Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Lao động Đồng Nai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Lao động Đồng Nai. Hiển thị tất cả bài đăng

9 thg 10, 2019

Triệu Gia Trang - nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống

Từ đường Nhà thờ họ Triệu tại Triệu Gia Trang (ấp Vĩnh Hiệp, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu) vinh dự được Tổng Thư ký Liên hiệp UNESCO Thế giới và Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam công nhận và trao bằng bảo trợ di tích lịch sử, văn hóa. Đây được xem là phần thưởng nhằm khích lệ Triệu Gia Trang góp phần vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống của dân tộc. Triệu Gia Trang cũng là đơn vị tư nhân đầu tiên được nhận bằng bảo trợ này.

Từ đường “Triệu Gia Trang”


Tọa lạc tại hương lộ 9, ấp Vĩnh Hiệp, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, Triệu Gia Trang mang đặc trưng của lối kiến trúc Phật giáo. Khách đến Triệu Gia Trang có thể lầm tưởng đây là một ngôi chùa, bởi sự bề thế, khang trang của nơi thờ tự này (toàn bộ Triệu Gia Trang tọa lạc trên diện tích 5 ha). Tuy nhiên, đây chỉ là nơi thờ tự mang tính tư nhân của ông Trịnh Hữu Hòa, chủ nhân Triệu Gia Trang. Nơi thờ tự này được ông đặt cho tên gọi là Nam Minh Ðiện. 

Ông Trịnh Hữu Hòa bên bức tượng Quan Âm Bồ Tát bằng ngọc bích lớn nhất thế giới

Người điêu khắc tượng tài hoa

Mới đây, nghệ nhân Nguyễn Văn Minh (xã Phước Tân, TP. Biên Hòa) đã được Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam trao bằng chứng nhận, phong tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú vì đã có công truyền dạy và bảo tồn nghề tiểu thủ công nghiệp điêu khắc đá. Anh chính là người điêu khắc nên bức tượng Quan Âm Bồ Tát bằng ngọc bích lớn nhất thế giới, hiện đặt tại Nam Minh Điện, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu.

Người có duyên tạc tượng Phật


Những ai đã có dịp được chiêm ngưỡng bức tượng Quan Âm Bồ Tát bằng ngọc bích lớn nhất thế giới do nghệ nhân Nguyễn Văn Minh điêu khắc sẽ không khỏi trầm trồ, ngưỡng mộ. Bức tượng không chỉ tinh xảo đến từng chi tiết mà còn rất có hồn, khiến cho người chiêm ngưỡng có cảm giác thân thiết đến kỳ lạ. Đó là điều mà không phải người thợ điêu khắc nào cũng làm được…

Chủ sở hữu bức tượng Quan Âm nổi tiếng nói trên là ông Trịnh Hữu Hòa, một Phật tử mộ đạo. Sau khi tìm mua được một khối ngọc bích nặng khoảng 11,5 tấn từ Canada, ông Hòa đã đi nhiều nước để tìm thợ chế tác. Ông đã đến “xứ sở” của những pho tượng Phật là Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc để tìm thợ. Tuy nhiên, việc tìm thợ chế tác tượng là rất khó khăn. Ông kể: “Tôi đã đến xưởng chế tác Phật ngọc của công ty chế tác Jade Thongtawee ở Thái Lan, đây là nơi chế tác tượng Phật ngọc nổi tiếng Vì Hòa bình Thế giới. Tuy nhiên, công ty cho biết là họ cũng chưa tạc tượng Phật Bà Quan Âm bao giờ. Họ yêu cầu khối ngọc phải được vận chuyển và mang đến xưởng của họ. Nếu tạc thì mất ít nhất 2 năm và mỗi tuần tôi phải sang nghiệm thu 1 lần”.

21 thg 5, 2016

Giữ rừng mùa ươi...

Hằng năm, từ giữa tháng 4 đến tháng 5, cây ươi (còn gọi là đười ươi, lười ươi) có quả già, chín và rơi rụng theo những cơn gió. Do thời tiết năm nay khắc nghiệt nên ươi đậu quả ít. Mặc dù vậy, lực lượng bảo vệ rừng tại Vườn quốc gia Cát Tiên và Khu bảo tồn Thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai vẫn thường xuyên tuần tra, chốt trực để ngăn chặn kịp thời những đối tượng vào rừng chặt phá cây ươi.
Ươi ra quả ít

Vượt đường rừng gần 15 km qua các khu vực trảng cỏ, lồ ô… cuối cùng chúng tôi cũng đến được vùng đồi Đất Đỏ là nơi có nhiều cây ươi. Càng tiến sâu vào rừng, chúng tôi càng nhìn thấy cây ươi mọc nhiều hơn. Kiểm lâm viên Lại Văn Kiệt, Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên cho hay, trái ươi già chín sẽ theo hướng gió bay xa với khoảng cách khoảng 10 m. Khi gặp môi trường có độ ẩm thích hợp hạt ươi sẽ nẩy mầm và lớn lên thành cây. Do vậy, cây ươi mọc rải rác khắp nơi trong rừng.

Gần khu vực Trạm kiểm lâm Đồi Đất Đỏ, có nhiều cây ươi lâu năm, thân cây to bằng hai người ôm và vươn lên cao từ 30 - 40 m, thẳng tắp. Cành, lá và quả của cây ươi đều tập trung trên ngọn cao, muốn hái được trái phải leo đến gần ngọn cây. Thế nhưng, do trái ươi bán được với giá cao nên không ít người bất chấp nguy hiểm lẻn vào rừng để trèo hái ươi. Kiểm lâm viên Đinh Sỹ Đạt chia sẻ: “Trái ươi thường thu hoạch vào cuối mùa khô và đầu mùa mưa. Thời điểm này, hiện tượng thời tiết thường xảy ra là gió kèm theo mưa, ươi gặp nước là nở ra hư hết. Có những năm trái ươi được giá, nhiều người lại đổ xô đi hái ươi, hái cả trái xanh”.

Lực lượng kiểm lâm VQG Cát Tiên đang tuần tra khu vực có nhiều cây ươi