2 thg 6, 2017

Đậm đà cá hố khơi

Vào những ngày hè, trời êm, biển lặng. Những chuyến khơi xa của người dân làng chài quê tôi tuy vất vả nhưng lúc về bờ, bao giờ cũng đầy ắp tiếng cười. Trên những con tàu cập bến, không chỉ có mực khô – loài hải sản xuất khẩu đắt giá - mà còn có cả những con cá hố khơi đã được phơi khô giòn – một loài cá thơm, ngon, hiện rất được ưa chuộng.

Cá hố khơi có sức hấp dẫn đến kỳ lạ. Chỉ cần một lần thưởng thức, thì bất kỳ ai cũng không khỏi gật gù khen ngợi. Người ta thích cá hố khơi không chỉ vì vị ngọt đậm đà của nó mà còn có một lý do khác nữa, đó là ăn hoài mà chẳng thấy ngán bao giờ. Ngay cả những ngư dân thuần túy, họ lênh đênh trên biển hàng mấy tháng trời, nguồn thực phẩm chính là cá hố, vậy mà khi về đất liền, họ vẫn sốt sắng ra tay chế biến các món ăn từ loài cá này, để dùng bữa, hoặc thiết đãi bạn bè, người thân.

Nơi lưu giữ tuổi thơ của Tế Hanh

Cùng với dòng sông Trà Bồng xanh biếc, tuổi thơ của Tế Hanh được nhiều người biết đến từ mái nhà xưa. Những người yêu thơ Tế Hanh vẫn thường lui tới ngôi nhà này như cách để thể hiện sự trân quý đối với bậc danh tài.

Ngôi nhà nơi Tế Hanh trải qua thuở thiếu thời tọa lạc ở xóm 6, thôn Đông Yên 1, xã Bình Dương (Bình Sơn), nay đề dòng chữ “Từ đường Trần Đại Mô chi phái”. Hiện các cơ quan chức năng của tỉnh đang xây dựng hồ sơ, đề nghị công nhận ngôi nhà này là di tích cấp tỉnh.

Từ mái nhà xưa... 


Tháng năm. Sông Trà Bồng vẫn một màu xanh biếc. Dòng chảy của con sông quê và tuổi thơ của bậc danh tài trong nền thi ca Việt Nam vẫn mát rượi và đi vào lòng lữ khách, với tình quê sống mãi cùng thời gian.

Ngôi nhà nơi nhà thơ Tế Hanh sinh ra và sinh sống thuở thiếu thời. 

Phước Bình - điểm đến mát lành ẩn mình giữa “chảo lửa” Ninh Thuận

Giữa "chảo lửa" Ninh Thuận nắng nóng, ít mưa nhất nhì cả nước, Phước Bình ẩn mình mát mẻ, trong lành với vô vàn cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp từ suối thác, con sông uốn lượn, núi rừng hùng vĩ, những bản làng, di tích vườn quốc gia... 

Phước Bình là một vùng cao của tỉnh Ninh Thuận, thuộc huyện Bác Ái, cách trung tâm thành phố Phan Rang Tháp Chàm khoảng 70km theo hướng Tây Bắc. Nơi đây trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách đến trải nghiệm trekking, khám phá thiên nhiên, tìm hiểu nghiên cứu về động thực vật. Ảnh: Văn Hào 

1 thg 6, 2017

An Khê nối mạch nghìn năm Sa Huỳnh

Đầm An Khê sóng vỗ miên man giữa chiều phai nắng. Xa xa, thấp thoáng bóng người chèo ghe buông lưới, ẩn hiện giữa làn sương mờ ảo. Gió xào xạc cành lá như lời thì thầm của những cư dân Sa Huỳnh cổ vọng về từ hàng nghìn năm trước.

Di vật nghìn năm

Đầu hạ, tôi lang thang trên vùng đất Sa Huỳnh (Đức Phổ), nơi hơn trăm năm trước nhà khảo cổ người Pháp M. Vinet phát hiện hàng trăm quan tài bằng chum. Những chiếc chum bằng đất nung thuở ấy đã thu hút giới khoa học tổ chức nhiều đợt khai quật, nghiên cứu. Qua đó, họ phát hiện ra nền văn hóa Sa Huỳnh với niên đại khoảng 3.000 năm trước, trải rộng trên địa bàn từ Quảng Bình đến nam Trung Bộ và Tây Nguyên cùng một số quần đảo.

Những vật dụng bằng sắt: Cuốc, dao, kiếm, lao, đục, xà beng… được phát hiện khẳng định người Sa Huỳnh cổ là cư dân nông nghiệp và đi biển. Giới nghiên cứu khảo cổ còn khẳng định, nền văn hóa này có sự ảnh hưởng và giao lưu với nhiều vùng ở Đông Nam Á, Trung Hoa và Ấn Độ cổ xưa.

Kỳ lạ tục kiêng kỵ trong nghề dệt thổ cẩm ở Kỳ Sơn

Một tháng 4 ngày, hàng trăm khung cửi dệt thổ cẩm ở bản Xốp Thập (xã Hữu Lập - Kỳ Sơn) không có một bóng người vì tục kiêng kỵ của bản làng.

Chúng tôi đặt chân đến bản Xốp Thập (xã Hữu Lập - Kỳ Sơn) vào một ngày trời mưa phùn. Bên mái hiên nhà sàn, các mẹ, các chị tụ tập nói chuyện rôm rả. Cánh đàn ông cũng rỗi rãi quanh ấm nước chè tâm sự chuyện mùa màng nương rẫy. Cuộc sống dường như chậm lại trong cơn mưa phùn rả rích của tháng Năm. Hôm ấy đúng vào ngày 22 âm lịch.

Người dân bản Xốp Thập (xã Hữu Lập - Kỳ Sơn) không được dệt cửi vào ngày kiêng kỵ. Ảnh: Đào Thọ 

Độc đáo rượu men lá của người Thái

Rượu của đồng bào Thái ở Con Cuông đến nay vẫn giữ được hương vị riêng, bởi men rượu được làm từ lá cây rừng.

Rượu men lá có từ lâu đời, gắn liền với đời sống sinh hoạt của đồng bào Thái Con Cuông. Để có một nồi rượu ngon, trước tiên đồng bào phải vào rừng tìm các loại cây như: sa nhân, cao khỉ, mẫu thán, trinh nữ... Theo đồng bào, mỗi nồi rượu phải có tới 20 vị kết hợp với nhau. Ảnh: Bá Hậu 

Về Na Hang nghe tăng boong bu

Đến với bản Na Hang vào những ngày lễ, Tết, du khách sẽ được đồng bào nơi đây chào đón bằng màn trình diễn của một loại nhạc cụ khá độc đáo gọi là tăng boong bu.
Xem người dân đánh tăng boong bu:

Đặc sản vót bãi ngang xứ Nghệ

Xã Diễn Thịnh và Diễn Trung (Diễn Châu, Nghệ An) có vùng bãi ngang dài khoảng 7 km với rất nhiều hải sản sống vùi dưới lớp cát ven bờ. Trong đó, nổi tiếng nhất là vót.

Vào những ngày nước ròng kiệt, trên bãi biển dài 3 - 4 km ở các xã Diễn Thịnh, Diễn Trung có hàng trăm người dân đủ mọi lứa tuổi tham gia bắt vót. Ảnh: Trần Cảnh Yên. 

31 thg 5, 2017

Làng nghề chế tác vàng bạc Châu Khê

Nếu nói về những sản phẩm vàng bạc tinh xảo, không ai là không nhớ tới làng nghề chế tác vàng bạc Châu Khê (xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương), nơi khởi nguồn của những sản phẩm vàng bạc làm say lòng người. 

Các cụ cao niên trong làng cho biết, thôn Châu Khê có hơn 271 hộ dân thì đã có tới hơn 200 người theo học và làm nghề kim hoàn. Khoảng 50% số thợ trong làng được cấp chứng chỉ của Trung ương hội nghề Mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam, với tay nghề bậc 4/5. Nghề làm vàng bạc Châu Khê giờ rất phát triển, con cháu làng nghề Châu Khê đã mở rộng hoạt động sản xuất khắp đất nước, nhằm quảng bá về nghề truyền thống của quê hương mình. Một số hộ gia đình đã mở rộng quy mô, tích cực giới thiệu sản phẩm của làng nghề ra các vùng miền khác, góp phần gìn giữ vốn quý nghề cổ của làng. 

Xuyên kim để làm sạch sản phẩm nhẫn bạc. Ảnh: Trịnh Văn Bộ 

Làng nghề tàu hũ ky Mỹ Hòa – Bình Minh

Trở về Vĩnh Long, ven dòng song Hậu có một làng nghề nổi tiếng với nghề làm tàu hũ ky đó là làng nghề Mỹ Hòa - Bình Minh. Đây là một nghề nổi tiếng lâu đời, tập trung đông ở những gia đình người Hoa.

Khi nhắc đến tàu hũ ky nhiều người mặc định đó là đồ chay, nhưng bây giờ thì nó không còn là nguyên liệu độc quyền dành riêng cho những người ăn chay nữa. Vì không chỉ là một món ăn giàu dinh dưỡng, tàu hũ ky còn đa dạng trong chế biến. Nào là tàu hũ miếng lớn, tàu hũ ky cọng khô, cọng non, tàu hũ ky ướp muối…

Làng nghề tàu hũ ky Mỹ Hòa là dải đất nằm kẹp giữa sông Hậu và nhánh Cái Vồn, nay gần chân cầu Cần Thơ. Làng nghề Mỹ Hòa được hình thành từ thời anh em nhà Châu Phạch và Châu Sầm đến vùng đất này khởi nghiệp, bà con trong vùng thấy hay đến xin truyền nghề, dần dà số người làm tàu hũ ky đông lên thành hẳn một làng nghề. Tính đến nay, làng nghề tàu hũ ky Mỹ Hoà đã tồn tại trên 100 năm.