16 thg 2, 2016

Tôm chì Nhơn Trạch ngâm mắm độc nhất vô nhị

Tôm chì ngâm chua Long Thọ (Nhơn Trạch, Đồng Nai) làm được nhiều món ngon: gỏi xoài, gỏi đu đủ, ăn với rau rừng bắp bò luộc hoặc đơn giản hơn là trộn với bún, dưa leo, rau sống ăn tuyệt ngon. 


Ngày lễ tết, nhiều người chọn món quà biếu nho nhỏ là hũ tôm chì ngâm chua đến gia đình, bạn bè như một món quà độc đáo của vùng quê Nhơn Trạch. 

Dân Long Thọ (Nhơn Trạch) vẫn gọi con tôm thiên nhiên thân hơi thuôn dài, không quá lớn nhưng thịt chắc ngọt hiếm có là "tôm chì". Tôm chì đặc biệt chỉ có từ tháng 7 đến hết tháng 12 âm lịch. 

Nhộn nhịp làng bánh khô mè ngày Tết

Làng bánh khô mè Cẩm Lệ, Đà Nẵng vô cùng nổi tiếng, quanh năm đỏ lửa phục vụ khách hàng. Vào dịp cận Tết, không khí lò bánh của làng càng tất bật hơn rất nhiều.


1. Bánh khô mè vốn không thể thiếu trong những ngày Tết Nguyên đán của người Quảng Nam - Đà Nẵng. Dù ở xa quê hay sinh sống trên mảnh đất quê hương mình, cứ đến dịp Tết, trên mâm cỗ cúng ông bà, không thể nào thiếu đi món bánh khô mè thơm thảo, bình dị này. 

Bánh khô mè được làm từ gạo, được phủ lớp đường và sau đó là lớp mè vàng thơm béo ngậy... Chỉ đơn giản vậy thôi, nhưng chiếc bánh khô mè có sức lôi cuốn kì lạ. 

15 thg 2, 2016

Đặc sản chả ram tôm đất ngày Tết Bình Định

Một trong những món ăn được ưa chuộng nhất mùa Tết này ở xứ “đất Võ trời Văn” Bình Định là chả ram tôm đất. Tết, khi hầu hết các món ăn đã trở nên dễ ngán thì cuốn chả ram nhỏ xinh bằng ngón tay, giòn rụm, thơm thơm lại khiến nhiều người thích thú.

Chả ram tôm đất không biết tự bao giờ đã trở thành một trong những món đặc sản có tiếng của vùng đất Bình Định. Lại thêm một món ăn dung dị mà hấp dẫn được đứng chân trong bản đồ ẩm thực địa phương. 

Tết, khi hầu hết các món ăn đã trở nên dễ ngán thì cuốn chả ram nhỏ xinh bằng ngón tay, giòn rụm, thơm thơm lại khiến nhiều người thích thú. 

Đảo chính Ngô Đình Diệm bắt đầu từ khách sạn Caravelle?

Trong một quảng cáo cho khách sạn Caravelle ở Mỹ, người ta ghi rõ rằng “không có câu lạc bộ báo chí ở khách sạn Caravelle”. Nhưng thực tế khách sạn này là một trung tâm báo chí nước ngoài tới Sài Gòn đưa tin về chiến tranh Việt Nam từ 1965-1975. 

Caravelle từng là một trung tâm báo chí nước ngoài tới Sài Gòn đưa tin về chiến tranh Việt Nam từ 1965-1975 

Trước năm 1965, năm quân Mỹ đổ bộ vào Việt Nam, Caravelle vẫn là nơi các nhà báo, các thông tin viên quốc tế đến Sài Gòn làm việc cư trú dù giá phòng mắc hơn khách sạn Continental nằm đối diện.

Tuyên cáo của Nhóm Caravelle làm chấn động chánh trường

Sau khi hoạt động, khách sạn Caravelle là nơi ra vào thường trực của giới thượng lưu Sài Gòn. Thời điểm nầy, có khá nhiều nhân vật đương thời bất mãn với Tổng thống Ngô Đình Diệm. 

Khách sạn Caravelle đã thành nơi chỉ trích chế độ Ngô Đình Diệm 

Là người được Mỹ ủng hộ nhưng ông Diệm phớt lờ các lời khuyên của các cố vấn Mỹ và những người thuộc phe ôn hòa.

Ông ta cai quản một cách khắt khe về mặt xã hội như cấm nhảy đầm, cấm mang vật liệu “độn vú”, thẳng tay đàn áp Phật giáo, đẩy mạnh kiểm duyệt báo chí và bắt tất cả những người đối lập...

Công phu xây "kỳ quan" khách sạn và cái tên Caravelle

Sự thành công của khách sạn Caravelle thu hút sự chú ý của những đại gia trong ngành khách sạn hàng đầu trên thế giới. 

Khách sạn Caravell trước năm 1975 - Ảnh: Tư liệu 

Kiến trúc sư Nguyễn Văn Hòa, quê ở Cần Thơ, từng tốt nghiệp Trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương, tu nghiệp tại Hoa Kỳ đã được mời thiết kế tòa khách sạn nầy.

Kỹ thuật hiện đại nhứt

Ông Hòa cũng là người thiết kế nhà nghỉ của vua Bảo Đại ở Ban Mê Thuột. Vào đầu thập niên 1950, ông Hòa đã cùng hai người bạn thành lập một công ty xây dựng và đã xây dựng nhiều biệt thự, viện bào chế dược phẩm... ở Sài Gòn.

Khám phá "kỳ quan" khách sạn Caravelle

Là người Sài Gòn hẳn ít ra đã một lần chúng ta nghe nhắc đến khách sạn Caravelle, bởi đó là một cái tên được nhắc khá nhiều lần trong suốt 15 năm từ 1960 đến 1975 trên nhiều phương tiện thông tin. 

Khách Caravell Sài Gòn nhìn từ phía công viên Lam Sơn từ những ngày đầu... - Ảnh tư liệu 

Công viên khỉ giữa lòng đô thị

Người dân đến xem khỉ ở Tòa thánh - Ảnh: Dương Phan 

Những ngày đầu năm Bính Thân, hàng ngàn lượt người dân địa phương lẫn khách thập phương tìm đến Tòa thánh Cao Đài ngoài cúng bái, tham quan Tòa Thánh còn để ngắm khỉ mừng tuổi.

Khu rừng rộng khoảng vài ha, được chia đôi trong Nội ô Tòa thánh về 2 hướng: trung tâm huyện Hòa Thành đầy sôi động và trục đường CMT8 hướng về TP.Tây Ninh, núi Bà Đen… 

13 thg 2, 2016

Mứt quen, trà nóng - Tết lạnh Đà Lạt nên thơ

Giáp Tết, Đà Lạt trở lạnh nhiều hơn, gió từng chặp tùa về se se. 

Những con người suốt cả năm sống chậm nay bỗng nhiên vội vã. Có lẽ, nhanh hơn chút sẽ khiến người ta bớt lạnh đi, sẽ không khiến người ta phải co ro vào phút giao mùa. 

Thế nên, chợ Tết tấp nập, ồn ào tiếng cười nói, thêm chút háo hức đón xuân của những con người bắt đầu thích sống vội cho ngày cuối năm khiến Đà Lạt là lạ mà vẫn rất nên thơ. 

Người Đà Lạt, nếu đã chọn artiso cho mình thì sẽ chọn loại trà được hãm từ hoa artiso phơi khô, xắt mỏng – phần ngọt nhất của cả cây artiso. 

Đại ngàn qua 10 thế kỷ

Rễ cây nghiến vươn xa hàng chục mét - Ảnh: Nam Anh 

Rừng nghiến Cốc Ly trải dài trên diện tích hơn 400 ha thuộc 7 thôn của xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai). Với số lượng 898 cây nghiến và trai trên dưới 1.000 năm tuổi, khu rừng được xếp vào hàng 'độc nhất vô nhị' tại Việt Nam. 

Ông Hồ Văn Xanh (73 tuổi), một người dân xã Cốc Ly, kể rằng từ lúc cha sinh mẹ đẻ, ông đã thấy rừng nghiến. Nhiều cổ thụ mà ông nhìn thấy hồi nhỏ giờ vẫn sừng sững. “Dân chúng tôi đã qua mấy đời người rồi mà bóng cổ thụ vẫn còn đó, xanh tươi như biểu tượng trường tồn của vùng đất cao nguyên ngàn năm gió núi”, ông Xanh tự hào.