9 thg 5, 2016

Lặng lẽ mùa cá bay

Dân sành điệu về ẩm thực đồng quê cho rằng Đồng Nai có ít nhất là hai món ăn được kết hợp từ sản vật thiên nhiên tại chỗ rất độc đáo mà không nơi nào khác có được. Đó là món chem chép nấu điều của người dân vùng mặn lợ ở các xã cận kề Chiến khu rừng Sác thuộc huyện Nhơn Trạch. Còn vào mùa mưa, ở Vĩnh Cửu - vùng cửa ngõ vào Chiến khu Đ thì lại xuất hiện một món ngon độc đáo, từ lâu đời đã đi vào ”bộ nhớ” của dân gian bằng câu ca dao khá phổ biến: "Cá bay ăn với đậu rồng. Dù có xa mấy sông, mấy rạch lội, mấy đồng em cũng theo”. Món cá bay đậu rồng dân dã có chi mà hấp dẫn đến vậy?
CÁ BAY LÀ CÁ GÌ?

Vùng đất Bình Hòa - Tân Bình nằm phía bờ Nam sông Đồng Nai, có con rạch lớn ăm ắp phù sa cung cấp nước quanh năm là một trong những nơi định cư sớm nhất của người Việt trong quá trình mở cõi phương Nam. Từ hàng trăm năm trước, rạch Tân Triều liên thông với sông Đồng Nai đã hình thành ở khu vực ngã tư một thương cảng khá tấp nập có tên là Bến Cá. Thương cảng này là chợ đầu mối, trong đó mặt hàng chủ lực là các loại cá đồng, tôm càng xanh... Cũng từ đầu mối giao thương này giới tiểu thương, khách thương hồ... có dịp thưởng thức một món ngon không nơi nào khác có, đó là món cá bay um cuốn bánh tráng rau sống, chấm nước mắm tỏi ớt với đủ mùi vị cay chua mặn ngọt, đặc biệt là cái vị nhẫn nhẫn đăng đắng của con cá, thưởng thức một lần rồi khó quên. Từ đó, món cá bay Tân Triều lại càng được nhiều nơi biết đến.

Cá bay Tân Triều.

Sóc đất vùng Soclu

Gần đây ở vùng Gia Kiệm-Sóc Lu (huyện Thống Nhất) xuất hiện một món ăn hấp dẫn. Đó là sóc đất nướng, thịt sóc dai và giòn hơn thịt chuột đồng, việc phân biệt cũng khá dễ nhờ phần đầu con sóc lớn hơn chuột .


8 thg 5, 2016

Một làng có 3 cụ cây gần 300 năm tuổi

Cả ba cây cổ thụ có tuổi đời gần ba thế kỷ rất xanh tốt và đều ở thôn Điềm Tịnh, xã Ninh Phụng, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa).

Theo hồ sơ khảo sát của Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa (lưu giữ tại chùa Thiên Bửu) và qua những tài liệu lịch sử đã thu thập được cho thấy ngôi chùa Thiên Bửu, tọa lạc tại thôn Điềm Tịnh hiện có diện tích khoảng 4.000 m2, do cố Hòa thượng Tế Hiển, pháp danh Bửu Dương là người phát tâm xây dựng chùa vào những năm trước 1763 và được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2013. 

Bảo tháp và gốc cây gạo.

Vị tướng của Chúa Nguyễn được trâu cứu mạng

Từ đường họ Nguyễn Cửu ở xã Vân Dương, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế. Ảnh: Gia tộc Nguyễn Cửu. 

Trong cuộc chiến Trịnh Nguyễn phân tranh, tướng Nguyễn Cửu Kiều vì được trâu cứu khỏi sự truy đuổi của quân Trịnh mà sau này đã quyết định không bao giờ ăn thịt trâu để tri ơn loài vật đã cứu mạng. 

Theo sách “Đại Nam liệt truyện tiền biên” thì Nguyễn Cửu Kiều người huyện Tống Sơn (nay là Hà Trung, sử nhà Nguyễn gọi là “quý huyện”, do đây cũng là quê hương của các chúa Nguyễn), tỉnh Thanh Hóa. Cha của ông tên là Quảng, làm quan nhà Lê đến chức Điện tiền Đô kiểm điểm Quận công. Dòng dõi Nguyễn Cửu Kiều vốn được ban họ chúa (quốc tính) là Nguyễn Phúc, đến năm Minh Mạng thứ nhất (1820), để tưởng thưởng công trạng của công thần, vua ban “cho con cháu công thần quốc sơ là Nguyễn Phúc Kiều làm họ Nguyễn Cửu” (gọi là Công tính). 

Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là không gian sống động ghi dấu về chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu năm xưa.

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ khánh thành ngày 5/5/2014, là công trình trọng điểm chào mừng kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2014). Nhà Bảo tàng được thiết kế dạng hình nón cụt, phần trang trí xung quanh công trình được tạo hình quả trám tượng trưng như tấm lưới ngụy trang của chiếc mũ bộ đội cụ Hồ.

Ngon ngọt cháo hàu xứ Quảng Bình

Từ con hàu người ta có thể nấu thành nhiều món ngon khác nhau như nấu cháo gạo, xào với hành kẹp bánh tráng, nấu canh chua, canh rau hoặc nướng tùy theo sở thích của mỗi người. Đặc biệt, cháo hàu là món được nhiều người dân địa phương và khách thập phương yêu thích nhất. 

Cháo hàu. 

Có dịp đến Quảng Bình, ghé qua thị trấn Quán Hàu cách trung tâm Thành phố Đồng Hới chừng 7km về phía Nam dọc theo Quốc lộ 1A, ai cũng có thể thưởng thức các món hàu thơm béo, ngọt mát và bổ dưỡng. Hàu ở đây được lấy từ sông Nhật Lệ chảy qua địa bàn.

Trù phú thủy sản vùng nước lợ Đồng Nai

Đêm ngày, ghe thuyền dạo khắp các con sông nước lợ Thị Vải, Lòng Tàu, Đồng Tranh đánh bắt cá đối, cá nâu, tôm, cua, bạch tuộc, chem chép…

Tuy vùng đất Đồng Nai không có biển nhưng trời ban cho xứ này một vùng nước lợ Long Thành, Nhơn Trạch mênh mông, trải dài trên bốn xã: Long Phước, Phước Thái (huyện Long Thành) và Phước An, Long Thọ (huyện Nhơn Trạch) với tổng diện tích tự nhiên gần 18.000 hécta.

Thủy sản sông nước lợ nức tiếng thơm ngon bởi vừa có vị ngọt ngào của nước ngọt, vừa mặn mòi vị biển.

Chế biến đơn giản mà ngon tuyệt

Chắc ít có sự sung sướng nào hơn nếu một buổi chiều lang thang miệt nước lợ, bạn được một chủ đìa tôm nào đó mời… lai rai. Một con cá nâu to, vài con cá đối nước lợ, vài con cua, mấy con tôm, một bếp than hồng và một cút rượu gạo là đã đủ một bữa nhâm nhi đầy thi vị. Cá nâu là đặc sản nổi tiếng đất Long Thành, Nhơn Trạch, “làm mưa làm gió” trên khắp các hàng quán đất Đồng Nai.

Cá nâu

Cá sấu Rừng Sác

Theo một tài liệu khoa học được trích dẫn và sử dụng trong quyển “Chiến khu rừng Sát” của Lương Văn Nho, do NXB Đồng Nai ấn hành năm 1983 thì hai thế mạnh của rừng Sác là đước và cá tôm. Và trong hàng trăm giống cá tôm ở rừng Sác thống kê được, có 15 loài đông đúc nhất. Khá bất ngờ là trong số đó có... cá sấu. Phần đất và người trong “Long Thành - những chặng đường lịch sử” còn cho rằng: Với diện tích 150 km², rừng Sác Long Thành (bao gồm cả Nhơn Trạch hiện nay) có nhiều thú vật, tôm cá, đặc biệt là loài cá sấu. Ở các ngọn sông Ông Kèo, sông Thị Vải, sông Đồng Môn, Đồng Tranh, rạch Vũng Gấm, rạch Chà Là, rạch Vọp, rạch Muỗi đều có cá sấu. 

Cá sấu rừng Sác


7 thg 5, 2016

Cua Heo và đèo Mẹ Bồng Con ở Long Khánh

Có 2 địa danh mà có lẽ hầu hết người dân Long Khánh đều biết, mặc dù không hề là địa danh hành chánh chính thức, đó là Cua Heo và Đèo Mẹ Bồng Con.

Đèo Mẹ Bồng Con. Ảnh: Phạm Tường Nhân, 2011

Cua Heo là khúc cua trên quốc lộ 1 quẹo vô thị xã Long Khánh. Cua là khúc cua thì hiểu rồi, vậy còn Heo là gì?

Bán đảo Sơn Trà đẹp ngất ngây mùa cây thay lá

Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà (Đà Nẵng) vẫn còn vẹn nguyên những cánh rừng nguyên sinh, là bức bình phong khổng lồ cho thành phố nằm bên bờ biển Đông.

Cao gần 700m, bán đảo Sơn Trà hội tụ đầy đủ những yếu tố của vùng rừng ven biển nhiệt đới với khí hậu thay đổi theo thời gian trong ngày và theo mỗi mùa trong năm. Sơn Trà một ngày có bốn mùa: sáng- xuân; trưa- hạ; chiều- thu và tối- đông.