23 thg 5, 2016

Độc đáo nghề thả câu trăm lưỡi ở miền Tây Nghệ An

Không chỉ có quăng chài, thả lưới, bà con sống gần các con sông, con suối ở miền Tây Nghệ An như Mỹ Lý (Kỳ Sơn), Hủa Na (Quế Phong)... còn có một nghề khá độc đáo khác đó là nghề thả câu vương. Bộ câu vương, hay còn có tên gọi khác là câu trăm lưỡi (mỗi một bộ câu có hàng trăm chiếc lưỡi sắc nhọn) thích hợp cho việc đánh bắt ở những con sông có độ dốc cao và mục đích chính là đánh bắt các loài cá đi sát dưới đáy sông. Hay còn gọi câu vương là sát thủ của những con cá tiền triệu.

Trên những con thuyền 3 lá, người đàn ông nhẹ nhàng nâng từng đoạn câu. 

Làng trống nổi danh nhất Bắc Trung bộ chỉ còn là dĩ vãng

Thời Pháp thuộc, làng nghề làm trống xã Nghi Đức (thành phố Vinh) nức tiếng cả vùng Bắc Trung bộ. Năm tháng đi qua, làng trống xưa chỉ còn chưa đến 10 nhà giữ nghề truyền thống này. 

Theo lời kể của các nghệ nhân trong vùng, nghề làm trống Nghi Đức có cách đây hơn 100 năm, tính đến nay đã có trên dưới 10 thế hệ gắn bó với nghề này. Thuở ấy, từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, rất nhiều người đổ về Nghi Đức mua trống, học nghề. Trống Nghi Đức đã từng nức tiếng cả một dải Bắc miền Trung và kéo dài cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước.

Làm trống chia ra nhiều công đoạn: ra gỗ, lắp ghép vỏ trống, bào vỏ trống, thuộc da bò, làm trơn vỏ, bịt mặt trống, làm trơn và đẹp trống. Mỗi công đoạn cần sự tỉ mỉ, khéo léo mới tạo ra được một chiếc trống ưng ý. Trống được làm bằng gỗ mít, đai trống dùng bằng dây mây, mộng chốt trống được làm từ tre...

Da bò là nguyên liệu không thể thiếu đối với nghề làm trống. Trước khi tang vào trống da bò được phơi nắng trong 2 ngày. 

22 thg 5, 2016

Kỳ thú “công viên đá” Hang Rái

Với cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và địa chất độc đáo, “công viên đá” Hang Rái đang trở thành điểm khám phá mới trong bản đồ của giới du lịch bụi ở Ninh Thuận. 


Để xuống được tầng dưới của quần thể đá, du khách phải cẩn trọng trèo qua các mỏm đá nhọn - Ảnh: HUYỀN TRANG 

Tháng 5, bầu trời cao trong và nắng vàng như ướp mật. Khởi hành từ TP Nha Trang (Khánh Hòa), chúng tôi vượt cung đường dài 100km ngang qua núi đồi, biển đảo và cả những đồng ruộng xanh mướt mắt để đến với Hang Rái.

Nhìn từ xa, cả nhóm hơi thất vọng khi “công viên đá” với một khối đá lớn xù xì hiện ra trông chẳng có gì hấp dẫn. Thế nhưng khi đặt chân lên đó, mọi người đã không khỏi kinh ngạc trước vẻ độc đáo mà tự nhiên đã kỳ công sắp đặt.

Theo dấu chí sĩ yêu nước Nguyễn Thông

Ông không chỉ là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động xã hội có tầm ảnh hưởng lớn mà còn là một chí sĩ yêu nước của thế kỉ XIX. Tìm về lăng mộ ông ở thôn Phú Hài – TP Phan Thiết – Bình Thuận, chúng tôi được biết nhiều điều bí ẩn xung quanh mộ ông…

Về Phú Hài, ngắm nhìn cảnh vật sông núi nơi có ngôi mộ chí sĩ yêu nước Nguyễn Thông, chúng tôi thật chạnh lòng khi nghe người trông mộ họ Nguyễn kia kể lại những câu chuyện bí ẩn từ lúc ông trông mộ. Mấy ai biết rằng ngôi mộ của Nguyễn Thông đã từng bị kẻ xấu chỉ vì lòng tham mà phá hủy…

Chuyện người trông mộ

Buổi trưa chúng tôi ghé thăm mộ Nguyễn Thông thì cổng vào khu mộ đã được đóng kín. Từ ngoài nhìn vào, chúng tôi thấy bờ tường khuôn viên và cả khu mộ đều được quét vôi màu vàng. Dò hỏi, chúng tôi được biết người trông coi khu mộ Nguyễn Thông chính là ông Võ Văn Vinh (còn gọi Tám Vinh) (sinh 1954) ở cạnh đó chưa tới 50m.

Khu di tích lăng mộ chí sĩ yêu nước Nguyễn Thông nhìn từ ngoài vào

Thích mê những trái đào rừng chín mọng ở chợ vùng cao

Không chỉ có màu sắc bắt mắt, những trái đào rừng còn có hương vị ngọt, thơm rất đậm đà, gây "nghiện" cho người thưởng thức. Tháng 5, chính là thời điểm những trái đào chín rộ và cho thu hoạch. 

Cứ đến độ tháng 5, du khách có dịp lên Tây Bắc sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh sườn núi ngập sắc xanh, đỏ của những trái mận, đào. Khung cảnh đẹp nên thơ này không chỉ thu hút khách du lịch muốn lên ngắm cảnh đẹp vùng Tây Bắc, mà các thương lái cũng đổ xô lên vùng núi để thu mua những trái mận, đào tươi ngon vận chuyển về xuôi. 

Ở khắp các khu chợ Điện Biên, Sơn La… đào, mận được bày bán, nhìn những rổ đào, mận chín mọng ai cũng thèm thuồng. Trước đây, đào được bán trên thị trường chủ yếu là đào phát triển tự nhiên trong rừng, những cây đào cổ này cho ra những trái đào có lông, càng chín càng có màu đỏ đậm, ruột vàng. Nhưng ngày nay, người dân đã cấy, ghép tạo ra nhiều giống đào như: đào lai mận, đào Pháp, đào Bích Nhị. 

Trời mưa lâm râm, cây trâm có trái...

Đi dạo qua khu vực ăn uống lề đường của khu phố Tàu (Chinatown) ở Bangkok (Thái Lan), đoàn du khách Đồng Nai chúng tôi bỗng bắt gặp một bất ngờ thú vị: Bên cạnh những loại trái cây truyền thống của Thái như sầu riêng, tha la, vải... bày bán trên quày, còn có mặt những bịch ni lông đựng trái trâm chín đen sậm. Mỗi một bịch chừng 100gam kèm theo túi muối ớt được bán với giá 20 bath (khoảng 8.000đồng VN). Ông Lý Văn Dừa, cựu giám đốc nhà máy đường Tân Thành (TP. Biên Hòa) ngạc nhiên kêu lên: "Trời ơi, loại trái cây chỉ có ở miền Đông mình mà bên Thái Lan này cũng có. Mà họ bày bán coi lịch sự quá! Chớ hồi nhỏ ở Phú Hội, mùa này có mấy bà già đem chừng một rổ trâm bán trước cổng trường học. Trâm được đong bằng cái chén đá rồi trút vô miếng lá chuối quấn thành hình cái loa. Đám học trò tụi này cứ vậy mà bóc ăn, chát chát, ngọt ngọt, miệng mồm đứa nào đứa nấy tím ngắt, đen thui...".

Trái trâm trên cây

Người cán bộ hưu trí 78 tuổi này, tham gia cách mạng từ lúc còn là một thiếu niên rồi được học tập ở miền Bắc, đưa sang Liên Xô đào tạo rồi về nước tham gia điều hành các cơ sở công nghiệp ở thành phố, đô thị bỗng chặt lưỡi: "Phải trên năm mươi năm rồi tôi mới nhìn thấy lại trái trâm. Không ngờ lại nhìn thấy nó ở Thái Lan".

Mãng cầu xiêm trên vùng đất badan

Khoảng 3 - 4 năm nay, mãng cầu xiêm trở thành mặt hàng trái cây của Xuân Bảo (huyện Cẩm Mỹ) có chỗ đứng trên thị trường TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông và vươn xa ra cả miền Trung. Hầu hết các lò mứt kẹo ở TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương hiện nay đều "ăn" mãng cầu xiêm nguyên liệu của Xuân Bảo, do trái mãng cầu xiêm trồng trên đất badan có trái lớn, múi to thuận lợi cho thao tác tách múi làm mứt. Đặc biệt, nguồn nguyên liệu ở Xuân Bảo dồi dào, ổn định. Còn những sạp bán trái cây tươi thì thích mãng cầu xiêm Xuân Bảo vì trái nở nang, màu xanh tươi lại có hương vị thơm, ngọt đậm đà không pha lẫn vị chát, hôi như mãng cầu xiêm miền Tây mới ghép trên thân cây bình bát.

Ông Hai Chấn bên cây mãng cầu Xiêm.

21 thg 5, 2016

4 món ngon níu chân du khách khi ghé Kiên Giang

Bún cá, nấm tràm, bánh thốt nốt hay cà xỉu là những món ngon lạ miệng, quen thuộc và rất phù hợp với du khách khi có dịp du hí đến miền đất Kiên Giang. 

Bún cá

Bún cá có mặt ở hầu hết các tỉnh miền Tây nhưng mỗi vùng miền lại có cách nấu món bún này khác nhau. Bún cá Kiên Giang ngon nhất phần thịt cá tươi, đó là những con cá lóc béo tròn được bắt trên các dòng sông, đồng ruộng.

Cá thường được luộc chín, cắt lát và róc hết xương. Nước dùng khá đơn giản là dùng nước luộc cá cùng với hành tỏi phi thơm và một ít gạch tôm tạo màu bắt mắt. 

Bát bún cá có giá khoảng 20.000 đồng. 

Trái ươi đặc sản rừng

Từ nhiều năm nay rừng Đồng Nai đã đóng cửa. Người "làng rừng" vùng chiến khu Đ không còn mấy ai được vào lượm trái ươi rụng đầy dưới gốc cây khi ve sầu bắt đầu cất tiếng hát. Nhưng không phải năm nào cũng có, "mùa ươi" có khi hai, ba năm mới trúng một lần. Do vậy, trái ươi ngày càng đắt đỏ.

Trái ươi phơi khô và ngâm nước nở ra làm thức uống giải nhiệt tốt.

Người viết đã một lần được theo chân các cán bộ kiểm lâm của Lâm trường Vĩnh An cho vào rừng để săn ươi. Nói là săn bởi vì trái ươi đã hiếm lắm rồi. Để hái trái còn tươi nguyên, các thợ săn phải leo lên cây mé nhánh. Ươi là loại thân cây to, cao cả chục mét. Do vậy, để mé được nhánh, thợ săn leo trèo giỏi. Mỗi cây có thể cho từ 30- 50kg trái tươi. Trái ươi tươi đem về phơi vài nắng, khô lại còn bằng đầu ngón tay giữa của người lớn thì có thể cất vào nơi khô ráo hàng tháng có khi vài năm vẫn không bị hư.

Giữ rừng mùa ươi...

Hằng năm, từ giữa tháng 4 đến tháng 5, cây ươi (còn gọi là đười ươi, lười ươi) có quả già, chín và rơi rụng theo những cơn gió. Do thời tiết năm nay khắc nghiệt nên ươi đậu quả ít. Mặc dù vậy, lực lượng bảo vệ rừng tại Vườn quốc gia Cát Tiên và Khu bảo tồn Thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai vẫn thường xuyên tuần tra, chốt trực để ngăn chặn kịp thời những đối tượng vào rừng chặt phá cây ươi.
Ươi ra quả ít

Vượt đường rừng gần 15 km qua các khu vực trảng cỏ, lồ ô… cuối cùng chúng tôi cũng đến được vùng đồi Đất Đỏ là nơi có nhiều cây ươi. Càng tiến sâu vào rừng, chúng tôi càng nhìn thấy cây ươi mọc nhiều hơn. Kiểm lâm viên Lại Văn Kiệt, Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên cho hay, trái ươi già chín sẽ theo hướng gió bay xa với khoảng cách khoảng 10 m. Khi gặp môi trường có độ ẩm thích hợp hạt ươi sẽ nẩy mầm và lớn lên thành cây. Do vậy, cây ươi mọc rải rác khắp nơi trong rừng.

Gần khu vực Trạm kiểm lâm Đồi Đất Đỏ, có nhiều cây ươi lâu năm, thân cây to bằng hai người ôm và vươn lên cao từ 30 - 40 m, thẳng tắp. Cành, lá và quả của cây ươi đều tập trung trên ngọn cao, muốn hái được trái phải leo đến gần ngọn cây. Thế nhưng, do trái ươi bán được với giá cao nên không ít người bất chấp nguy hiểm lẻn vào rừng để trèo hái ươi. Kiểm lâm viên Đinh Sỹ Đạt chia sẻ: “Trái ươi thường thu hoạch vào cuối mùa khô và đầu mùa mưa. Thời điểm này, hiện tượng thời tiết thường xảy ra là gió kèm theo mưa, ươi gặp nước là nở ra hư hết. Có những năm trái ươi được giá, nhiều người lại đổ xô đi hái ươi, hái cả trái xanh”.

Lực lượng kiểm lâm VQG Cát Tiên đang tuần tra khu vực có nhiều cây ươi