch

Một ngày thu nắng, hành trình đến với miền Tây xứ Nghệ, khi xe vừa đi qua miền Trà Lân lượn theo con đường hình cánh cung để chạm ngõ đất Phủ Tương, chợt nhớ tâm tư của ông Phạm Trọng Hoàng - Bí thư Huyện ủy Tương Dương: “Huyện có không ít di tích, điểm đến, thắng cảnh. Rất nhiều người từng biết Phủ Tương là điểm khởi nguồn của dòng sông Lam, nơi có rừng săng lẻ cổ thụ hiếm hoi của cả nước... Tiếc lắm!”.

Cái “tiếc lắm” của vị Bí thư Huyện ủy Tương Dương chính là đến nay, huyện này vẫn chưa đủ điều kiện để tận dụng, khai thác đúng tiềm năng du lịch mà thiên nhiên đã ban tặng. Tôi không cho rằng mình biết hết, hiểu hết về mảnh đất có dòng Nậm Nơn chảy qua, dẫu vậy hẳn nhiều người sẽ chia sẻ với tôi điều mà người đứng đầu huyện Tương Dương đã trăn trở. 

Cổng phủ Tương Dương. Ảnh: Hồ Phương 

Miếu Dinh Cậu linh thiêng ở Phú Quốc

Ngôi miếu thờ linh thiêng là địa điểm không thể bỏ qua khi đến đảo ngọc.

Cách thị trấn Dương Đông vài trăm mét về phía Tây, Dinh Cậu tọa lạc trên một ghềnh đá vươn ra biển, ba bề sóng vỗ. Nơi đây là biểu tượng tâm linh, du lịch của Phú Quốc. 

Giữa núi rừng Vĩnh Thạnh

Từ TP.Quy Nhơn men theo QL19 khoảng 80 km, huyện miền núi Vĩnh Thạnh, Bình Định dần hiện ra ngay cạnh dòng sông Côn thơ mộng.

Mỗi khi mùa khô kéo dài, mặt sông Côn chỉ còn là những dòng nước chảy men qua những tảng đá được bào nhẵn mặt, đáy sông xuất hiện các bụi cây trơ thân bạc phếch… cũng là lúc sông Côn tự khoác lên mình một vẻ đẹp hoàn toàn khác, hoang dại, đậm chất núi rừng. Chỉ đến khi đứng trên đập ngăn sông ở hồ Định Bình, nhìn về phía lòng hồ, cảm giác mênh mông biển nước của sông Côn mùa lũ năm nào mới tràn về…

Dòng thác Ồ Ồ - Ảnh: Minh Úc

Đặc sắc ẩm thực Mường Lò

Ẩm thực Mường Lò không chỉ hấp dẫn du khách bởi chất lượng, hương vị, màu sắc mà còn mang trong đó nhiều triết lý, quan niệm về cuộc sống…

Mâm cơm đón khách của người Thái Mường Lò (Yên Bái) thường có trên 10 món và hầu hết đều là các đặc sản quý 

2 thg 10, 2017

Toàn cảnh thác Bản Giốc hùng vỹ nơi biên cương

Thác Bản Giốc được mệnh danh là thác nước đẹp nhất Việt Nam với các tầng thác nối tiếp nhau, trải rộng đến cả trăm mét.

Thác Bản Giốc nằm ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm huyện khoảng 20 km

Về An Giang coi chợ bò mùa nước nổi

Cứ vào mùa lũ hàng năm, chợ bò Tà Ngáo (xã An Phú, huyện Tịnh Biên, An Giang) lại trở nên nhộn nhịp.

Thương lái Campuchia đưa bò bơi qua kênh Vĩnh Tế (kênh tiếp giáp giữa Việt Nam và Campuchia) sang chợ bò tại Việt Nam để bán - Ảnh: HỮU KHOA

1 thg 10, 2017

Em ơi nghe mùa hoa tam giác mạch gọi về...

Mùa hoa tam giác mạch đã về trên khắp các cung đường lên Lũng Cú, Hà Giang rồi em có nghe chăng?

Tam giác mạch là loài hoa đặc trưng của các tỉnh vùng cao phía Bắc với vẻ đẹp miên man, hoang dại. Hoa thường nở rộ nhất vào dịp cuối thu, khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11 hàng năm.

Hà Giang đi mãi chẳng muốn về

Hà Giang không chỉ đẹp bởi phong cảnh hùng vĩ, những con đường uốn lượn quanh co dài bất tận, mà còn đẹp bởi sắc hoa và tình người.

Tôi đến Hà Giang trong một ngày nắng đẹp trời với đầy hân hoan. Tôi đã nghe, đã xem nhiều về Hà Giang, nhưng quả thật không một bức ảnh nào có thể lột tả hết được vẻ đẹp của núi rừng nơi đây. 

Chinh phục cực bắc thực sự của Việt Nam

Xa hơn cột cờ Lũng Cú về phía bắc vài km là điểm cực bắc thực sự của Tổ quốc. Tất cả những người yêu khám phá đều mơ ước được một lần đến đây.

Nhiều người vẫn nghĩ rằng điểm cực bắc của Việt Nam là cột cờ Lũng Cú ở Hà Giang, nhưng biên giới của chúng ta còn xa hơn nhiều. Theo tài liệu của biên phòng Việt Nam, vị trí này nằm ở trung tuyến dòng sông Nho Quế. Đến nay, chỉ có vài khách du lịch chạm tay vào vị trí thiêng liêng này.

28 thg 9, 2017

Lãng mạn làng chài Gành Son

Với khu cảnh bình yên và hoang sơ, Gành Son không chỉ tạo nên vẻ đẹp mặn mà mảnh đất xứ Duồng (Chí Công) mà còn là điểm đến du lịch hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước.


Từ ngã ba Duồng (Chí Công), dọc theo con đường ven biển Chí Công - Bình Thạnh chừng 3 km là đến làng chài Gành Son. Đứng trên đồi đất sét màu son đỏ cao chừng 30 m hướng tầm mắt ra biển, làng chài Gành Son hiện lên như tranh vẽ. Với mũi đất vươn mình ra biển Gành Son như chiến hạm, biển xanh lục ôm lấy bãi cát trắng mịn màng uốn cong lưỡi liềm cùng những nóc nhà ngư phủ lô nhô sát biển và vô vàn những chiếc thúng chai... Vào buổi sáng tinh sương hay những buổi chiều êm ả, biển lặng, từ trên đồi, có thể nhìn thấy toàn cảnh sinh hoạt ấm cúng, nhộn nhịp của làng chài. Màu đỏ của đất, màu xanh của biển như hòa lẫn vào nhau tạo nên một sắc thái hài hòa vừa gần, vừa xa, vừa hư lại vừa thực...