16 thg 3, 2017

Kho báu trong lăng Thoại Ngọc Hầu: Khắc tên trên bảo vật trấn quốc

Đã có nhiều tác phẩm viết về sự nghiệp và công lao của Thoại Ngọc Hầu, tuy nhiên cuộc sống đời thường của ông ít ai biết.


Chỉ đến khi kho báu đồ sộ trong lăng mộ ông được khai quật và giải mã, người ta mới hình dung phần nào đời sống của nhân vật lẫy lừng này. 

15 thg 3, 2017

Đom đóm bay quanh trên ao bèo xa

Đom đóm bay quanh trên ao bèo xa
Khi bao người dìu dịu giấc nam kha
Mộng triền miên say sưa dưới mái vàng
Ánh trăng khuất chìm vào rặng tre cuối làng

Đó là bức tranh thôn quê thân thương qua lời ca trong bài Trăng về thôn dã. Đom đóm bay trên ao bèo, nó mộc mạc đơn sơ mà đẹp làm sao. Đối với những người giã từ thôn quê đã lâu để sống ở thành phố, quá quen với ánh đèn sân khấu rực rỡ thì hình ảnh này càng gợi nên một không gian - thời gian hiền hòa của một thuở êm đềm xa xưa.

Tui nghĩ rằng anh Hà Duy Thiện cũng có những suy nghĩ tương tự như thế khi đặt tên cho khu vườn của mình là Vườn Đom đóm. 


Phiên chợ nón chỉ họp lúc nửa đêm ở Bình Định

Những người bán và mua nón trao đổi bằng giọng “xứ Nẫu” thân quen dưới ánh đèn dầu leo lắt ở phiên chợ nón An Hành Tây (Phù Cát, Bình Định).

Chợ nón làng An Hành Tây (Ngô Mây, Phù Cát, Bình Định) họp từ nửa đêm (khoảng 2h) và kết thúc khi trời vừa hửng sáng. 

Hóc Răm - điểm du lịch mới nổi xứ 'hoa vàng cỏ xanh'

Hồ Hóc Răm được xây nào năm 1995 để phục vụ sản xuất nông nghiệp thì nay đã phát triển thành một điểm du lịch mới, thu hút đông đảo du khách trẻ tuổi đến tham quan, vui chơi.

Hồ Hóc Răm thuộc xã Hòa Tân Tây, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên hiện thu hút rất đông du khách về tham quan, tổ chức dã ngoại, chụp hình. Khách đổ về đây thường vào cuối tuần. Hóc Răm nhìn như dòng thác nhiều tầng. 

Vẻ kỳ vĩ ở nơi sông Đà chảy vào đất Việt

Tìm đến Ka Lăng - Thu Lũm ở Mường Tè, Lai Châu mùa nước đổ, du khách được chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang lấp lánh nước, thử thách mình trên các cung đường.

Huyện Mường Tè nằm ở khu vực xa nhất ở Lai Châu, được ví von là nơi cuối trời Tây Bắc mang một vẻ đẹp kỳ vĩ và thiêng liêng. Nơi đây còn là vị trí trọng yếu đối với an ninh quốc phòng biên giới Việt – Trung. 

Ứa nước bọt với gỏi cá trích Đức Minh ở bãi biển

Dưới bãi biển mát rượi, khách thong thả "xúc" gỏi cá trích và đủ loại rau thơm cuộn trong miếng bánh tráng mỏng chấm mắm cốt đưa vào miệng rồi tận hưởng dư vị ngọt lành khi về với Đức Minh, Quảng Ngãi. 

Món gỏi cá trích ở vùng biển Đức Minh - Ảnh: Võ Quý Cầu 

Mùa xuân, ở vùng biển ngang Đức Minh, khi con sóng không còn réo gào nữa mà chuyển sang êm dịu, cũng là lúc đàn cá trích từ ngoài biển xa bơi vào trong vùng biển gần bờ.

Ghé Hà Giang tìm lanh thổ cẩm nổi danh cả trời Tây

Sản phẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Mông (Hà Giang), thấm đượm tinh thần văn hóa Việt đã trở nên nổi tiếng trong nước và quốc tế.

Hà Giang ngoài khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ còn nổi tiếng với vải lanh thổ cẩm được sản xuất bởi HTX lanh Lùng Tám (thôn Hợp Tiến, xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ).

Nhà thờ Lớn Hà Nội – Điểm đến xuyên 3 thế kỷ

Trong danh sách 7 nhà thờ nổi tiếng của Hà Nội được một số tờ báo trong và ngoài nước bình chọn, Nhà Thờ Lớn Hà Nội luôn đứng đầu danh sách bởi đây là một trong những công trình xưa nhất của Thủ đô nhưng vẫn mang đầy đủ dáng vẻ quý tộc đầy cổ kính, kiêu sa, cũng như những nét độc đáo, tiêu biểu trong kiến trúc đã từng một thời là biểu tượng của Hà Nội. 

Nhà Thờ Lớn được xây dựng vào năm 1884 và khánh thành đúng ngay dịp Lễ Giáng Sinh năm 1887. Đây là một trong những công trình kiến trúc phương Tây đầu tiên được xây dựng tại Hà Nội. Trải qua bao năm tháng, Nhà thờ Lớn Hà Nội được ví như "nhân chứng" xuyên 3 thế kỷ, chứng kiến sự “thay da đổi thịt” từng ngày của Thủ đô.

Tên nguyên thuỷ của Nhà Thờ Lớn là Nhà thờ Thánh Giu-se (Saint Joseph), do Giáo hoàng Innocentinus XI đã từng tôn phong Thánh Joseph là Thánh Bảo trợ nước Việt Nam và các nước lân cận. Chính vì vậy, ngôi thánh đường lớn nhất Hà Nội này được tôn phong là "Nhà thờ lớn kính Thánh Giuse" và là Nhà Thờ Chính Toà của Tổng Giáo phận Hà Nội.

Nhà thờ lớn Hà Nội nằm tọa lạc trên phố Nhà Chung, cách Hồ Gươm khoảng 5 phút đi bộ.

Các sinh hoạt văn hóa truyền thống trong đám cưới truyền thống của người Tày

Cưới xin là một tập tục tốt đẹp trong đời sống. Cưới xin không chỉ thể hiện đời sống tâm linh, đánh dấu sự kiện quan trọng của một đời người mà còn là ngày hội của họ hàng, của dân tộc và các sinh hoạt nghệ thuật không thể thiếu trong đám cưới người Tày ở xã Tĩnh Bắc, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.

Trong đám cưới truyền thống của người Tày không thể thiếu các sinh hoạt văn hóa truyền thống như: hát lượn, hát sli, hát đối đáp, ông quan lang hát lượn dặn dò cô dâu chú rể, những bài mời trầu, mời cơm, hát bài lễ bái tổ tiên và họ hàng. Còn thanh niên nam nữ họ hát đối đáp nhau, mời rượu, chúc tụng cô dâu, chú rể, họ tổ chức các trò chơi dân gian mang đậm nét văn hóa truyền thống của dân tộc.

Ngoài ra còn có "pả me" trong đám cưới người Tày. "Pả me" là người phụ nữ thay mặt bố mẹ cô dâu thực hiện mọi nghi lễ trong đám cưới, nếu như trong đám cưới của người kinh đại diện nhà gái theo cô dâu về nhà chồng có thể là nam giớ hay nữ giới thì trong đám cưới người Tày người đại diện là "pả me" trước tiên phải là người biết hát văn"hết văn đảm bái" hát văn đám cưới, họ là những người lớn tuổi có đức độ uy tín trong vùng, pả me phải là những người rất đứng đắn, lịch sự có khả năng ứng đối am hiểu phong tục tập quán của địa phương. Ngoài ra, phải đáp ứng một số tiêu chuẩn như có chồng con cháu quây quân hạnh phúc.

14 thg 3, 2017

Hồ nước long lanh ngàn cánh vàng

Thủy điện Ankroet là nhà máy thủy điện đầu tiên của Đông Dương, hoàn thành năm 1945. Nó nhỏ xíu và nằm sâu trong thung lũng Suối Vàng (Lạc Dương, Lâm Đồng). Nhà máy lấy nước từ hồ đập Đan Kia để vận hành hai turbine với tổng công suất thiết kế ban đầu là 600 KW (bằng 1% công suất thiết kế của các nhà máy thủy điện nhỏ hiện nay!).

Như nhiều công trình thủy điện khác, hồ thủy điện tạo thành một cảnh quan thiên nhiên đẹp và là điểm tham quan du lịch hấp dẫn, hồ đập Ankroet cũng thế.