25 thg 7, 2016

Khám phá đồi chè Đông Giang

Nằm bên con đường chạy ngang xã Ba, ngược lên trung tâm huyện lỵ Đông Giang, đồi chè này được xem là điểm dừng chân của nhiều dân “phượt” trên cung đường khám phá núi rừng Tây Quảng Nam. 

Đồi chè miên man trải dài trên triền đồi - Ảnh: THANH LY 

Một sớm mùa hạ, hân hoan trên cung đường quốc lộ 14G, dừng lại bên lề Dốc Kiền, nơi giáp ranh giữa Đà Nẵng và Quảng Nam, chợt giật mình nhớ câu hát: “Đây Đông Giang quê hương tôi. Hoa đẹp nắng vàng, bình minh đã tới chan hòa khắp nơi. Bạn ơi hãy đến Đông Giang quê tôi... ”.

Hà Nội có trà đá, Thành Nam có trà hòm

Nếu như Hà Nội có trà đá vỉa hè, Sài Gòn có cà phê bệt trở thành nét văn hoá vỉa hè bình dân thì ở mảnh đất Nam Định lại có thứ “đặc sản” với tên gọi rất lạ... trà hòm. 

Những quán trà hòm được bán quanh nhà máy dệt Nam Định đang dần biến mất. Khi nhà máy này đang bị đập bỏ - Ảnh: NAM TRẦN 

Nó là một phần thành Nam xưa, gắn liền với lịch sử nhà máy dệt Nam Định và những ký ức tự hào một thời của một nhà máy dệt từng lớn nhất Đông Dương.

Đắm chìm vào dòng thác 7 tầng A Nor hoang sơ ở Huế

Nếu đến Huế bạn không chỉ đắm chìm vào khung cảnh thơ mộng của sông Hương, chùa Thiên Mụ, lăng tẩm,... mà còn được đắm mình vào dòng thác 7 tầng hoang sơ A Nor ở A Lưới. 

A Lưới là một huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế, giáp với Lào và cách thành phố Huế hơn 70km. Ở A Lưới bạn sẽ được đắm chìm vào dòng thác 7 tầng A Nor và thưởng thức xôi nếp cẩm và gà nướng than thơm phức.

Đến thác A Nor bạn đi theo đường Minh Mạng, ra quốc lộ AH1 rồi rẽ cầu Tuần, đi thẳng sẽ tới huyện A Lưới.

Cung đường khá dễ đi, tuy phải vượt qua nhiều đoạn đèo khác nhau, nhưng đèo ở đây khá thấp và không ngoằn nghèo hay dựng ngược so với đường đèo phía Bắc. Đi trong những ngày hè nắng nóng, bạn cần phải chuẩn bị áo dài và quần dài tay, găng tay và khẩu trang, đừng quên mang theo cả nước uống.

Linh Quy Pháp Ấn - Lạc bước giữa chốn bồng lai

Chùa Linh Quy Pháp Ấn ẩn mình ở xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng khiến bao du khách mê mẩn với vẻ đẹp tựa chốn bồng lai tiên cảnh. 

Chùa Linh Quy Pháp Ấn tọa lạc tại xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng. Chùa nằm trên ngọn đồi cao với đồi chè, cà phê, cây cối xanh mát bao phủ xung quanh. Linh Quy Pháp Ấn mang nét đẹp độc lạ, bí ẩn với cảnh thiên nhiên mờ ảo và tuyệt đẹp tựa chốn bồng lai tiên cảnh. Chùa được nhiều du khách tham quan ví von như một cổng trời bí ẩn của thành phố ngàn hoa Đà Lạt. 

Khung cảnh thiên nhiên mờ ảo, tuyệt đẹp tựa chốn bồng lai tiên cảnh, chùa Linh Quy Pháp Ấn hút hồn bao du khách, đặc biệt là giới trẻ. 

24 thg 7, 2016

Về Vĩnh Long thăm miệt vườn hái chôm chôm thỏa thích

Về Vĩnh Long những ngày này, đi đến đâu bạn cũng bắt gặp những những vườn chôm chôm chín đỏ bắt mắt. Du khách có thể tới tham quan, tự tay hái chôm chôm và thưởng thức ngay tại vườn. 

Nằm cách trung tâm Sài Gòn 130 km, chỉ mất hơn 3 giờ chạy xe là bạn có thể đến được Vĩnh Long. Tới nơi, bạn có thể lên xuồng hoặc đò máy xuôi theo dòng sông Tiền để đến những miệt vườn nằm ven sông. 


Tạm gác ồn ào tấp nập của chốn phồn hoa đô thị, tìm về miệt vườn những ngày này du khách sẽ được nghỉ ngơi trong không gian thoáng đãng, vừa thư thái vừa thưởng thức “mệt nghỉ” chôm chôm – đặc sản nổi tiếng của Vĩnh Long. 

Say lòng vẻ đẹp kỳ thú của động Đá Bạc Hòa Bình

Cách Hà Nội không xa, có một địa danh với nét đẹp độc đáo ví như bồng lai tiên cảnh, gắn với truyền thuyết tiên giáng trần và linh thiêng với loài hoa Ưu Đàm ngàn năm nở một lần mang tên động Đá Bạc Hòa Bình. 

Vào năm 1990, một người dân địa phương đã phát hiện ra động Đá Bạc. Động dài khoảng 70m với tầng tầng lớp lớp các cung phòng nhỏ nằm sâu bên trong. Nơi rộng nhất của động là 22m, nơi cao nhất là 15m.

Với nét đẹp kỳ thú, độc đáo, động Đá Bạc tọa lạc trong lòng núi Cóc thuộc huyện Lương Sơn, Hòa Bình đã góp phần làm phong phú thêm hệ thống điểm du lịch ở Hòa Bình, thu hút đông đảo du khách tham quan. 

Động Đá Bạc nằm trong lòng núi Cóc, ẩn mình giữa đại ngàn Lương Sơn, Hoà Bình. 

Ốc Mai Châu - món quà ngày hè từ núi rừng

Những ai từng đến Mai Châu hay các vùng nhiều người Thái sinh sống, hẳn đã một lần nghe đến món ốc núi hấp chấm mắm gừng. 

Từ lâu, huyện vùng cao Mai Châu của tỉnh Hòa Bình đã trở thành một điểm sáng của du lịch cộng đồng miền Bắc, nơi du khách được sống trọn vẹn những ngày nghỉ giữa làng bản của đồng bào Thái. Ở các bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Bước của Mai Châu, đừng quên trải nghiệm những món ăn đã trở thành kinh điển trong văn hóa ẩm thực của dân tộc này. 

Ốc núi là một nét đặc biệt của Mai Châu. Ảnh: Dân Việt 

‘Đành giã từ nhau chợ nổi Cái Răng...’

“Đành giã từ nhau chợ nổi Cái Răng/ Cô Sáu cười nụ đồng tiền lúng liếng/ Anh Bảy tròng trành cưa ly rượu đế/ Giá mà ta treo bẹo được lòng nhau…”, câu thơ của Huỳnh Kim từng bao phen khiến khách lạ một lần ghé chợ nổi Cái Răng nghe lòng lao đao.

Một cái chợ độc đáo, sầm uất nhất trên sông nước miền Tây nuôi sống nhiều thế hệ, chở những câu chuyện nặng tình người, tình xứ sở. Thế nên cái tin mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyết định công nhận chợ nổi Cái Răng (quận Cái Răng, TP Cần Thơ) là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia với khách xa và người già, trẻ nít sinh sống xứ này, kể cũng chẳng có gì lạ.

La-de Con Cọp - Mời anh nâng ly

Trước năm 1975, người miền Nam ít khi nói đến từ bia, mà nói là la-de nhưng viết thì là la-ve. Rủ nhau đi làm ít la-de, nhâm nhi la-de, mời anh nâng ly...

Khúc đường Phạm Ngũ Lão - Bùi Viện bây giờ là phố Tây ba lô, trước năm 1975 vốn là khu ăn nhậu sầm uất, chiều chiều bàn ghế bày ra đầy vỉa hè, khách bình dân hay trung lưu vẫn tạt vào. Món nhậu bình dân khoái khẩu của người Sài Gòn lúc đó là uống la-de Con Cọp nhắm với tôm khô củ kiệu (bây giờ thì cả la-de Con Cọp không còn và món tôm khô củ kiệu cũng dần mai một trên bàn nhậu). Giống như Honda được gọi cho xe máy, la-de cũng được gọi cho bia nhưng từ đâu mà lại có chữ la-de?

La-de từ đâu anh tới?

Giả thuyết thứ nhất cho rằng xuất phát từ cụm từ beer Lager, Lager là một dòng bia nhẹ kiểu Đức, nên người ta nói chệch từ lager thành la-de.

'Xôi nhà xác' vừa ăn vừa run

Nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi xung quanh con đường Trần Phú (Quận 5, Tp.HCM) là những trại hòm, nhà tang lễ, các cửa hàng kinh doanh đồ tang, xe đưa tang,... lại “thò ra” một quán xôi nhỏ nằm lọt thỏm ở giữa. Đó là “xôi nhà xác”!

Quán xôi gần 40 năm lịch sử

"Xôi nhà xác" vừa ăn vừa run. Ảnh: NGUYỄN TRÀ

"Xôi nhà xác”? Thực ra chỉ cần ghe đến cái tên nhiều người đã không khỏi rùng mình ớn lạnh. Nhưng độ “hot” và độ ngon của món xôi này thì miễn bàn.

Quán xôi ở địa chỉ 409 Trần Phú (Quận 5, TP.HCM). Con đường này khá vắng người qua lại vì hầu như xe tang lúc nào cũng đậu ven đường, khách đến mua xôi rồi đi, chẳng mấy người rảnh đứng tại chỗ ăn xôi vì xung quanh chỉ toàn quan tài, đồ tang, nhang đèn…