17 thg 3, 2017

Về Bạc Liêu nhớ ăn cá nâu nấu mẻ

Mỗi lần đặt chân đến vùng đất Mũi, Cà Mau hoặc Gành Hào, Bạc Liêu tôi đều được thưởng thức nhiều món độc chiêu của miền duyên hải, nhưng không hiểu sao cứ nhớ hoài món cá nâu nấu mẻ. 

Cá nâu làm sạch - Ảnh: Hoài Vũ 

Cá nâu còn gọi là cá dĩa beo vì trên mình có nhiều hoa văn như da beo. Thân cá dẹp, hình hơi tròn, đầu nhỏ, ngắn, vảy phủ khắp thân.

Cá sống ở môi trường nước mặn lẫn nước ngọt và lợ. Cá nước ngọt nhỏ con, thịt dai, còn cá nước mặn thì to con hơn, thịt mềm, béo, dẻ và thơm ngon.

Loài cá này thích ăn rong, tảo trong thiên nhiên nên thịt cá ít tanh. Đặc biệt cá trống mình có nhiều hoa văn trông rất ấn tượng.

Xuyên rừng Bidoup ngắm cây lá phong

Là một trong những khu bảo tồn lớn nhất Việt Nam, vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà (cách Đà Lạt 50km) đang thu hút nhiều du khách thích trải nghiệm sự hùng vĩ của núi rừng. Sau khi tìm hiểu thông tin, được biết trong rừng Bidoup có nhiều cây lá phong màu sắc quyến rũ nên nhóm chúng tôi quyết định đặt tour đi “săn” lá phong.


Làm thủ tục với trạm kiểm lâm xong, mọi người chăm chú nghe hướng dẫn viên hướng dẫn một số điều quy định. Vì là lần đầu tiên lội rừng nên cả nhóm có nhiều cái lo lắm. Lo nhất là chuyện tránh vắt, dù so với rừng Nam Cát Tiên thì vắt ở rừng Bidoup không nhiều bằng. Bidoup – Núi Bà nằm trên Cao nguyên Lâm Viên có độ cao trung bình từ 1.500m đến 1.800m, nằm trong khối núi chính thuộc dãy Nam Trường Sơn. Vườn quốc gia này thuộc địa bàn huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng – nơi có nguồn tài nguyên sinh học đa dạng và phong phú, cảnh quan thiên nhiên đẹp nên được đánh giá là có tiềm năng khai thác du lịch.

Thị Nghè: Rạch, cầu, chợ đều đi vào lịch sử

Thị Nghè là tên ngôi chợ có từ gần 200 năm nằm bên bờ con kênh cùng tên, nối với kênh Nhiêu Lộc từ cầu Nguyễn Văn Trỗi chảy ra sông Sài Gòn. Thị Nghè cũng là tên cây cầu bắc ngang kênh, nối đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1 với đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh.

Địa giới khu vực Thị Nghè hiện nay bao gồm các phường 17, 19 và 21, quận Bình Thạnh, từ bờ kênh phía đường Trường Sa về hướng bắc tới đường Điện Biên Phủ; từ cầu Điện Biên Phủ chạy qua ngã tư Hàng Xanh đến cầu Sài Gòn rồi vòng lại theo đường Nguyễn Hữu Cảnh đến cầu Thị Nghè 2 - cây cầu cũng bắc qua kênh Thị Nghè, nối quận 1 và Bình Thạnh…

Giồng Ông Tố: Đất giồng hóa đất vàng

“Coi ngoài rạch Bà Nghè, dòng trắng hây hây tờ quyến trải/ Ngó lên giồng Ông Tố, cây xanh nghịt nghịt lá chàm rai”. Đó là hai câu trong bài Gia Định phú của tác giả khuyết danh viết khoảng đầu thế kỷ 20, do nhà Nam Bộ học Vương Hồng Sển sưu tầm và chép lại trong sách Tập thành của ông. 

Rạch Bà Nghè, tức rạch Thị Nghè bây giờ, là một dòng kênh xanh biếc, cá lội tung tăng, hai bên bờ là hai con đường tuyệt đẹp với một bên là những mảng cây cỏ xanh tươi mát mắt, một bên là phố xá sầm uất. Giồng Ông Tố cũng không còn cảnh rừng tràm “cây xanh nghịt nghịt” mà hai bên bờ sông Giồng hiện nay là các khu nhà cao tầng mới xây nối tiếp những khu biệt thự sang trọng của một đô thị hiện đại.

Chợ Cầu Ông Lãnh - dấu xưa xe ngựa…

Chợ Cầu Ông Lãnh nằm bên rạch Bến Nghé, cạnh cầu Ông Lãnh, đã bị xóa sổ gần 14 năm qua từ khi cây cầu mà chợ mang tên được xây mới. 

Cầu Ông Lãnh cũ bắc qua rạch Bến Nghé từ đường Bến Chương Dương (quận 1) đến đường Bến Vân Đồn (quận 4) đã được phá đi để xây cây cầu mới dài hơn, rộng hơn, đẹp hơn.

Cầu mới bắt đầu từ ngay nền chợ trên đường Nguyễn Thái Học (quận 1), choàng qua đường Bến Chương Dương cũ - nay là đại lộ Võ Văn Kiệt, bên này rạch Bến Nghé và phủ qua đường Bến Vân Đồn, chạy xuống gần tới đường Hoàng Diệu (quận 4). Cầu Ông Lãnh mới dài 256 m, là cây cầu dài nhất bắc qua rạch Bến Nghé. Còn ngôi chợ mang tên cầu, từ năm 2003 được dời lên Tam Bình (quận Thủ Đức) mang tên “chợ nông sản đầu mối Thủ Đức”.

Ông Tạ - rất quen và rất lạ

Rất quen, bởi đó không chỉ là tên một ngôi chợ, một ngã ba đường - cả hai đều mang tên “Ông Tạ” - mà cả khu vực rộng lớn quanh đó cũng mang tên “khu Ông Tạ” đã ăn sâu vào tiềm thức bao thế hệ người Sài Gòn.

Và rất lạ, bởi người được gọi tên cho cả vùng đất, ngã ba và ngôi chợ không phải là một danh nhân, anh hùng, liệt sĩ… mà chỉ là một thầy tu tại gia, thầy thuốc Nam bình thường.

Lạ nhất và có lẽ hiếm hoi nhất là địa danh Ông Tạ có từ khi nhân vật này còn sống khỏe mạnh. Và đặc biệt là do người dân quanh vùng gọi lâu dần thành quen chứ không phải do chính quyền nào đặt tên.

16 thg 3, 2017

4 loại rau đặc sản của núi rừng

Rau dớn, rau sắng, cải Mèo, rau bép được xem là những món đặc sản, 'hiếm có khó tìm', mọc hoang dại giữa núi rừng thiên nhiên.
Rau dớn

Rau dớn (dớn rừng, thái quyết) là loại thực vật hoang dại có hình dáng gần giống cây dương xỉ. Rau dớn chỉ thích hợp với môi trường hoang dã như khe suối, dưới các tán rừng thấp có độ ẩm cao, nên ít khi trồng được. 

Rau dớn được người dân Cơ Tu xem là đặc sản để dành ăn trong dịp Tết. 

Kho báu trong Lăng Thoại Ngọc Hầu: Những kỷ vật từ đất bắc

Lồng ấp của Thoại Ngọc Hầu. Ảnh: Lương Chánh Tòng 

Trong lăng Thoại Ngọc Hầu và phu nhân, các nhà nghiên cứu tìm thấy những chiếc lồng ấp dùng để sưởi ấm, đồ dùng rất hiếm gặp ở vùng đất phương Nam quanh năm nắng ấm.
Lồng ấp bằng đồng trong khối di vật của Thoại Ngọc Hầu có tới 3 chiếc, trong đó bà 2 chiếc, ông 1 chiếc. Ông và bà đều có 1 chiếc tương tự nhau giống với những chiếc lồng ấp thời Nguyễn tìm thấy tại Huế, dạng hình lục giác vai nở bo tròn nhỏ dần về đáy, miệng bát giác, không thấy nắp.

Kho báu trong lăng Thoại Ngọc Hầu: Bí ẩn đồng tiền Minh Đức thông bảo

Đồng Minh Đức thông bảo do Nguyễn Nhạc phát hành. Ảnh: Lương Chánh Tòng 

Sự xuất hiện của đồng tiền Minh Đức thông bảo trong đồ tùy táng của bà Châu Thị Vĩnh Tế (vợ ông Thoại Ngọc Hầu) là một hiện tượng lạ, gây bất ngờ cho các nhà khoa học. 

Hai loại tiền Minh Đức thông bảo 

Đồ tùy táng là đồ dùng được chôn theo người chết, đó là những món đồ mà người chết lúc sinh thời ưa thích, thường dùng hoặc là món đồ có liên quan đặc biệt với người quá cố. 

Kho báu trong Lăng Thoại Ngọc Hầu: Hé lộ đời sống cách đây hàng trăm năm

Đồng tiền châu Âu, một cổ vật tìm thấy trong lăng Thoại Ngọc Hầu và phu nhân Châu Thị Vĩnh Tế Ảnh: Lương Chánh Tòng 

Bà Châu Thị Vĩnh Tế mất trước ông Thoại Ngọc Hầu 3 năm (bà mất năm 1826, ông mất năm 1829), tuy nhiên vẫn chưa rõ tài sản của ông và bà được chôn cùng lúc hay chôn riêng rẽ theo đám tang từng người.

Các nhà khảo cổ học thật sự kinh ngạc khi nhìn thấy từng món đồ lấy lên từ hố khai quật lăng Thoại Ngọc Hầu vì mức độ phong phú và đa dạng của chúng, từ đồ sinh hoạt cá nhân, đồ được tặng biếu, được ban thưởng, đồ quý kim làm của để dành, đồ kỷ niệm, đồ y tế, đồ dùng trong thú vui thưởng ngoạn...