2 thg 3, 2016

Tháng 3 nhớ mùa ốc lễ

Món ốc này chỉ có ở miền Trung. Sau Tết âm lịch, bắt đầu “nở rộ” những gánh hàng rong, điểm bán ốc lễ ở phiên chợ quê.
Đây là món ăn vặt khoái khẩu của nhiều bà nội trợ và cả bọn "trẻ trâu" quê tôi. Bởi những con ốc nhỏ xíu, chưa bằng đầu ngón tay, chỉ những khi vào mùa thì mới có ốc to hơn một tí. Nên với ốc lễ nhỏ thì ăn rất mất công, thịt ốc bé tẹo, chỉ có vị béo và ngọt, thơm thì vẫn như thế. 

Ở quê tôi một lon ốc lễ chỉ khoảng 5 đến 10 ngàn đồng tùy loại lớn, nhỏ 

Trứng mực ăn kèm rau răm, đồ chua ở Phan Thiết

Phan Thiết là vùng đất lý tưởng của những tín đồ mê khám phá ẩm thực. Nhiều người đùa rằng, tới Phan Thiết chỉ sợ bạn không đủ bụng để ăn chứ không lo không có món ngon để thưởng thức. Từ bánh xèo, bánh căn, mì Quảng cho đến ốc ruốc, gỏi cá mai, lẩu thả... đều có mùi vị đặc trưng đến khó quên. Tuy nhiên, Phan Thiết còn có một món ít người biết, mà chắc rằng bạn nên thử qua khi đến đây, đó chính là trứng mực hấp.

Trứng mực hình thoi, màu trắng đục, ban đầu nhìn có thể lạ lẫm, tuy nhiên khi hấp lên nóng hổi, đem ra còn chút khói bốc lên sẽ khiến dạ dày bạn cồn cào vì thèm. Món này ăn rất đơn giản, chỉ cần chén muối tiêu chanh bên cạnh, cho thêm vài lát ớt cay, một đĩa rau răm ăn kèm cho thơm và một đĩa đồ chua là đủ. 

Món trứng mực ăn kèm với đồ chua, rau răm sẽ rất ngon cho những buổi nhâm nhi với bạn bè, người thân. Ảnh: phanthietmuine 

1 thg 3, 2016

Tiếng chim không ở trong bụi mận gai

Đêm, tôi và Bùm cùng vợ chồng cô cháu gái dạo quanh thị xã Gò Công. Như nhiều nơi ở miền Tây mà tôi đã đi qua, ở đây thị xã cũng đi ngủ sớm. Mới hơn 9 giờ tối mà đường phố đã vắng vẻ rồi.

Đường xá ở trung tâm thị xã Gò Công rất rộng rãi, thông thoáng, nhất là về đêm vắng xe cộ, không có tiếng ồn ào, không khói bụi. Dòng sông Gò Công uốn lượn, đây là cầu Gò Công, kia là công viên Văn hóa, kia là tượng đài Trương Định...

Tượng đài Trương Định ở thị xã Gò Công. Ảnh: Thanh Sơn HP trên Panoramio.com

Bình yên thôn bản Lán Xì ngày xuân

Có dịp đến bản Lán Xì (xã Phố Cáo, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) trong những ngày mùa xuân ngọt lành, bạn sẽ được tận hưởng không khí yên bình, êm trôi của những bản làng nằm lặng lẽ sau lưng núi. 

Mùa xuân là yên bình, là đâm chồi khoe lá, là nảy lộc đơm hoa. Mùa cải vào vụ, người dân bản Lán Xì lại hăng say lao động cày bừa cho vụ xuân. Những nương ruộng cải mèo hoa nở vàng tươi lối đi như nô nức đón xuân sang 

Bè cu nướng muối ớt

Cá bè cu còn có tên là cá chuối, đặc sản nổi tiếng của Đà Nẵng và một số tỉnh ven biển miền Trung nên mới có câu cửa miệng “ngon như cá bè cu”. 

Cá bè cu nướng, nhai luôn cả xương - Ảnh: Hoài Vũ 

Hiện nay, loài cá này đã có mặt tại nhiều nhà hàng quán ăn miền Tây và các địa phương khác.

Bè cu là loại cá da trơn, sống ở môi trường nước mặn, hình dáng giống như cá ngừ nhưng mình hơi dẹp và dài. Thịt cá bè cu rất hiền, hơi dai, khi nấu chín có mùi vị thơm ngon, không tanh...

Cột mốc biên giới cao nhất Việt Nam

Đặt tại cao độ gần 3.000 m, trên vùng yên ngựa của đỉnh núi Phàn Liên San (Lai Châu), cột mốc số 79 được coi là cột mốc biên giới cao nhất Việt Nam.

Biên giới Việt - Trung trải dài qua nhiều tỉnh thành phía Bắc với địa hình phức tạp và những dãy núi cao như tường thành. Có thể nói huyện Phong Thổ, Lai Châu như vùng hiểm trở nhất của Tây Bắc vì các dãy núi cao như tường thành án ngữ, trấn ải nơi biên cương Tổ quốc. Để tới đây bạn phải liên hệ giấy phép tại Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Lai Châu và trình báo với đồn biên phòng cơ sở. 

Độc đáo chùa Quan Âm có lịch sử gần 300 năm

Giữa lòng TP.HCM phồn hoa náo nhiệt, ngôi chùa Quan Âm còn được gọi là Hội Quán Ôn Lăng tọa lạc tại đường Lão Tử, quận 5, (TP.HCM) như một nốt trầm lắng đọng nối liền nhịp sống sôi động với miền tâm linh yên ả của con người. Tính đến nay ngôi chùa này đã gần 300 năm tuổi.

Kiến trúc độc đáo của người Hoa

Chùa Quan Âm là một trong những ngôi chùa lâu đời do người Hoa xây dựng gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của mảnh đất Sài Gòn - Gia Định. Cuối thế kỷ 17, một số thương nhân người Hoa nhóm ngôn ngữ Phước Kiến di cư sang Việt Nam và định cư tại khu Sài Gòn Chợ Lớn. 

Hội Quán Ôn Lăng tọa lạc tại đường Lão Tử, quận 5, TP.HCM. Ảnh: NGUYỄN TRÀ

"Thịt gà" leo cây

Ngon như thịt gà nhưng cái món mang tên thịt gà leo cây lại có nguyên liệu là... xơ mít. Chúng được nén chặt lại, 10 ngày sau mẹ mở ra, lấy dao cắt thành từng miếng mỏng, chiên lên rồi xé nhỏ trông thật giống thịt gà xé.

Từ nhỏ đến lớn, món thịt gà leo cây đã theo tôi trong những bữa cơm gia đình. Những hôm trời mưa không thể đi chợ, mẹ lại cắt thịt gà leo cây ra, chiên vàng sém, xé nhỏ chấm nước mắm thật nhiều ớt cay. Cả nhà vừa ăn vừa chảy cả nước mũi, vừa xuýt xoa: “thịt gà leo cây sao mà ngon thế”. Quả thật hương vị đậm đà của nó đã ăn một lần thì không thể quên được. Vừa có vị mặn và vị chua vừa phải, vừa thơm mùi của tỏi, lá chanh, lại vừa cay nồng thật thích hợp cho mùa se se lạnh. Đứa nào đứa nấy cũng ăn ba, bốn bát cơm rồi tu một cốc nước. Thật không gì ngon bằng. 

Xơ mít muối (nguồn internet) 

28 thg 2, 2016

Độc đáo mô hình mỹ nghệ từ gỗ tái chế

Làng nghề gỗ mỹ nghệ xã Bình Minh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai gần 40 năm qua là nơi nổi tiếng tái chế những mảnh gỗ vụn để tạo nên những mô hình gỗ mỹ nghệ độc đáo, mặt hàng xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới những năm gần đây.

Xuất hiện từ hơn nửa thế kỷ qua, nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống ở xã Bình Minh bắt nguồn từ các làng nghề mộc truyền thống của miền Bắc do người dân di cư mang theo. Đó là những làng nghề nổi tiếng như Đồng Kỵ (Bắc Ninh), La Xuyên (Nam Định)... Tuy vậy, tái chế những mảnh gỗ vụn phế thải trở thành đồ mỹ nghệ tinh xảo chỉ bắt đầu từ đầu thập niên 80.

Mọi chuyện khởi đầu khi một người thợ mộc tên là Kỳ Vân ở ấp Trà Cổ, xã Bình Minh có cây mít bị chết trong vườn nhà. Vứt đi thấy lãng phí nên ông Vân đã tìm cách dùng gỗ mít để tạo hình một con thuyền có các họa tiết tinh xảo. Con thuyền này được ông Vân mang lên Tp. Hồ Chí Minh bán và được một du khách người Nga rất thích mua đem về nước làm kỷ niệm. Đây được coi là sự khởi đầu cho việc hình thành nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ là các mô hình cho khách du lịch đến Việt Nam ở xã Bình Minh.

Đi xem lễ hội vật cầu làng Thúy Lĩnh

Ngày mùng 4, 5 và 6 tháng Giêng hằng năm, làng Thúy Lĩnh (phường Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội) tổ chức hội vật cầu cổ truyền tại sân đình.

Hội vật cầu Thúy Lĩnh nhằm tưởng nhớ công ơn của Linh Lang Đại Vương, tương truyền là hiện thân của Thái tử Hoằng Chân, con trai thứ tư của vua Lý Thánh Tông.

Hội vật năm 2016 có sự tham dự của 12 đội, mỗi đội có từ 6-8 cầu thủ, được chia làm 3 bảng. Mỗi bảng đấu có 4 đội thi đấu để chọn ra 8 đội có thành tích tốt nhất vào thi đấu bán kết và chung kết. Phần thưởng cho đội vô địch là 6 triệu đồng. 

Sân thi đấu hình vuông có một hố ở chính giữa để đặt quả cầu và 4 hố ở bốn góc sân, tương ứng với “khung thành” của 4 đội. Mỗi đội có 2 cầu thủ, mặc quần trắng, mình trần thắt đai theo màu cờ cắm ở góc sân (4 cờ cắm ở góc sân là đỏ, xanh, vàng, tím)