Từ khá lâu, Tịnh Biên - An Giang đã trở thành một trung tâm thương mại, dịch vụ, đầu mối giao thông quan trọng của vùng biên giới tây nam với nhiều mặt hàng đặc biệt. Những người ở xung quanh khu vực thường gọi chợ này là chợ Côn trùng vì ở đây chuyên bán “hàng độc” như mối chúa, rết, bò cạp, ve sữa, tắc kè, bửa củi…
8 thg 5, 2017
Những khu chợ kỳ dị, độc đáo chỉ có ở Việt Nam
Chợ bán đá quý Lục Yên (Yên Bái), chợ côn trùng Tịnh An (An Giang) hay chợ bán gà chọi (Hà Nội)… được xem là những khu chợ độc đáo, kỳ dị chỉ có ở Việt Nam.
7 thg 5, 2017
Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác
Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác (xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) là ngôi thiền viện theo hệ phái Trúc Lâm Yên Tử đầu tiên của miền Tây Nam bộ, chỉ mới được khởi công xây dựng từ năm 2012 và làm lễ khánh thành ngày 22/11/2015.
Cổng chính thiền viện trong ngày khánh thành. Ảnh: Báo Giác ngộ online.
Khu vực nơi thiền viện tọa lạc thuộc tỉnh Tiền Giang, giáp ranh với Long An, thuộc vùng đất Đồng Tháp Mười, ngày xưa là bối cảnh quay bộ phim Cánh đồng hoang. Đây là vùng đất thấp, ngập nước.
Lên Ngũ Hồ Sơn thưởng thức mùi hồng quân
"Hàng cây xanh thắm đợi chờ/ Bồ quân chín đỏ giấc mơ cuộc đời"... Ở vùng Bảy Núi, An Giang, đến mùa hồng quân chín tím cả một khu vườn cũng là thời điểm trẻ con xôn xao cả một góc trời.
Trái hồng quân mộng nước, mùi vị thanh tao - Ảnh: Hoài Vũ
Ngũ Hồ Sơn còn có tên là núi Dài Năm Giếng hay núi Dài Nhỏ. Gọi là núi Dài Năm Giếng vì gần trên đỉnh núi có năm giếng nước nhỏ mang nhiều huyền thoại cổ tích từ thuở xa xưa. Ngoài yếu tố nhân văn, Ngũ Hồ Sơn còn có nhiều loại cây trái đặc sản, trong đó nổi tiếng nhất là trái hồng quân.
Đất và người Phú Nhuận xưa nay vẫn còn đây
Một sự kiện lớn đã nổ ra trên đất Phú Nhuận đầu năm 1885: cuộc khởi nghĩa đánh Pháp do Nguyễn Văn Bường (Năm Sóc) lãnh đạo.
Xóm Cầu Cụt, nơi Đề Bường bị bắt; hiện đang hạ cống để lấp con lạch chảy dưới cầu Cụt - Ảnh Hồ Tường
Đây là một sĩ phu cao tuổi, giàu tâm huyết, quê Phú Nhuận, nhà ở chân Cầu Kiệu.
5 thg 5, 2017
Yên Bái mùa măng sặt
Măng sặt có nhiều ở các địa phương, nhưng không phải nơi nào măng cũng ngon ngọt, non tươi như ở Yên Bái.
Suốt 4 mùa, đất rừng Yên Bái tua tủa mọc lên các loại măng nứa, măng mai, mùa vầu, măng tre, măng lay… Nhưng nổi tiếng và được nhiều người biết nhất đến thì phải kể đến măng sặt. Măng sặt không chỉ ngon ngọt, lạ miệng, được du khách gần xa yêu thích mà còn đem lại nguồn thu không nhỏ đối với bà con vùng cao miền Tây tỉnh Yên Bái.
Suốt 4 mùa, đất rừng Yên Bái tua tủa mọc lên các loại măng nứa, măng mai, mùa vầu, măng tre, măng lay… Nhưng nổi tiếng và được nhiều người biết nhất đến thì phải kể đến măng sặt. Măng sặt không chỉ ngon ngọt, lạ miệng, được du khách gần xa yêu thích mà còn đem lại nguồn thu không nhỏ đối với bà con vùng cao miền Tây tỉnh Yên Bái.
Những ngọn măng sặt với lớp vỏ lấm đất vừa được đào trên rừng về.
Vùng cao Háng Đồng - điểm đến du lịch hoang sơ đầy hấp dẫn
Với độ cao gần 2000m so với mặt nước biển, xã Háng Đồng (Sơn La) thu hút đông đảo khách du lịch tới trải nghiệm và đắm chìm trong vẻ đẹp ấy.
Xã Háng Đồng nằm cách trung tâm huyện Bắc Yên khoảng 30 ki lô mét, quanh năm chìm trong biển mây
Chợ mắm, cá khô Châu Đốc
Chợ Châu Đốc ở Tp. Châu Đốc, tỉnh An Giang là địa điểm kinh doanh các mặt hàng mắm, thủy hải sản khô lớn nhất miền Tây Nam Bộ. Mỗi năm, chợ Châu Đốc cung cấp hàng nghìn tấn thủy, hải sản khô cho người tiêu dùng cả nước và các quốc gia lân cận như Lào, Camphuchia.
Thiên nhiên ban tặng cho Đồng bằng sông Cửu Long nhiều sản vật vào mùa nước nổi. Vào khoảng tháng 7 cho đến tháng 11 là mùa nước nổi, thời điểm lý tưởng cho người dân đánh bắt các loại cá trưởng thành. Đây là nguyên liệu dồi dào để làm các loại mắm. Tùy vào loại cá mà người dân có công thức chế biến thành các loại mắm với nhiều khẩu vị khác nhau. Nhưng ngon hơn cả là sản phẩm làm từ cá lóc, cá trèn, cá sặc, cá chốt, cá linh, cá rô, cá mè...
Thăm chợ Châu Đốc, chúng tôi như lạc vào không gian của hàng trăm gian hàng các loại mắm và cá khô với vô vàn màu sắc đỏ, trắng, tím… Riêng ở Tp. Châu Đốc đã có gần 100 cơ sở làm mắm và khô cá các loại, mỗi năm, hàng ngàn tấn xuất bán ra thị trường.
Thiên nhiên ban tặng cho Đồng bằng sông Cửu Long nhiều sản vật vào mùa nước nổi. Vào khoảng tháng 7 cho đến tháng 11 là mùa nước nổi, thời điểm lý tưởng cho người dân đánh bắt các loại cá trưởng thành. Đây là nguyên liệu dồi dào để làm các loại mắm. Tùy vào loại cá mà người dân có công thức chế biến thành các loại mắm với nhiều khẩu vị khác nhau. Nhưng ngon hơn cả là sản phẩm làm từ cá lóc, cá trèn, cá sặc, cá chốt, cá linh, cá rô, cá mè...
Thăm chợ Châu Đốc, chúng tôi như lạc vào không gian của hàng trăm gian hàng các loại mắm và cá khô với vô vàn màu sắc đỏ, trắng, tím… Riêng ở Tp. Châu Đốc đã có gần 100 cơ sở làm mắm và khô cá các loại, mỗi năm, hàng ngàn tấn xuất bán ra thị trường.
Chợ Châu Đốc có hàng trăm gian hàng ẩm thực là các loại mắm và cá khô với vô vàn màu sắc.
Bản nhà lá
Bản Tha và Hạ Thành xã Phương Độ (Tp. Hà Giang) được du khách gọi với cái tên đặc trưng là “Bản nhà lá”. Hai bản nằm liền kề nhau với hơn 200 nếp nhà sàn êm đềm bên con Suối Tiên mát lành, cùng với cuộc sống sinh hoạt dân dã của người Tày bản địa đã tạo nên dấu ấn khó quên khi du khách đặt chân đến khám phá nơi này.
Trong cái nắng hè vùng cao vàng như rót mật, chúng tôi được anh cán bộ phòng văn hóa Tp. Hà Giang tên là Thuần dẫn đi tham bản Tha và Hạ Thành. Ngay khi đặt chân đến bản Hạ Thành, chúng tôi đã ấn tượng với những thửa ruộng như những nấc thang dẫn lên núi vàng ươm mầu rơm rạ sau thu hoạch.
Hai bản nằm lừng chừng bên con Suối Tiên quanh năm ăm ắp nước tưới mát cho cánh đồng màu mỡ và phục vụ sinh hoạt của người dân bản, nên nhà nào cũng có ao. Để làm ao, người Tày ở xã Phương Độ chỉ cần vét đất, đắp những viên đá mồ côi thành bờ chắn nước. Ao nhà nào cũng thả cá Bỗng, một loại cá thuộc họ cá Hồi, rất phù hợp với khí hậu địa phương, lại có giá trị kinh tế cao.
Trong cái nắng hè vùng cao vàng như rót mật, chúng tôi được anh cán bộ phòng văn hóa Tp. Hà Giang tên là Thuần dẫn đi tham bản Tha và Hạ Thành. Ngay khi đặt chân đến bản Hạ Thành, chúng tôi đã ấn tượng với những thửa ruộng như những nấc thang dẫn lên núi vàng ươm mầu rơm rạ sau thu hoạch.
Hai bản nằm lừng chừng bên con Suối Tiên quanh năm ăm ắp nước tưới mát cho cánh đồng màu mỡ và phục vụ sinh hoạt của người dân bản, nên nhà nào cũng có ao. Để làm ao, người Tày ở xã Phương Độ chỉ cần vét đất, đắp những viên đá mồ côi thành bờ chắn nước. Ao nhà nào cũng thả cá Bỗng, một loại cá thuộc họ cá Hồi, rất phù hợp với khí hậu địa phương, lại có giá trị kinh tế cao.
Kỳ lạ ngôi chùa nhiều tượng Phật nhưng chỉ có một nhà sư ở miền Tây
Chùa Già Lam Cổ Tự. ẢNH: NGUYÊN ĐẠT
3 thg 5, 2017
Biển lở nơi miệng rồng
Nhiều người cho rằng Hàm Luông có tên gốc là Hàm Long. Thời nhà Nguyễn do “kỵ húy” để tránh chữ Long (Long là rồng, tượng trưng cho nhà vua) nên gọi chệch là Luông, lâu dần thành quen.
Những người nông dân ở bên cửa sông Hàm Luông luôn lo lắng trước nguy cơ sạt lở đất - Ảnh: Tấn Đức
Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức miêu tả vùng cửa sông này như sau:
“Sông rộng như là vực rồng, hang giao, thường có cá to, sấu lớn trồi lên hụp xuống. Nước sông thường trong, ngọt, sóng gió dập dình, có cái hứng nhìn một cái trông rõ mênh mông vạn khoảnh”. Nhưng bây giờ...
“Sông rộng như là vực rồng, hang giao, thường có cá to, sấu lớn trồi lên hụp xuống. Nước sông thường trong, ngọt, sóng gió dập dình, có cái hứng nhìn một cái trông rõ mênh mông vạn khoảnh”. Nhưng bây giờ...
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)