23 thg 6, 2017

Bộ sưu tập cổ vật của Vương Hồng Sển

Vương Hồng Sển (1902-1996) là một nhà văn hóa và sưu tầm cổ vật nổi tiếng ở Nam Bộ. Sau khi mất, ông đã hiến tặng toàn bộ 849 cổ vật và sách sưu tầm của mình cho Nhà nước. Bộ sưu tập cổ vật của Vương Hồng Sển có giá trị độc đáo với nhiều chất liệu khác nhau: gốm sứ, đồng, gỗ, thủy tinh, ngà, sừng, đồi mồi... Trong đó có nhiều cổ vật của Việt Nam, Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước châu Âu. 

Giới nghiên cứu lịch sử và cổ vật cả nước đều đánh giá cao sự dày công trong quá trình lưu giữ các cổ vật, cùng nhiều công trình nghiên cứu về Sài Gòn xưa của nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển. Trong bộ sưu tầm cổ vật của mình, đồ sứ men lam Huế chính là chủng loại ông ưa thích nhất.

Ngược dòng lịch sử, vào thế kỷ 17-18, nhà cầm quyền Đàng Ngoài và Đàng Trong cho rằng gốm sứ Trung Quốc có chất lượng tốt nên đã đặt các lò gốm tại trấn Cảnh Đức, tỉnh Giang Tây sản xuất để sử dụng trong hoàng cung, phủ chúa. Theo yêu cầu của chúa Trịnh - chúa Nguyễn, gốm sứ Trung Quốc được sản xuất là những sản phẩm đồ đựng, đồ trang trí cao cấp, men xanh trắng vẽ phong cảnh, đồ án, tích truyện, thơ chữ Hán, chữ Nôm hàm chứa nhiều ý tưởng, ẩn dụ tốt đẹp.

Du khách nước ngoài tham quan bộ sưu tập cổ vật của Vương Hồng Sển.

22 thg 6, 2017

Vãn cảnh chùa Châu Thới

Nằm giữa một vùng đồng bằng rộng lớn ở khu vực giáp ranh các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Tp. Hồ Chí Minh, chùa Châu Thới nằm trên núi Châu Thới (xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương) là một di tích và thắng cảnh đẹp nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng cùng lối kiến trúc và nhiều hiện vật đặc sắc về Phật giáo, thu hút du khách khắp nơi đến tìm hiểu, khám phá. 

Hình thành từ năm 1681, chùa Châu Thới được coi là ngôi chùa cổ nhất Bình Dương. Ban đầu, chùa chỉ là một thảo am nhỏ do thiền sư Khánh Long dựng lên. Hơn 330 năm qua, nhờ công đức Phật tử bốn phương, chùa Châu Thới đã trở thành một ngôi chùa lớn và có kiến trúc độc đáo như bây giờ.

Chùa nằm trên núi Châu Thới, ở độ cao 82 m so với mực nước biển, xung quanh cây cối xanh tốt. Vì xung quanh là đồng bằng nên vào những hôm thời tiết tốt, đứng cách xa hàng chục cây số vẫn có thể dễ dàng nhận ra ngôi chùa độc đáo này bằng mắt thường.

Vì tọa lạc trên núi nên để lên chùa Châu Thới, du khách có thể theo hai con đường, một là đi bộ lên 220 bậc xi măng; hai là từ dưới đường chạy xe thêm một đoạn sẽ thấy con đường dành cho xe đi thẳng lên núi. Riêng những bậc làm bằng xi măng này được các chư tăng xây đắp lên từ năm 1971. Thường thì du khách sẽ chọn phương án đi bộ lên núi theo những bậc tam cấp để vừa đi vừa vãn cảnh và có thời gian để chiêm nghiệm trong không gian thoáng đãng của hàng cây tỏa bóng mát hai bên.

Con đường gồm 220 bậc tam cấp dẫn lối lên chùa Châu Thới quanh năm rợp bóng cây xanh mát.

Biển trời Cô Tô

Tọa lạc ở phía Đông của tỉnh Quảng Ninh, đảo Cô Tô là điểm đến lý tưởng dành cho du khách khám phá vẻ đẹp hoang sơ với bãi biển cát trắng trải dài trong ngày hè. 

Ngày hè tháng 6 chúng tôi theo chân một nhóm bạn trẻ đến du lịch đảo Cô Tô do Công ty cổ phần Du lịch Chung tổ chức. Được biết Công ty này hướng đến các sản phẩm Đi Chơi Chung dành cho những người trẻ đam mê du lịch với chi phí tiết kiệm, mà vẫn đảm bảo tiện nghi khi sử dụng dịch vụ tại các điểm đến hấp dẫn của Việt Nam và thế giới.

Chúng tôi bắt đầu lên tàu cao tốc từ cảng Cái Rồng đến đảo Cô Tô với mức giá khoảng 200.000/người. Từ cầu cảng, ngồi trên xe điện đi qua trung tâm thị trấn Cô Tô, chúng tôi thấy nhiều nhà hàng, khách sạn được xây dựng để phục khách du lịch. Chúng tôi dừng chân nghỉ tại Cô Tô mini resort, có 17 phòng ở theo kiểu những ngôi nhà gỗ nhỏ xinh hướng ra bãi biển Hồng Vàn có giá từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000/phòng. 

Du khách lên tàu cao tốc để chuẩn bị ra đảo Cô Tô.

Hoàng Sa và Trường Sa trên Cửu đỉnh ở Huế

Cửu đỉnh Huế không chỉ là báu vật quốc gia thể hiện cho quyền uy và sức mạnh của vương triều nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam, mà còn được đánh giá là một bộ dư địa chí, một bộ bách khoa thư độc đáo về Việt Nam hồi đầu thế kỉ 19. Đặc biệt, trên Cửu đỉnh nhiều địa danh sông núi, biển đảo... của đất nước được thể hiện rất rõ ràng, minh xác. Điều đó cho thấy cha ông ta ngày trước rất ý thức về chủ quyền quốc gia, trong đó có vấn đề biển đảo.

Thời phong kiến, ở những nước Á Đông như Việt Nam, đỉnh được xem là thứ bảo vật, tượng trưng cho quyền lực thống trị của nhà vua. Hiện ở cố đô Huế vẫn còn tồn tại bộ Cửu đỉnh (9 đỉnh đồng) có từ thời nhà Nguyễn, và đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia vào năm 2012. 

Cửu đỉnh của nhà Nguyễn được vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào mùa Đông năm 1835 và hoàn thành vào ngày 1 tháng 3 năm 1837. Cả thảy gồm có 9 cái đỉnh lớn bằng đồng, đặt ở trước sân Thế Miếu (miếu thờ các vị vua triều Nguyễn) trong Hoàng thành Huế. Mỗi đỉnh tượng trưng cho một vị vua triều Nguyễn và được đặt tên ứng với thuỵ hiệu (tên của vua sau khi băng hà) của vị vua ấy. Ví dụ như Cao đỉnh tượng trưng cho vua Gia Long được đặt theo thụy hiệu Cao Hoàng đế, Nhân đỉnh tượng trưng cho vua Minh Mạng được đặt theo thụy hiệu Nhân Hoàng đế... 

Cửu đỉnh đặt ở dưới thềm Hiển Lâm Các (phía trước sân Thế miếu) trong Hoàng thành Huế. Ảnh: Trần Thanh Giang

Bãi đá Bảy Màu Cổ Thạch

Sự hòa quyện giữa vẻ đẹp của bãi đá bảy màu, sự quyến rũ của biển và nét đời thường cuộc sống miền biển tạo nên ấn tượng khó phai...

Bãi đá Bảy Màu là một địa danh độc đáo nằm trên một phần bãi biển Cổ Thạch (xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận). 

Kỳ quan đá thiên tạo cực lạ ở Nam Bộ

Gắn với vẻ kỳ lạ của danh thắng Đá Chồng Định Quán là nhiều truyền thuyết nhuốm màu kỳ bí được người dân địa phương truyền miệng từ đời này qua đời khác.

Nằm ven Quốc lộ 20 thuộc địa phận huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai có một thắng cảnh thiên nhiên độc đáo nổi tiếng cả nước. Đó là khu danh thắng Đá Chồng Định Quán.

21 thg 6, 2017

Nhà thờ Tắc Sậy - Cha Diệp

1.
Lần đầu tiên tôi nghe đến tên Cha Diệp là vào năm 2001. Khi ấy, trên đường trở về từ một chuyến công tác ở Cà Mau, các bạn nhân viên cùng đi với tôi - là người công giáo - xin được dừng xe ở Tắc Sậy để viếng Cha Diệp.

Đó là một ngôi nhà thờ nhỏ mang tên nhà thờ Tắc Sậy, trong khuôn viên nhà thờ có ngôi mộ khá đơn sơ của một vị là linh mục Trương Bửu Diệp. Các bạn tôi gọi đây là Nhà thờ Cha Diệp.

Lúc ấy tôi chưa biết Cha Trương Bửu Diệp là ai, nhưng nhìn dáng vẻ hết sức thành tâm và cung kính của các bạn ấy, cùng vô số bảng ghi ơn gắn đầy trong khuôn viên nhà thờ, tôi hiểu rằng đây là một vị linh mục được quý trọng và thiêng liêng đối với giáo dân.

Mộ của linh mục Trương Bửu Diệp tại Tắc Sậy, năm 2001.

Độc đáo hồ Cây Đuốc không bao giờ cạn ở miền Tây

Từ “mạch nước lộ thiên” tiếp giáp chân núi Cấm (ấp Ba Xoài, xã An Cư, H.Tịnh Biên, An Giang), Chương trình nước sinh hoạt nông thôn An Giang đầu tư nạo vét, xây dựng thành hồ Cây Đuốc với trữ lượng 2.200 m3 (mùa mưa) và 1.000 m3 (mùa khô).


Đặc biệt, nguồn nước hồ chưa bao giờ cạn và đường ống dẫn thiết kế theo dạng tự chảy. 

Bình vôi trong văn hóa Việt

Không đơn thuần là một vật chứa vôi phục vụ tập tục ăn trầu, bình vôi trải qua bao đời còn có mối liên hệ khăng khít với truyền thống và văn hoá, đặc biệt sự tích trầu cau và tục ăn trầu của người Việt.

Không chỉ với người Việt, ăn trầu còn là một tập tục xuất hiện từ rất lâu đời ở khu vực Đông Nam Á. Miếng trầu còn là cầu nối trong các mối quan hệ xã hội ở mọi cấp độ. Ca dao Việt Nam có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, nhất là trong dịp cưới hỏi, trầu cau bao đời nay đã là một hình thức tượng trưng cho ước nguyện gắn bó bên nhau son sắt trọn đời của đôi trẻ. Các cụ hai bên gia đình sẽ ăn trầu, quét vôi với cau tươi, từ đó mà bình vôi lần lượt ra đời, cái nhỏ có thể bỏ trong bóp, khay cho đến những cái lớn có thể chứa cả mấy ký vôi.

Bình vôi thường có hình cầu, trên thân bình có một miệng nhỏ, nơi để lấy vôi từ bình ra bằng chiếc chìa vôi. Mỗi khi chiếc chìa vôi đi qua miệng bình, hoặc do chủ ý của người sử dụng mà vôi bị quệt lại miệng bình. Theo thời gian, miệng bình sẽ dày lên hình thành cổ bình, thậm chí lấp kín miệng bình, đó cũng là lúc bình vôi không còn sử dụng được nữa. Trong đời sống các gia đình Việt Nam, bình vôi thường được sử dụng nhiều trong sinh hoạt hàng ngày. Khi đã sử dụng lâu, vôi trong bình cứng hoặc bình rạn nứt thì chủ nhà sẽ mua bình mới. Bình vôi cũ được mang ra đặt cạnh các cây đa cổ thụ hoặc cạnh miếu thờ, đền thờ…

Bình vôi có niên đại từ thời nhà Lý (1009 - 1225).

Lễ Dâng y Kathina

Lễ Dâng y Kathina theo quan niệm của Phật giáo Nam Tông là việc Phật tử dâng y áo (áo cà sa) và các vật phẩm lên các nhà sư để thể hiện sự gắn bó, bền chặt. Lễ hội độc đáo này vừa được tổ chức tại chùa Khmer ở Làng Văn hóa – Du lịch các Dân tộc Việt Nam thu hút đông đảo Phật tử mọi miền tổ quốc tham gia. 

Kathina – theo ngôn ngữ kinh điển của Phật giáo Nam Tông, dùng trong việc chép kinh cùng tụng niệm thì có nghĩa là sự vững bền, chặt chẽ. Lễ dâng y của Phật tử người Khmer sẽ gieo nhiều phúc đức và việc người nhận y áo là các nhà sư, sẽ viên mãn trong quá trình tu hành.

Trong truyền thống văn hóa Khmer, trong năm mỗi chùa sẽ tổ chức đại lễ Dâng y Kathina một lần vào bất cứ ngày nào trong vòng một tháng ngay sau mùa an cư kiết hạ (thời gian 3 tháng sư tăng tập hợp tại một ngôi chùa để chuyên tâm tu học) kết thúc. Nghi lễ Dâng y của Phật giáo Nam Tông Khmer do một Phật tử đứng đầu khởi xướng và thông báo với các nhà sư về thời gian tổ chức lễ để nhận y.