19 thg 9, 2017

Phố guitar giữa lòng Sài Gòn lên báo Mỹ

CNN mới có bài viết giới thiệu về đường Nguyễn Thiện Thuật - nơi vốn được nhiều thế hệ nhạc sĩ miền Nam biết đến với tên gọi "phố Guitar". 

Dưới đây là những dòng chia sẻ của Duncan Forgan, phóng viên CNN, khi anh tìm đến đường Nguyễn Thiện Thuật, để mua một cây đàn guitar.

Mở cửa hàng guitar Duy Ngọc cùng anh em, ông Ánh đã chứng kiến biết bao thăng trầm của con phố qua thời gian, và không phải sự thay đổi nào cũng khiến ông thích thú.

"Những tiêu chuẩn cứ trượt dài. Quá nhiều người làm guitar mà chất lượng không phải lúc nào cũng được đảm bảo", ông Ánh vừa ôm đàn vừa trầm ngâm.

Tôn Thất Ánh tại cửa hàng. Ảnh: Duncan Forgan. 

Bánh quai vạc Phan Thiết

Bánh quai vạc đã có từ khá lâu đời ở Phan Thiết, song một số nhà nghiên cứu ẩm thực cho rằng món ăn này có nguồn gốc đồng thời là biến thể của bánh bột lọc Huế, di thực theo lưu dân vào phương Nam. Bánh quai vạc được làm từ bột mì tinh.


Mùa hè đến với thành phố Phan Thiết, chiều tối du khách có thể ra bờ kè sông Cà Ty hay công viên Tháp Nước hóng mát, sau đó tìm đến các hàng quán ăn dọc bờ sông thưởng thức các món ăn dân dã địa phương như: bánh quai vạc, bánh căn, mì quảng, bánh hỏi lòng heo, gỏi cá mai… đậm đà hương vị và bản sắc ẩm thực của vùng đất cực Nam Trung bộ.

Lang thang miền Tây xứ Thanh

Thung lũng Kho Mường với dòng suối cạn nhìn từ trên đỉnh núi

Miền Tây xứ Thanh (Thanh Hóa) đang ngày càng hấp dẫn du khách với vẻ đẹp hùng vĩ mà nên thơ. Lang thang qua những miền rừng, chúng tôi cảm nhận được cuộc sống thanh bình của đồng bào Thái, Mông, Mường… cùng bức tranh phong cảnh đa dạng ngoài mong đợi cho một chuyến đi.

Giữa nhiều tuyến đường từ Hà Nội đi đến miền Tây xứ Thanh, chúng tôi đi theo cung đường được các bạn trẻ đi du lịch bụi ưa thích nhất là chạy theo quốc lộ 6, Hà Nội – Mai Châu rồi rẽ xuống quốc lộ 15 về Thanh Hóa. Sau một ngày đi đường khá dài, nhóm nghỉ qua đêm ở ngã ba Co Lương nằm trên quốc lộ 15 (thuộc thôn Thanh Mai, xã Phú Thanh, Mai Châu) để lấy sức cho chặng đường tiếp theo.

Hấp dẫn món 'tó tàu' từ nhộng ong đất của người Thái Nghệ An

'Tó tàu' là món được chế biến từ nhộng ong đất của đồng bào Thái. Tại huyện Con Cuông, Nghệ An món ăn này được người dân ưa chuộng và vùng đất này có lượng lớn ong đất làm tổ.
Có 3 loại nhộng ong thường được chế biến 'tó tàu' gồm: ong vò vẽ, ong đất và ong mật. Tuy nhiên đồng bào Thái Con Cuông vẫn lựa chọn ong đất chế biến món "tó tàu". 

Vào mùa ong đất làm tổ, thời điểm trung tuần tháng 8 tới tháng 9, bà con đồng bào Thái ở Con Cuông lại cùng nhau vào rừng tìm nhộng ong đất. Ảnh: Tường Vi 

Ngọt, bùi, beo béo mít hong 38 năm ở Tam Kỳ

5 giờ sáng mỗi ngày, bà chủ dậy hấp mít để kịp bán cho khách phương xa. Ảnh: Thiên An

Cô Vui, chủ quán mít hong ở Trường Xuân vui vẻ chỉ chỗ cây mít được trồng từ thời cô mở tiệm đến bây giờ, mỗi mùa cho hơn chục trái, chỉ đủ để bán vài bữa, còn lại phải mua từ vùng khác.

Từng hột mít được tách riêng ra khỏi múi, đem luộc chín, rồi giã nhuyễn xào với chút dầu ăn cho thêm béo làm nhân nhồi vào trong múi mít đem hấp chín. Bày mít vào đĩa, rắc chút dừa bào sợi, chan tí nước mắm lên ăn ngọt bùi và béo vô cùng.

Hương cốm thu lại về

Bán cốm tại làng Vòng, Hà Nội. Ảnh: Lê Nam

Cốm Vòng nổi tiếng không chỉ với người trong nước, mà nhiều du khách quốc tế cũng đã biết tới thông qua sự quảng bá về du lịch từ nhiều năm nay.

Rất nhiều nơi có nghề làm cốm nổi tiếng, kể cả miền Nam, miền Trung, cũng như miền Bắc, thế nhưng cứ nhắc tới món ăn được chế biến từ những hạt lúa nếp non này mọi người thường chỉ nghe và biết tới cốm làng Vòng của Hà Nội.

Đà Lạt hiền hòa một thời ai cũng nhớ: Người Đà Lạt xưa 'đồng cam cộng khổ'

Chợ Đêm Đà Lạt trông xô bồ và nhếch nhác. Ảnh: Lâm Viên

Thời gian gần đây trên địa bàn TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) xảy ra nhiều 'sự cố' gây tai tiếng, ảnh hưởng không nhỏ đến thương hiệu của thành phố du lịch cao nguyên. Nào là cò, nào là chặt chém. Cái tên Đà Lạt nghe dịu mát năm nào có còn đây?

Đơn cử như chuyện du khách nước ngoài không sử dụng thức ăn phải trả tiền tại chợ đêm Đà Lạt; nổi cộm nhất là vấn nạn “cò du lịch” chèo kéo và lừa đảo du khách đến tham quan vườn dâu để hưởng % hoa hồng cao ngất… những điều này đang làm xấu xí bộ mặt của Đà Lạt vốn được xem là hiền hòa, thanh lịch, hiếu khách. 

17 thg 9, 2017

Món ngon từ trái cóc

Vị chua ngọt, giòn thơm của cóc kết hợp với các nguyên liệu, tạo nên những món ăn ngon khiến bạn khó lòng có thể chối từ.

Từ nguyên liệu quả cóc, bạn có thể thưởng thức các món: cóc dầm chua ngọt, gỏi cóc bò khô, ô mai cóc, cóc xí muội...vv.. Mỗi món cóc lại sở hữu những hương vị thơm ngon, đặc biệt khác nhau.

Cóc dầm chua ngọt đủ vị chua, cay, mặn, ngọt


Một đĩa cóc dầm chỉ với cóc xanh và bột ớt, vị chua, cay, mặn, ngọt. Sau khi rửa sạch cóc rồi gọt sạch vỏ ngoài, dùng dao cắt thành miếng nhỏ vừa ăn, tách hạt để riêng. Cho đường trắng vào cóc, xóc đều cho ngấm, để khoảng 10 - 15 phút. 

Ném pao - trò chơi độc đáo của người Mông

Ném pao (pó po) - trò chơi dân gian truyền thống đã trở thành hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng có ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Trò chơi ném pao của người Mông là một trong những nét văn hóa độc đáo, đặc trưng của tộc người.

Độc đáo trong cách chơi


Quả pao hay còn được gọi là “Lu po” được khâu nối các miếng vải lanh thành trái tròn, to bằng quả cam, bên trong nhồi hạt lanh hoặc bông vải. Ngày nay, để tạo sắc màu cho quả pao, các thiếu nữ Mông còn dùng thổ cẩm của người Thái, hay lụa tơ tằm để tạo sự mềm mại cho quả pao. Quả pao được tạo nên từ những đôi bàn tay khéo léo tỉ mỉ của các cô gái Mông. Pao của các thiếu nữ thường to, màu sắc bắt mắt và sặc sỡ hơn, còn pao của các cô bé mới lớn đơn giản hơn, bé hơn và có màu đen.

Tết Mông ở Tà Xùa. 

Choáng ngợp trước vẻ đẹp kỳ vĩ của núi rừng Bạch Mã

Cách nhau dải Hải Vân, nếu Bà Nà là một khu nghỉ dưỡng đẳng cấp, thì Bạch Mã lại cuốn hút bởi cảnh sắc hoang sơ, kỳ vĩ.

Cách thành phố Huế khoảng 40 km về phía Nam, núi Bạch Mã nằm nép mình bên dãy Trường Sơn trông như một con ngựa bạch duỗi chân hướng ra biển mênh mông.